Ngày 4/9, tại Gwangju, tỉnh Nam Jeolla của Hàn Quốc, các thứ trưởng tài chính và phó thống đốc ngân hàng trung ương nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã bắt đầu bàn thảo về các đề mục lớn trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G-20, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Seoul.
Ngày 5/9, Hội nghị quan chức cấp cao tài chính cấp cao Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) diễn ra ở Hàn Quốc đã kết thúc sau hai ngày làm việc.
Với sự tham gia của các thứ trưởng tài chính và phó thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20, hội nghị đã thảo luận các đề mục lớn trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 11 tới.
Các đại biểu cũng trao đổi ý kiến về cơ chế hợp tác của G20, tình hình kinh tế toàn cầu và sự lành mạnh của các thể chế tài chính.
Đây được xem là bước chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20, theo kế hoạch sẽ diễn ra tại thành phố Gyeongju, Hàn Quốc trong các ngày 22-23/10 và Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.
Các đại biểu nhất trí tổ chức thêm nhiều diễn đàn khác để giải quyết những tranh cãi liên quan đến một số vấn đề như điều chỉnh lại cơ chế đại diện trong Ban lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một trong những diễn đàn như vậy sẽ được tổ chức tại Washington, Mỹ trong tháng 10/2010.
Tại hội nghị tài chính cấp cao hai ngày này, các đại biểu và quan chức tài chính đã trao đổi ý kiến về hệ thống hợp tác của G-20, tình hình kinh tế toàn cầu và tính lành mạnh của các thể chế tài chính.
Các thỏa thuận và kết quả thảo luận của hội nghị này sẽ được bàn thảo tại hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G-20 diễn ra ở thành phố Gyeongju vào ngày 22/10 và Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tháng 11 tới.
Mới đây, ông Sakong Il, Chủ tịch Ủy ban chủ tịch Hội nghị cấp cao G-20 phát biểu khẳng định Hàn Quốc có vị trí thuận lợi để làm cầu nối giữa các quốc gia phát triển với các quốc gia đang phát triển và mới nổi.
Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô của G-20 là phát triển mạnh, bền vững, tăng trưởng cân đối, cần chú trọng hơn tới vai trò của của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Ông Sakong Il cũng nhấn mạnh nền kinh tế toàn cầu không thể phát triển bền vững khi sự chênh lệch phát triển tiếp tục gia tăng./.