Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 07/05/2010-13:46:00 PM
Hợp tác về bông giữa Việt Nam và Châu Phi
Cuộc Hội thảo về Bông và gặp gỡ giữa các nhà sản xuất và xuất khẩu bông châu Phi với các nhà nhập khẩu Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội.
Đây là hoạt động đầu tiên trong chương trình “Nghiên cứu, khảo sát thị trường bông và học tập ngành dệt Việt Nam” từ 5 – 12 tháng 5 của các nước châu Phi do Chương trình hỗ trợ phát triển thương mại Nam – Nam, Trung tâm thương mại quốc tế ITC phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức.
Đoàn đại biểu châu Phi gồm các thành viên hoạt động trong ngành sản xuất bông đến từ 7 nước Tây Phi là Bờ Biển Ngà, Cameroon, Mali, Benin, Togo, Senegal và Burkina Faso.
Theo đại diện ITC, Chương trình nhằm 4 mục tiêu chính: Giúp thiết lập mối quan hệ giữa các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu bông Việt Nam và châu Phi, giảm thiều các giao dịch mua hàng thông qua trung gian; xúc tiến bán bông trực tiếp đến các nhà nhập khẩu Việt Nam; tăng cường phát triển quan hệ thương mại Nam – Nam giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hai bên; tìm hiểu thực tế ngành sản xuất sợi và dệt may Việt Nam thông qua tham quan thực tế các cơ sở sản xuất.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết, trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Châu Phi nói chung, các nước Trung và Tây Phi nói riêng đã có bước phát triển khá. Trong năm 2009, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với châu Phi đạt trên 2 tỷ USD trong đó trao đổi thương mại với các nước khối UEMOA đạt hơn 428,9 triệu USD, với các nước khối CEMAC đạt khoảng 139,4 triệu USD.

Cácđại biểu tại hội thảo

Về mặt hàng bông, năm 2009, Việt Nam nhập khẩu 90,2 triệu USD từ các nước châu Phi trong đó 58% là nhập khẩu từ các nước Trung và Tây Phi. Thứ trưởng cho rằng cuộc gặp sẽ góp phần thiết lập mối quan hệ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu bông của các nước thành viên của Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi CEMAC và Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi UEMOA với các doanh nghiệp nhập khẩu bông Việt Nam.
Thứ trưởng cũng đề nghị hai bên nghiên cứu đầu tư các nhà máy kéo sợi Việt Nam tại các nước châu Phi và các bạn châu Phi có thể cung cấp bông nguyên liệu cho Việt Nam. Cùng với đó doanh nghiệp hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin với nhau, đặc biệt là về thị trường, hệ thống thanh toán, tập quán kinh doanh, nhu cầu và khả năng trong từng lĩnh vực cụ thể…
Trao đổi tại Hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến phương thức thu hoạch, sơ chế và bảo quản bông ở châu Phi, cách thức bảo đảm chất lượng bông, hạn chế tạp chất, vấn đề khó khăn trong việc phản hồi chất lượng bông đến người sản xuất do phải nhập khẩu qua trung gian, đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, thắc mắc về chất lượng bông nhập khẩu từ châu Phi. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu bông châu Phi xem xét hình thức thanh toán qua L/C, để tránh tâm lý lo ngại cho các nhà nhập khẩu Việt Nam trong quá trình giao dịch mua hàng.
Các doanh nghiệp châu Phi cho biết việc bắt đầu sử dụng máy móc trong quá trình sơ chế và phân loại bông, bông xuất khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng tốt nhất. Mùa vụ trồng bông ở Tây Phi bắt đầu từ tháng 6 hàng năm, thu hoạch vào khoảng tháng 10, 11, 12, sơ chế và có thể xuất khẩu vào khoảng tháng 1 năm sau, các nhà nhập khẩu Việt Nam cầm lưu ý về thời điểm này để chủ động trong giao dịch, tránh chậm chễ so với các nhà buôn trung gian. Hàng năm các nước Tây Phi xuất khẩu khoảng trên 1 triệu tấn bông, chiếm 13% lượng bông toàn thế giới, đứng thứ ba sau Mỹ và các nước Trung – Nam Á./.
T.Hà
VOV

    Tổng số lượt xem: 1263
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)