Hai năm 2008-2009, công tác hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiếp tục tạo điều kiện đưa nền kinh tế nước ta phát triển và hội nhập vững chắc.
|
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm phát biểu khai mạc Hội nghị tổng kết công tác hợp tác kinh tế quốc tế năm 2008-2009
|
Tại Hội nghịtổng kết công tác hợp tác kinh tế quốc tế (HTKTQT) hai năm 2008-2009 do Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức tại Hà Nội ngày 23/12. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế, đánh giá,2 năm qua, công tác hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiếp tục tạo điều kiện đưa nền kinh tế nước ta phát triển và hội nhập vững chắc.
Qua Báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị này, có thể nhận thấy trong 2 năm qua, công tác HTKTQT của Việt Nam nổi lên những điểm sáng rất đáng phấn khởi.
Điểm nổi bật nhất trong công tác này làsựchỉ đạo điều hành kịp thời của Chính phủ. Ngày 5/2/2007, Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết 08/NQ-TƯ về định hướng hội nhập KTQT, sau đó 3 tuần, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP về Chươngtrình hànhđộng của Chínhphủ thực hiện Nghị quyết 08.
Với định hướng đó, hoạt động HTKTQT trong 2 năm qua đã có những kết quả thực chất, hiệu quả tại tất cả các tổ chức kinh tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần thu hẹpkhoảng cách phát triển trong nhiều lĩnh vực và nâng cao nội lực cho nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mạitự do song phương và đa phương với nhiều đối tác lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây không chỉ là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam mà trong số này, Nhật Bản và Hàn Quốclà những nước cung cấp OAD hàng đầu cho nước ta. Trong 2 năm qua, Việt Nam cũng đang đàm phán các hiệp định thương mại song phương với Chile và Saudi Arabia để tiếp tục mởra những cơ hội thương mại mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Việc ký kết hiệp định với các đối tác quan trọng đã phản ánh vị thếcủa nền kinh tế nước ta trong mối quan hệ với các đối tác nàyđồng thời khẳngđịnhmạnh mẽ hơn vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là điểm sáng thứhai của HTKTQT.
Thứ ba, công tác HTKTQT đã tác động rất tích cực tới xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng 28% so với năm 2007. Riêng năm 2009, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới, xuất khẩu của Việt Nam giảm 9% so với năm 2008, trong khi nhiều nước suy giảm đến 20-30%.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Công Thương VũHuy Hoàng, tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đều tăng 10% về khối lượng xuất khẩu.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, nếu giá cả thế giới của năm 2009 không giảm tới 40% so với năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ không thấp hơn năm 2008 (do giá cả thế giới giảm, Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu); ước tính năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 90% so với năm ngoái.
Một thành công nữa của công tác HNKTQT là tỷ lệ nhập siêu được kiểm soát theo chiều hướng tích cực, liên tiếp giảm so với tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXNK). Nhập siêu năm 2007 là 14 tỷ USD, 2008 là 18 tỷ, và 2009 dự kiến 12 tỷ, lần lượt tương đương với 30%, 28% và 21% tổng giá trị KNXNK. Những con số này thể hiện tính hiệu quả của những chính sách của Chính phủ trong việc kiểm soát nhập siêu.
Điểm sáng thứ năm của công tác HTKTQT là tiếp tục vận động các nước công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, trong đó có nhiều đối tác quan trọng như Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia… Đến nay đã có 26 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có 22 nước có văn bản chính thức, 4 nước còn lại đang hoàn tất thủ tục.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Huy Hoàng, đây là điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào các thị trường này mà không phải chịu những rào cản kỹ thuật.
Hội nghị tổng kết công tác HTKTQT (diễn ra trong 1 ngày) nhằm thảo luận những thành tựu đồng thời chỉ ra những khó khăn, những thiếu sót trong công tác này.
Để phát huy những thành quả trong thời gian qua, Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tếđang xây dựng dự thảo đề cương Đề án triển khai các nhiệm vụ theo Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ nhằm làm rõ những mục tiêu, kế hoạch cho công tác HTKTQT một cách có hệ thống trong thời gian tới và dự thảo Đề án Chương trình chiến lược thông tin tuyên truyền Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010-2012./.
Hải Minh
Cổng thông tin điện tử Chính phủ