Theo báo cáo của Ủy ban Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, khả năng dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ (KHCN) của Hoa Kỳ đã giảm do một số nước châu Á đã vượt lên về khả năng sản xuất gần như tất cả các công nghệ năng lượng sạch và dự kiến sẽ dành khoản đầu tư gấp 3 lần so với Hoa Kỳ trong vòng 5 năm tới.
|
Số lượng sinh viên KHKT chỉ chiếm 1/3 tổng số sinh viên của Hoa Kỳ, trong khi đó, Nhật Bản là 63%,
Trung Quốc là 53%.
|
Bản báo cáo với tựa đề, “Những khuynh hướng KHKT 2010” được Ủy ban Khoa học quốc gia Hoa Kỳ xuất bản 2 năm một lần nhằm đưa ra những khuyến nghị đối với Tổng thống và Quốc hội về chính sách KHCN.
Báo cáo cho biết, có một thực tế là châu Á đang làm tốt hơn Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ sạch toàn cầu. Những quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt Hoa Kỳ về khả năng sản xuất gần như tất cả các công nghệ năng lượng sạch và chính phủ các nước này dự kiến sẽ dành khoản đầu tư cao gấp 3 lần so với Hoa Kỳ trong vòng 5 năm tới.
Chính phủ các nước châu Á đã và đang thực thi một loạt những chính sách để tăng cường năng lực KHCN nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh của nền kinhh tế, trong khi đó Hoa Kỳ tuy vẫn giữ được ưu thế nhưng đã có sự suy giảm đáng kể ở nhiều lĩnh vực KHCN.
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nổi bật do tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, nghiên cứu và phát triển hạ tầng. Chính điều này đã thu hút các nhà khoa học trên thế giới.
Cũng theo Báo cáo này, tỷ lệ đầu tư/GDP của Hoa Kỳ được duy trì ổn định ở mức 2,7%kể từ giữa thập kỷ 1980, trong khi đó, các quốc gia châu Á tăng nhanh chóng tỷ lệ đầu tư cho KHCN. Nhật Bản và Hàn Quốc dành khoảng 3,5%, Trung Quốc tăng tỷ lệ đầu tư cho lĩnh vực này từ 0,6% năm 1996 lên 1,5% năm 2007, tăng trên 20% hàng năm.
Tổng đầu tư của khu vực châu Á cho nghiên cứu phát triển KHCN tăng từ 24% lên 31% trong giai đoạn 1996-2007, trái lại khu vực Bắc Mỹ giảm từ 40% xuống còn 35%.
Về số lượng nhà nghiên cứu, Hoa Kỳ và EU có mức tăng trưởng 3% trong giai đoạn 1995-2006, trong khi đó khu vực châu Á, trừ Nhật Bản, đạt mức tăng từ 7-11%.
Riêng ở Trung Quốc, số lượng các nhà nghiên cứu tăng gần 9% hàng năm. Trong giai đoạn 1995-2006, số lượng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc tăng gần gấp 3 lần từ khoảng gần nửa triệu lên hơn 1,4 triệu. Như vậy số lượng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc chiếm từ 13%-25% tổng số các nhà nghiên cứu của thế giới. Hoa Kỳ cũng có khoảng 1,4 triệu nhà nghiên cứu.
Về giáo dục sau đại học trong lĩnh vựckhoa học và kỹ thuật (KHKT), báo cáo cho biết, do nhận ra đây là một thành phần quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của nền kinh tế Hoa Kỳ, chính phủ các nước châu Á đang có những giải pháp nâng cao năng lực đào tạo của hệ thống đào tạo sau đại học.
Chính phủ các nước trên thế giới cũng ngày càng nhận thức rõ và hướng tới nền kinh tế tri thức bởi đây là yếu tố then chốt đối với tiến bộ kinh tế của một quốc gia, đòi hỏi chính phủ cần đầu tư để tạo ra được lực lượng lao động được đào tạo tốt.
Giáo dục đại học của Hoa Kỳ vẫn giữ được những thế mạnh quan trọng, đặc biệt những trường đại học về nghiên cứu của Hoa Kỳ chiếm tới 56% các hoạt động nghiên cứu của nước này và đào tạo phần lớn các nhà khoa học và kỹ sư nhưng hiện số lượng đang giảm dần.
Số lượng sinh viên KHKT chỉ chiếm 1/3 tổng số sinh viên của Hoa Kỳ, cònở Nhật Bản, Trung Quốc, và Singapore lần lượt là 63%, 53%, và 51%. Chỉ có 5% số sinh viên của Hoa Kỳ theo học ngành kỹ thuật, trong khi ở châu Á là 20% và riêng Trung Quốc là 33%.
Sau một thời kỳ tăng trưởng kéo dài, Trung Quốc giờ đây đã có thểngang bằng hoặc vượt về số lượng những người có bằng tiến sĩ về KHKT so với Hoa Kỳ.
Một số lượng lớn những người tốt nghiệp lĩnh vực KHKT tại Hoa Kỳ là những sinh viên ngoại quốc. Các sinh viên nước ngoài chiếm 24% số lượng thạc sĩ, 33% số lượng tiến sĩ, và 4% số lượng cử nhân tốt nghiệp trong lĩnh vực KHKT ở Hoa Kỳ năm 2007...
Báo cáo cũng đưa ra lời cảnh báo đối với Hoa Kỳ và đề xuất Chính phủ nước này cần có những chính sách công mạnh mẽ hơn để làm đòn bẩy thúc đẩy năng lực đổi mới, trong đó phải dành từ 15-30 tỷ USD mỗi năm cho nghiên cứu phát triển công nghệ sạch, đầu tư vào hạ tầng năng lượng và các chính sách khuyến khích đổi mới khác...
Bản báo cáo kết luận, có một khuynh hướng đang ngày càng rõ nét là các quốc gia châu Á đang vươn lên trở thành đầu tàu về KHCN./.
Hải Minh
Cổng thông tin điện tử Chính phủ