Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 09/11/2010-09:34:00 AM
Thể chế vững mạnh tạo môi trường kinh doanh tốt
Khẳng định cải cách thể chế là một xu thế tất yếu không riêng của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thể chế vững mạnh sẽ tạo môi trường kinh doanh tốt.

Các Đại biểu tại Hội thảo

Nhận định này được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội thảo “Cải thiện Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam - Định hướng cải cách từ Môi trường Kinh doanh 2011” do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức chiều 8/11, nhân dịp Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2011 vừa được công bố.
Theo Báo cáo này,Việt Nam xếp thứ 78 về môi trường kinh doanh - thứ hạng cao nhất trong nhiều năm gần đây, tăng 10 bậc so với năm 2010.
Trong số 9 tiêu chí để xếp hạng môi trường kinh doanh, Việt Nam được đánh giá đã có tiến bộ vượt bậc trong 3 tiêu chí là thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng.
Việc thực thi chính sách rất quan trọng
Một điểm sáng trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua là Đề án 30 với việc đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính.Theo tính toán, việc nàysẽ tiết kiệm gần 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúccũng cho rằng, trên thực tế, trong lĩnh vực kinh doanh, thủ tục đối vớidoanh nghiệp vẫn còn nhiều bức xúc. Đội ngũ cán bộ tiếp xúc với dân và doanh nghiệpnhiều nơi vẫn còn nhũng nhiễu, trong khi việc thực thi chính sáchlà rấtquan trọng, “quy định tốt là một chuyện nhưng việc thực thi không đàng hoàng thì cũng vô ích”.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, khẳng định môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, hiệntrong3 lĩnh vực cụ thể làcấp giấy phép kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn và gia nhập thị trường vẫn còn một số bất cập, cần được cải thiện hơn.
Theo Phó Chủ tịch IFC phụ trách lĩnh vực Tài chính và Phát triển Khu vực Tư nhân Janamitra Devan,Việt Nam là một trong 10 nền kinh tế có nhiều cải thiện nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanhtrong hai năm 2009, 2010.Trong 5 năm qua, Việt Nam là nước có nhiều cải cách thứ hai về quy định kinh doanh ở Đông Á-Thái Bình Dương sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam không nên quá lạc quan vì thứ hạng 78 không phải là cao, hơn nữa, đánh giá của WB chỉ xem xét 9 lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực đo lường khoảng 3 đến 4 chỉ tiêu nhỏ, trong tổng số hàng nghìn chỉ tiêu đo lường môi trường kinh doanh của một quốc gia.
Phó Chủ tịch IFC cho rằng, bên cạnhcác công ty, tập đoàn lớn, Việt Nam cũng cần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đây là nền tảng vững chắcđể duy trì sựphát triển.
Đặc biệt, hàng năm Việt Namcần khoảng 10 tỷ USD để duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng,và sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực nàylà rất quan trọng.
Khẩn trương sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc cải cách thể chế sẽ giúp tăng năng suất lao động, tạo việc làm, cải thiện tiêu chuẩn sống thông qua việc giảm gánh nặng hành chính và xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Theo Bộ trưởng, việc cải cách thể chế phải toàn diện, kiểm soát các quy định trong quá trình thực hiện theo các chỉ tiêu định lượng,nâng cao chất lượng tham vấn người dân và doanh nghiệp, quan tâm tới vấn đề tài chính, nguồn lực phục vụ cải cách thể chế.
Ngay từ năm 2008, Chính phủ đã ban hànhNghịđịnh số20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
Nhắc lại những thành công của Đề án 30, song Bộ trưởng cũng chỉ rõ,để thực thi đơn giản hóa 5.000 thủ tục hành chính, cần sửa đổi, bổ sung44 Luật, 12 Pháp lệnh, 183 Nghị định và nhiều quyết định, thông tư khác…
Chính phủđang phối hợp với các cơ quan chức năng, khẩn trương sửa đổi các văn bảnquy phạm pháp luật nói trênđể thực thi các phương án đơn giản hóa đã được thông qua.
Bộ trưởng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, để đảm bảo các nội dung đơn giản hóa được thực thi, mang lại lợi ích tối đa cho người dân và doanh nghiệp.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP vềkiểm soát thủ tục hành chínhđể duy trì và phát huy các thành quả của Đề án 30./.
Huy Thắng
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1133
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)