Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 26/08/2010-10:39:00 AM
Tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư tháng 8 và 8 tháng năm 2010: Tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực
(MPI Portal) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sáng ngày (26/08), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp giao ban tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư tháng 8 và 8 tháng năm 2010 với sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Trung ,Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng sự tham gia của các Bộ, ngành và các địa phương, các tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty.

Nội dung chính được các đại diện các Bộ, ngành và các địa phương, các tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty đã tập trung thảo luận tại buổi họp gồm: tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xuất nhập khầu tháng 8 và 8 tháng năm 2010; tình hình giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các nguồn vốn; các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút vốn ODA và FDI; tình hình phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2010, một số nội dung chính của báo cáo như sau:
Về sản xuất công nghiệp
Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăngcao hơn mức kế hoạch cả năm, ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2009 và cao hơn mức kế hoạch cả năm. Tính chung 8 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 504,2 nghìn tỷ đồng ,tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 8 tháng đầu năm 2010 đạt cao hơn kế hoạch đề ra, trong đó khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ cao. Tuy nhiên ngành công nghiệp vẫn còn một số khó khăn như giá cả nguyên liệu đầu vào và giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thiếu lao động phổ thông cho một số ngành như dệt may, da dày, đồ gỗ…, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay bị hạn chế,lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn ở mức cao.
Về tình hình sản xuất nông nghiệp
Thời tiết trong tháng thuận lợi cho gieo cấy lúa mùa, lúa đông xuân và gieo trồng các loại cây màu vụ Đông. Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác đã thu hoạch xong.
Về lâm nghiệp, tháng 8 năm 2010 diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 28 nghìn ha, tăng 4,5% so với năm cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 8 tháng đầu năm 2010, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 140 nghìn ha, tăng 4,1% so với năm ngoái.
Về thủy sản đạt sản lượng tương đối cao, tổng thủy sản tháng 8 ước đạt 454 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm ngoái. Tính chung 8 tháng đầu năm 2010 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3.347 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu là dịch bệnh ở gia cầm và gia súc như dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh làm tốc độ của chăn nuôi bị giảm sút. Tình hình cháy rừng và chặt phá rừng trái phép vẫn diễn ra. Từ đầu năm đến nay cả nước đã xuất hiện 3 cơn bão và mưa, lũ quét dẫn đến thiệt hại nặng nề.
Hoạt động của khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 8 ước đạt 131 nghìn tỷ đồng, tăng 0,66% so với tháng 7/2010.
Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách trong tháng 8 đã đạt kết quả khả quan. Sản lượng vận tải hàng hóa trong tháng ước 59,5 triệu tấn, tăng 17,2% so với năm ngoái.
Về hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ước đạt 6 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25,8 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 8 ước tính có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD là dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản, gạo, gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng, máy tính và linh kiện, đá quý và kim loại quý..Như vậy, so với cùng kỳ, số mặt hàng xuất khẩu có có kim ngạch trên 1 tỷ USD là sắt thép và sản phẩm từ thép, than đá, cao su. Trong 8 tháng đầu năm thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chủ yếu ở các thị trường Châu Á.
Nhập khẩu
Cũng như xuất khẩu, kim ngạch xuất khầu tháng 8 giảm. Kim ngạch nhập khẩu tháng 8 ước đạt 6,9 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 7 năm 2010.Tính chung kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 52,68 tỷ USD, tăng 24,4%. Thị trường nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm chủ yếu là ASEAN, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là thị trường Trung Quốc.
Mặc dù lượng nhập khẩu giảm nhưng giá nhập khẩu bình quân của hầu hết các mặt hàng đều tăng và là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng của của kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Ước nhập siêu tháng 8 là 900 triệu USD, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu 8 tháng đầu năm ước tính đạt 8,15 tỷ USD, bằng 18,3% kim ngạch xuất khẩu.
Về thu chi ngân sách nhà nước và giá cả
Tổng thu ngân sách nhà nước 15 ngày đầu tháng 8 ước đạt 17,2 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt gần 113,3 nghìn tỷ đồng, thu dầu thô 22 nghìn tỷ đồng, từ xuất nhập khẩu đạt gần 195,5 nghìn tỷ đồng. Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh, từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu thuế, thu phí xăng dầu… đều đạt kết quả khả quan.
Chi ngân sách nhà nước, tính chúng đến nửa đầu tháng 8, tổng chi ngân sách đạt hơn 353,4 nghìn tỷ đồng, bằng 60,7% dự toán năm. Chi ngân sách nhà nước trong kỳ đã đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ của ngân sách, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoạt động của bộ máy nhà nước, tập trung xử lý nhu cầu phát sinh góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội.
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8 tăng 0,23% so với tháng trước. Hầu hết giá cả các mặt hàng đều tăng như hàng hóa giáo dục, hàng may mặc, thuốc và dịch vụ tế. Riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm.
Về đầu tư phát triển
Thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ước đạt 3,7 nghìn tỷ, trong đó của trung ương ước đạt 3,7 nghìn tỷ đồng và các địa phương đạt 10,6 nghìn tỷ đồng. Nhìn chúng 8 tháng đầu năm 2010 các Bộ có khối lượng giải ngân cao như là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số địa phương có khối lượng giải ngân cao như làNinh Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Tính đến hết tháng 8 năm 2010 nguồn vốn tín dụng đầu tư và xuất khẩu đạt 33,1 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên nguồn vốn trong nước cho vay đầu tư thực hiện thấp. Nguồn vốn ODA cho vay đạt kết quả cao.
Thu hút vốn ODA, trong 8 tháng đầu năm nay, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 1.617,57 triệu USD.Giải ngân ODA 8 tháng đầu năm 2010 ước đạt khoảng 1.810 triệu USD.
Về phát triển doanh nghiệp
Số lượng đăng ký kinh doanh trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm tăng. Tính chúng 8 tháng đầu năm 2010 cả nước có khoảng 59 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh đạt 370 nghìn tỷ đồng, tăng 28% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Đánh giá chung
Với sự nỗ lực của các Bộ, ngành, các địa phươngnên tình hình kinh tế tháng 8 tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao hơn kế hoạch so với kế hoạch đề ra cả năm. Thu ngân sách đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước; đầu tư phát triển được đẩy mạnh, xuất khẩu có chuyển biến tích cực; nông nghiệp phát triển ổn định; dịch vụ tăng khá.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề khó khăn, tồn tại như giá cả có xu hướng tăng, lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn đang ở mức cao. Giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tăng cao. Nhập siêu vẫn cao. Đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh./.
Tùng Linh
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1029
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)