Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm nay đưa ra dự báo mới về tình hình phát triển kinh tế trong khu vực và cho rằng, còn rất sớm để chính phủ các nước trong khu vực dừng các chính sách kích thích kinh tế.
|
ADB gợi ý chính phủ các nước châu Á cần mở rộng thương mại trong khu vực và giảm bớt nguy cơ sốc kinh tế
từ bên trong
|
Theo ADB, Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 3,9% năm 2009 (cao hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 3 là 3,4%) và 6,4% năm 2010.
Tại khu vực Đông Á, ADB dự đoán nền kinh tế Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Triều Tiên và Mông Cổ có thể chạm mức từ 3,6% tới 4,45%. Khu vực Bắc Á được dự báo sẽ tăng trưởng GDP tới 5,6%, cao hơn con số 4,8% được đưa ra hồi tháng 3.
Trái lại, ADB hạ thấp mức dự báo tăng trưởng tại Đông Nam Á từ 0,7% trong tháng 3 xuống còn 0,1%. Như vậy, những tín hiệu phục hồi kinh tế tại 2 nền kinh tế Indonesia và Việt Nam không thể bù đắp được tình hình kinh tế ngày càngxấuđitại Malaysia, Thái Lan, Brunei và Campuchia.
Đặc biệt, ADB đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 từ 4,5% lên 4,7% và giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 6,5% cho năm 2010.
ADB cũng dự báo tỷ lệ lạm phát tại khu vực sẽ đạt 1,5% năm 2009 và tăng lên 3,4% năm 2010. Hồi tháng 3, ADB dự báo mức lạm phát là 2,4% cho cả hai năm 2009 và 2010.
Thắt chặt hợp tác trong khu vực
Theo ADB, khu vực châu Á đang phục hồi từ đáy cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ năm 1930, sau khi các nhà hoạch định chính sách giảm mức lãi suất xuống mức thấp nhất chưa từng có trong lịch sử và các chính phủ thông qua gói biện pháp kích cầu trị giá hơn 950 tỷ USD, giúp nền kinh tế toàn cầu tránh rơi vào vòng xoáy một cuộc đại suy thoái khác.
Dẫn lời nhận xét của chính quyền Tổng thống Obama và các quan chức cao cấp châu Âu trước thềm Hội nghị cấp cao G20, diễn ra trong tuần này tại Pittsburgh (Mỹ), ADB cho rằng, việc chấm dứt các biện pháp kích cầu tại thời điểm hiện tại là quá sớm và có nguy cơ phá hỏng sự phục hồi vốn "mong manh " tại khu vực.
Nhà kinh tế họcVishnu Varathan, thuộc Trung tâm dự báo Forecast Singapore Pte đánh giá, sự phát triển của châu Á bắt nguồn từ các chính sách đồng bộ trong khu vực, nhưng cũng không tách khỏi phần còn lại của thế giới.
ADB cho rằng sự trở lại của lạm phát và các biện pháp bảo hộ có thể đe dọa quá trình phục hồi về thương mại tại khu vực. Do đó, để duy trì đà tăng trưởng, các nước châu Á cần thúc đẩy cấu trúc kinh tế cân bằng hơn, đặt trọng tâm vào nhu cầu trong nước và thắt chặt quan hệ hợp tác với các đối tác khác trong khu vực./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ