Báo cáo số 102/BC-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2010; những nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2010.
Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 của Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010; ngay từ đầu năm, các ngành, các địa phương đã nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện Chương trình trọng điểm, hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội… Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh 9 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng cao và đồng đều trên các mặt. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
1. Phát triển các lĩnh vực kinh tế
a) Lĩnh vực dịch vụ:
- Du lịch tăng trưởng khá, đã tích cực thực hiện các giải pháp thiết thực và hiệu quả, không ngừng nỗ lực đầu tư và tăng cường các hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, mở rộng, khai thác và phát huy hiệu quả các sản phẩm du lịch, tour du lịch,… nhờ đó, tổng lượt khách du lịch đến Huế 9 tháng năm ước đạt 1.144,4 nghìn lượt khách, tăng 11,6%so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 460,8 nghìn lượt khách[1], tăng 7,4%; khách trong nước đạt 683,6 nghìn lượt khách, tăng 14,7%. Doanh thu du lịch ước đạt 638,5 tỷ đồng, tăng 19,4%.
Về du lịch tàu biển, 9 tháng đầu năm, ngành du lịch đón và phục vụ 12.907 lượt khách quốc tế đến từ 28 tàu biển. Trong đó, trực tiếp qua cảng Chân Mây là 15 tàu biển với 11.527 khách.
Đã tổ chức thành công “Cuộc đua người phục vụ bàn” đầu tiên tại miền Trung, thu hút gần 60 thí sinh của 6 tỉnh, thành miền Trung; kiểm định tour du lịch Đầm phá Tam Giang; chuẩn bị công tác tham gia hưởng ứng chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội...
- Hoạt động thương mại sôi động, Thông qua Chương trình “Tháng bán hàng khuyến mãi lần thứ IV- 2010”, sức mua của thị trường tăng khá, dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 9/2010 đạt 1.220,7 tỷ đồng, tăng 29,6% so cùng kỳ[2], nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng đầu năm ước đạt 11.042,5 tỷ đồng, tăng 34,5%. Đã khai trương "Sàn Giao dịch Thương mại điện tử Thừa Thiên Huế".
Do nhu cầu mua sắm chuẩn bị đầu năm học 2010-2011, ảnh hưởng của việc tăng học phí, giá cả xăng dầu, nhóm mặt hàng giao thông, vật liệu xây dựng, giá vàng tăng,... chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 tăng mạnh 1,89%, vượt xa những tháng trước[3], tăng 6,51% so với tháng 12/2009, tăng 9,39% so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Tổng trị giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 176,46 triệu USD, tăng 79,2% so cùng kỳ, bằng 88,2% kế hoạch năm; trong đó: hàng dệt may đạt 99,49 triệu USD, tăng 2,1 lần, dăm gỗ đạt 24,71 triệu USD, tăng 65,1%, sản phẩm bằng gỗ 25,78 triệu USD, tăng 53,5%, thủy sản 5,51 triệu USD, tăng 26,5%... Tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 152,26 triệu USD, tăng 2,1 lần.
- Dịch vụ vận tải tăng khá, Khối lượng vận chuyển hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 3.149,6 nghìn tấn, tăng 11,5% so cùng kỳ; Vận chuyển hành khách ước đạt 9.535,8 nghìn lượt khách, tăng 6,8%. Doanh thu vận tải 9 tháng đầu năm 2010ước đạt 620,6 tỷ đồng, tăng 26%.
Cảng Thuận An và cảng Chân Mây trong 9 tháng đầu năm 2010 đã nỗ lực khai thác tốt nguồn hàng nên sản lượng bốc xếp tăng cao, ước đạt 1.057,5 nghìn tấn, tăng 76,7% so cùng kỳ năm trước.
- Dịch vụ tín dụng ngân hàng: Đến cuối tháng 9/2010,tổng nguồn vốn huy động đạt 12.320 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ; tổng dư nợ cho vay ước đạt 10.880 tỷ đồng, tăng 20,4%;trong đó: dư nợ cho vay trung và dài hạn 6.746 tỷ đồng, tăng 23,8%, chiếm 62% tổng dư nợ.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông:Hoạt động bưu chính viễn thông phát triển mạnh, nhiều dịch vụ mới có doanh thu cao ra đời thu hútkhách hàng. Đến 30/8/2010, số thuê bao điện thoại trên địa bàn tỉnh đạt 1.415.197 máy, đạt tỷ lệ 128,6 máy/100 dân, tăng 38,9% so cùng kỳ.
b) Lĩnh vực công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao trên nhiều ngành, lĩnh vực, 9 tháng đầu năm giá trị sản xuất ước đạt 5140,56 tỷ đồng([4]), tăng 25,1% so cùng kỳ. Hầu hết các sản phẩm chủ lực của địa phương tăng khá: xi măng 1427,1 nghìn tấn, tăng 17,6%; bia Huda 139,7 triệu lít, tăng 19,5%; men Frit 15.541 tấn, tăng 43,4%; quần áo lót các loại 10,6 triệu cái, tăng 2,6 lần; sợi các loại 19.734 tấn, tăng 7,1%; kem các loại 648,6 tấn, tăng 2,1 lần; tinh bột sắn 6459 tấn, tăng 23,3%; điện sản xuất 103,4 triệu kwh, tăng 25,7%...
Nhiều dự án đang được đẩy nhanh tiến độ như: đã tổ chức Động thổ khu C - Khu công nghiệp Phong Điền; Khởi công công trình thủy điện A Lin B1; dự án thủy điện A Lưới, nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn 2, dự án Men Frit giai đoạn 2, các dự án dệt kim và may mặc mở rộng... Đã triển khai “Chương trình Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp”.
c) Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp:
- Sản xuất nông nghiệp, năm naythời tiết tương đối thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2010 ước đạt 79.159 ha, tăng 0,5% so với năm 2009. Các địa phương đã tập trung vận động người dân hoàn thành thu hoạch vụ Hè thu. Sản lượng lương thực có hạt ước cả năm đạt 293,5 nghìn tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng lúaước đạt 287,5 nghìn tấn, tăng 1,7%; năng suất lúa đạt 53,6 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha. Các công trình thủy lợi đã phát huy được hết tác dụng, đảm bảo chống hạn tốt, tiêu úng nhanh.
- Về chăn nuôi, đã thực hiện nghiêm túc Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 14/7/2010 của UBND tỉnh về ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, nhờ vậy đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh. Tăng cường công tác tiêm phòng, tiến độ tiêm phòng hầu hết ở các địa phương đều đạt cao so với diện tiêm; đến 12/9/2010 toàn tỉnh đã tiêm phòng 134.880 liều vắc xin tam liên lợn đạt 66% diện tiêm; tiêm phòng bổ sung 5.560 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, đạt 64% KH; 264.000 liều vắc xin cúm gia cầm.
- Về lâm nghiệp, đã tập trung công tác chăm sóc, bảo vệ và phòng chống cháy rừng; khai thác lâm sản; thực hiện chính sách giao đất, giao rừng. Tính chung 9 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung 1.781 ha rừng tập trung, tăng 1,7% so cùng kỳ; trồng 2,4 triệu cây phân tán, tăng 50,7%; gieo ươm 9 triệu cây con, tăng 2,4%; chăm sóc 7.658 ha rừng, tăng 5,4%; khai thác 41.677 m3 gỗ, tăng 8,2%, trong đó từ rừng trồng 38.466 m3, tăng 8,7% so cùng kỳ.
Song, 8 tháng năm đã xảy ra 9 vụ cháy rừng, giảm 2 vụ so cùng kỳ, với diện tích rừng bị cháy 10,9 ha, chủ yếu rừng trồng, bằng 96,5% so cùng kỳ; xảy ra 580 vụ vi phạm lâm luật, bằng 87,1% so cùng kỳ.
- Về thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 5.720,5 ha, tăng 7% so cùng kỳ; riêng diện tích nuôi tôm đạt 3.620 ha, tăng 54%. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 7.750 tấn, tăng 1%; sản lượng khai thác ước đạt 23.989 tấn, tăng 6,5%, trong đó khai thác biển 20.986 tấn, tăng 7%, khai thác sông đầm 3.003 tấn, tăng 3,3%.
2. Thu – chi ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm ước đạt 2.141,3 tỷ đồng, bằng 77,9% dự toán năm, tăng 19,1% so cùng kỳ; trong đó thu nội địa 1.886,3 tỷ đồng, bằng 76,3%DT, tăng 18,3%, thu thuế xuất nhập khẩu 114 tỷ đồng, bằng 103,6% DT, tăng 27,8%. Tổng chi ngân sách ước đạt 2.907,7 tỷ đồng, bằng 72,7%DT, tăng 33,1% so cùng kỳ; trong đó: chi xây dựng cơ bản 216 tỷ đồng, bằng 91%DT, tăng 47,9%...
3. Tình hình đầu tư xây dựng
Tổng vốn đầu tư phát triển 9 tháng năm 2010 ước đạt 7.085 tỷ đồng, bằng 78,7%KH, tăng 27,8% so cùng kỳ; trong đó vốn Trung ương quản lý 901 tỷ đồng, bằng 78,2%KH, tăng 23,1%; vốn Địa phương quản lý 6.184 tỷ đồng, bằng 78,8%KH, tăng 28,5%.
Trong tổng vốn đầu tư, vốn ngân sách nhà nước đạt 2.184 tỷ đồng, tăng 34,8% so cùng kỳ và chiếm 30,8% tổng vốn đầu tư; vốn tín dụng 2.440 tỷ đồng, tăng 16% và chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của doanh nghiệp 635 tỷ đồng, tăng 53% và chiếm 9% tổng vốn đầu tư; vốn viện trợ 436 tỷ đồng, tăng 12,7% và chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư nước ngoài 680 tỷ đồng, tăng 78,5% và chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.
Nhìn chung, việc triển khai các dự án khá thuận lợi, hầu hết các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng, nhiều công trình đã đảm bảo tiến độ, nhất là các công trình thuộc chương trình kiên cố hóa trường lớp học[5], chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên[6], bệnh viện tuyến huyện[7], các công trình giao thông[8], thủy lợi[9], nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo[10]... Khối lượng giải ngân nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý là 639 tỷ đồng, đạt 57,6% so với kế hoạch.
Đầu tư từ khu vực tư nhân tăng cao, đến 27/9/2010, đã có 478 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, tăng 6% so cùng kỳ, số vốn đăng ký đạt 1.507,5 tỷ đồng, tăng 13,4%. Cấp mới 50 giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT); trong đó, đầu tư trong nước 44 dự án, tổng vốn đăng ký 2.271 tỷ đồng; đầu tư nước ngoài 06 dự án, tổng vốn đăng ký 49 triệu USD. UBND Tỉnh đã phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh giai đoạn 2010-2015.
Đã rà soát, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và chủ trương đầu tư một số dự án thực hiện quá chậm tiến độ và không có khả năng thực hiện như: Dự án thủy điện Thượng Lộ, Tà Lương, Dự án dự án khu du lịch sinh thái biển Hải Dương, dự án Khu phân phối, buôn bán các sản phẩm nông lập nghiệp, phân bón,...
Về ODA, trong 9 tháng đầu năm, có 27 dự án ODA triển khai trên địa bàn, khối lượng thực hiện đạt khoảng 280 tỷ đồng, đạt 57,6% kế hoạch.
Về NGO, đã phê duyệt 20 dự án mớivới giá trị với tổng giá trị 2 triệu USD. Khối lượng thực hiện 9 tháng đầu năm đạt khoảng 100 tỷ đồng, đạt 54,1 % kế hoạch năm (bằng 181,8% so với cùng kỳ), ước giá trị thực hiện của viện trợ NGO trong năm 2010 đạt100% kế hoạch.
4. Lĩnh vực Văn hoá – Xã hội và đảm bảo an sinh xã hội
a) Lĩnh vực Y tế: Đã tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia,công tác phòng chống dịch, tổ chức tốt hệ thống giám sát dịch và chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc nhằm chủ động phòng chống tả và các dịch bệnh về đường tiêu hóa, sốt rét, sốt xuất huyết,... Song, trên địa bàn vẫn xuất hiện nhiều bệnh và dịch bệnh, 9 tháng nămxảy ra 7.893 ca mắc tiêu chảy, 125 ca mắc bệnh sốt rét,234 ca mắc thuỷ đậu, 392 ca mắc lỵ, 32 ca liên cầu lợn... nghiêm trọng nhất là dịch sốt xuất huyết vẫn đang tăng cao và chưa được khống chế, tính đến 12/9/2010 đã có1.744 trườnghợp mắc và 2 ca tử vong.
Đã triển khai 2 đợt Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã/phường/thị trấn; hỗ trợ dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao ...Nhờ đótỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 19,3%, giảm so với cùng kỳ 1,1 %.
Đã tổ chức khởi công Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế, khánh thành Đơn vị xạ trị gia tốc tuyến tính, tổ chức Hội nghị quốc tế về y tế công cộng của các nước tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng lần thứ II ...
b) Giáo dục - đào tạo: Triển khai năm học 2010-2011, tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ đạt 21,28%;mẫu giáo 75,1%,học sinh 5 tuổi đạt 97,58 % so với dân số 5 tuổi; Tiểu học đạt 99,2%, học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt100%; THCS đạt 86,1%,học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 99,7%;THPT đạt 70,1%, học sinh hoàn thành chương trình THCS vào lớp 10 đạt 79,8 %.
Đã khởi công xây dựng trường Tiểu học số 2 Phú Đa - trường được khởi công xây dựng đầu tiên trong số 30 trường học do Tập đoàn AEON tài trợ.
Công tác tuyển sinh đại học, kết thúc 2 đợt thi của kỳ thi tuyển sinh, Đại học Huế có 53.436 thí sinh dự thi, bằng 85,4% tổng số đăng ký dự thi[11], kết quả tuyển sinh năm học 2010-2011 có 8.265 học sinh trúng tuyển, đạt tỷ lệ 96,2% so với chỉ tiêu tuyển sinh. Tổ chức Lễ trao học bổng cho các em học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2010.
c) Lĩnh vực Văn hoá - Thể thao: Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị - xã hội trọng đại của đất nước; các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; chào mừng Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV; đã xây dựng kế hoạch Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
d) Lao động, việc làm, an sinh xã hội: Từ đầu năm đến nay, đã giải quyết việc làm cho 12.958 lao động, đạt trên 81%; 101 lao động được xuất khẩuđi làm việc tại nước ngoài. Tăng cường công tác đào tạo nghề, đến tháng 9/2010 đã tuyển mới 9.820 học viên học, đạt 66,3% kế hoạch; đào tạo nghề ngắn hạn cho 3.831 lao động nông thôn và người nghèo.
Thực hiện công tác an sinh xã hội gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, đã lồng ghép việc thực hiện các chính sách, CTMTQG với các dự án phát triển sản xuất; triển khai Quyết định số 167/2008/TTg của Thủ tướng Chính phủ đãxây dựng 1.106/1.756 ngôi nhà; khởi công xây dựng 105 nhà “Đại đoàn kết” - Làng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thủy, sắp xếp bố trí dân cư cho 100/480 hộ theo Quyết định 193, đã xây mới 85 nhà tình nghĩa, với số tiền trên 1,8 tỷ đồng; sửa chữa 64 nhà kinh phí 448 triệu đồng...
Tổ chức các hoạt động nhân Ngày chăm sóc và bảo vệ người tàn tật Việt Nam; Ngày thương binh liệt sỹ; tặng quà, trao học bổng và tổ chức Chương trình “Đêm hội tăng rằm” cho các em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung Thu ...
đ) Trật tự xã hội, an ninh quốc phòng: Tích cực triển khai Công điện số 07 ngày 16/8/2010 của UBND tỉnh về để đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày cách mạng tháng 8; Quốc khánh 02/9. Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III; các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập lực lượng công an nhân dân và 5 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hoàn thành công tác tuyển quân đợt II năm 2010.
Công tác an toàn giao thông, đã tích cực kiểm tra, tuyên truyền, triển khai “Tháng An toàn giao thông”... song tình hình tai nạn giao thông vẫn khá phức tạp, từ đầu năm đến nay xảy ra 102 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100 người, bị thương 55 người; so với 8 tháng năm 2009, số vụ tai nạn tăng 17 vụ, số người chết tăng 19 người và số bị thương tăng 23 người.
e) Công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn:
Từ tháng 6/2010 đến nay, trên địa bàn Tỉnh xảy ra 2 cơn lốc xoáy và ảnh hưởng cơn bão số 3, tổng giá trị thiệt hại gần 49 tỷ đồng. Song các cấp, các ngành, các địa phương đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống cho nhân dân. Đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-UBNDngày 16/7/2010 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Lộc năm 2010.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG TIẾP THEO
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 12% theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh và Chỉ thị số 18 ngày 17/4/2010 của UBND tỉnh, cùng cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01 và Nghị quyết 18 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện Kết luận số 48 - KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị; các cấp, các ngành cần rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình, đề án, các nhiệm vụ được phân công từ đầu năm, ngoài ra cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
- Lĩnh vực dịch vụ: Tiếp tục thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch, Chương trình kích cầu du lịch năm 2010, Chương trình phát triển du lịch và xây dựng thành phố Festival; Chương trình Phát triển du lịch biển và đầm phá.
Đôn đốc rà soát tiến độ các dự án du lịch; tiếp tục nghiên cứu, lập Đề án quy hoạch hệ thống trạm thu phát sóng (BTS) trên địa bàn tỉnh; Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mặng lưới xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Xây dựng chính sách áp dụng loại hình kinh doanh Timeshare bất động sản du lịch phù hợp với quy định hiện hành. Ban quản lý KKT Chân Mây – Lăng Cô phối hợp với Sở Xây dựng rà soát lại các quy hoạch trên địa bàn Khu Kinh tế, thống nhất các khu vực được áp dụng loại hình kinh doanh Timeshare.
Đôn đốc thực hiện Kế hoạch 34 của UBND Tỉnh về các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu năm 2010. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động ”Người Việt dùng hàng Việt”; Kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2010; Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lĩnh vực công nghiệp:Tiếp tục theo dõi, nắm tình hình sản xuất, kinh doanh để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vướng mắc.Đôn đốc tiến độ lập quy hoạch chung KCN Phong Điền, quy hoạch chi tiết KCN La Sơn, Phú Đa, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh. Xây dựng Kế hoạch hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm làng nghề và hàng thủ công mỹ nghệ, Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2011-2015.
Xây dựngphương án bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý; tiếp tục vận động, khuyến khích các HTX, Công ty hoạt động điện lực bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho Điện lực quản lý.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Xây dựng phương án phòng chống lũ, tiêu úng;kiểm tra thực hiện quy trình vận hành hồ chứa các công trình thủy điện và việc xả nước trước mùa mưa bão năm 2010. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng. Làm tốt các khâu chuẩn bị cho kế hoạch trồng và chăm sóc rừng. Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi đàn bò lai; đề án phát triển chăn nuôi lợn giống nạc cao; đề án giao rừng, cho thuê rừng. Các địa phương cân đối và xác định nhu cầu giống cho vụ Đông Xuân 2010-2011.
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, quan trắc môi trường trên đầm phá. Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp nò sáo kết hợp “treo thuyền” tại huyện Quảng Điền, Phú Lộc.
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Rà soát, bổ sung quy hoạch chuyển đổi cây trồng; quy hoạch phát triển chăn nuôi, quy hoạch phát triển thủy lợi; quy hoạch phát triển thủy sản; quy hoạch bố trí dân cưtỉnh đến năm 2020; Xây dựng quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển cây cao su, đề án chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học giai đoạn 2010-2015, đề án phát triển tổng thể khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá...
2. Quản lý đầu tư xây dựng và quy hoạch
Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện từ nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ưu đãi của Nhà nước, các dự án thuộc CTMTQG … Triển khai nhanh các dự án từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường của Trung ương. Hoàn chỉnh hạ tầng các khu tái định cư dân vạn đò thành phố Huế, các khu định cư dân thủy diện. Đôn đốc tiến độ chuẩn bị đầu tư các dự án mới của năm 2011, chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục đăng ký vốn trái phiếu Chính phủ thời kỳ 2011 - 2015.
Tăng cường tìm nguồn đầu tư cho các chương trình, dự án; ưu tiên kêu gọi đầu tư cho các dự án trọng điểm. Tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về vốn cho các dự án: Đường 71, hệ thống đê biển, Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai... Làm việc với nhà tài trợ thúc đẩy dự án Quy hoạch đô thị Thuận An, theo dõi, đôn đốc các dự án vận động ODA đã đăng ký; ưu tiên vận động ODA cho các dự án phát triển hạ tầng đô thị Huế...
Điều chỉnh quy hoạch cấp nước đô thị và nông thôn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chung đô thị mới Phú Đa; xúc tiến quy hoạch chung xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2050; kiểm tra, đôn đốc tiến độ lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị, các đề án thành lập đô thị mới.
Xây dựng cơ chế quản lý và hỗ trợ các dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên, dự án nhà ở thu nhập thấp. Hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội theo Thông báo kết luận số 162/TB-UBND ngày 28/6/2010.
Tăng cường quản lý công tác đấu thầu xây dựng trên địa bàn. Hướng dẫn các chủ đầu tư, các cơ quan liên quan tổ chức áp dụng các quy định về đấu thầu theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5528/BKH-QLĐT ngày 10/08/2010. Từng bước triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền vận động các chủ đầu tư, bên mời thầu, các nhà thầu đăng ký tham gia thí điểm đấu thầu qua mạng. Tăng cường kiểm soát công tác thanh quyết toán, giải ngân nguồn vốn từ ngân sách nhà nước...
Đôn đốc tiến độ đầu tư hạ tầng gắn với thu hút đầu tư vào KKT Chân Mây-Lăng Cô, KKT cửa khẩu A Đớt, các KCN, cụm công nghiệp - TTCN. Tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai và môi trường trong các khu đô thị, khu quy hoạch.
3. Quản lý tài chính, doanh nghiệp
Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, quản lý tài chính, các nhiệm vụ theo Thông báo Kết luận số 199/TB-UBND ngày 2/8/2010 về quy hoạch xây dựng các khu đất tạo quỹ đất bán đấu giá. Nghiên cứu đề xuất cơ chế tạo nguồn vốn, sử dụng các nguồn thu từ quỹ đất cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức thực hiện các kiến nghị đối về quản lý ngân sách tỉnh tại Công văn số 130/KTNN-TH ngày 16/7/2010 của Kiểm toán Nhà nước. Tăng cường kiểm tra việc tạm ứng vốn cho các dự án khi chưa có khối lượng thanh toán; khắc phục tình trạng sử dụng vốn NSNN cho các mục đích khác, không đúng quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các khoản chi ngân sách.
Hoàn thành đề án Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2011 đến năm 2014; đề án tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách giữa các cấp từ năm 2011 đến năm 2014.
Quản lý doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 41 ngày 08/5/2010 của UBND Tỉnh về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; triển khai thực các quy định mới tại Thông tư hướng dẫn số 14/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty THNN 01 thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH 01 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
4. Văn hóa – xã hội
- Về văn hoá - thể thao: Hoàn thành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thiết chế văn hóa đến năm 2020; Quy hoạch khu Lục Bộ; Xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07/6/2010 củaThủ tướng Chính phủ về phê duyệt ”Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 – 2020”; Quyết định 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển văn hóa nông thôn; Chiến lược văn hóa Việt Nam trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020; triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”, Đề án huyện điểm văn hóa Quảng Điền...
Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Tổ chức và tham gia tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội kỷ niệm những ngày lễ lớn, đặc biệt là các hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23-11, chào năm mới 2011 và Xuân Tân Mão... Tổ chức Lễ trao giải thưởng cho các văn nghệ sỹ của tỉnh.
- Về giáo dục - đào tạo: Hoàn thành quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định 959/QĐ-TTgngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên. Triển khai Nghị quyết 8h/2010/NQ-HĐND về phát triển Dạy nghề tỉnh giai đoạn 2011-2015; đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 25/05/2010 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010, Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 11/08/2010 về thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Về y tế: Tiếp tục thực hiện CTMTQG về y tế; Chỉ thị số 29 của UBND Tỉnh về phòng chống dịch sốt xuất huyết. Triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Thông báo số 192/TB-VPCP ngày 01/7/2010 về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh việc triển khai Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển.
Đôn đốc tiến độ các dự án Bệnh viện Đa khoa Tỉnh, Bệnh viện đa khoa phía Nam, các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các trạm y tế xã do tổ chức AP tài trợ, khởi công dự án mở rộng Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế - Bệnh viện TW Huế... Hoàn thành đề án xây dựng nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa phía Nam; Bệnh viện đa khoa Bình Điền.
- Về khoa học và công nghệ: Xây dựng Đề án thành lập Khu Công nghệ cao Hồ Truồi.Xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố Bức xạ hạt nhân. Thành lập “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”. Đôn đốc dự án Bảo tàng thiên nhiên khu vực duyên hải miền Trung, hoàn thành dự án GISHue.
- Lao động, việc làm, an sinh xã hội: Huy động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện CTMTQG giảm nghèo và việc làm; Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 16/03/2010 của UBND Tỉnh về các hoạt động trọng tâm giảm nghèo nhanh và bền vững tại 13 xã nghèo. Triển khai thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em. Xây dựng Kế hoạch chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học giai đoạn 2011-2015; Đề án đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
5. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường
Tiếp tục thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cho 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Kiểm tra, đôn đốc tình hình sử dụng đất đã giao, cho thuê; kiên quyết thu hồi đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Thực hiện nghiêm các giải pháp chấn chỉnh trật tự trong khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu cát, sạn xây dựng. Hoàn thành đề cương lập quy hoạch sử dụng sử dụng cát, sỏi xây dựng tên địa bàn tỉnh; quy định về thu gom, xử lý rác thải để các địa phương có cơ sở thực hiện.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cụ thể Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự và Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 09/08/2010 của UBND Tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Đôn đốc thực hiện dự án “Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai tại khu vực Miền Trung Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ. Thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện.
6. Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội
Hoàn thành công tác tăng dày cột mốc biên giới, tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Camphuchia. Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 34 ngày 17/5/2010 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Triển khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước. Khẩn trương kiện toàn Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh các cấp. Phối hợp lập và thực hiện Dự án rà phá bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.
7. Công tác cải cách hành chính
Tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Rà soát, hướng dẫn đề xuất UBND tỉnh ban hành lại quy định tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Hoàn thành bộ danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Triển khai ứng dụng 5 phần mềm dùng chung, tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình thúc đẩy phát triển phần mềm nguồn mở năm 2010.
8. Công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-UBNDngày 16/7/2010 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn. Các cấp, các ngành khẩn trương xây dựng phương án phòng chống bão lụt, kiện toàn Ban Chỉ huy PCLB và TKCN. Chú ý đảm bảo an toàn 2 hồ đập có lưu lượng lớn (hồ thuỷ điện Hương Điền và Bình Điền). Bố trí sắp xếp lại dân cư; xây dựng kế hoạch sẵn sàng thực hiện sơ tán dân ra khỏi những vùng nguy hiểm khi cần thiết; đề xuất những vấn đề cấp thiết cần hỗ trợ nhằm góp phần giảm nhẹ thiệt hại đối với nhân dân vùng sâu, vùng trũng... Kiểm tra, đề xuất phương án đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến đường ngang sông Ô Lâu, tại thôn Hương Thái, xã Phong Mỹ./.
[1] Trong tổng lượt khách du lịch quốc tế đến Huế 8 tháng đầu năm 2010, chủ yếu khách Pháp chiếm 17,8%; Thái Lan 17,1%; Úc 9,8%; Đức 7,3%; Mỹ 7,7%; Anh 6,6%; Nhật 4,3%...
[2] Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 9/2009 ước đạt 890,5 tỷ đồng, tăng 4,7% so tháng 8/2009 và tăng 14,4% so tháng 9/2008.
[3] Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 1,13%, tháng 2 tăng 1,95%, tháng 3 tăng 0,77%, tháng 4 tăng 0,08%, tháng 5 tăng 0,09%, tháng 6 tăng 0,12%, tháng 7 tăng 0,18%, tháng 8 tăng 0,16%.
([4]) Nếu tính GTSX điện thương phẩm, 9 tháng/2010 đạt 5.227,2 tỷ đồng, tăng 24,9% so cùng kỳ.
[5] Đến 30/9/10 dự kiến hoàn thành 240 phòng nhà ở công vụ và 100 phònghọc, 31/12/10 giải ngân 100% kế hoạch vốn.
[6]Tiến độ thực hiện các dự án ký túc xá: Đến nay, 4 dự án Ký túc xá số 1-4 của Đại học Huế đã hoàn thành 70% khối lượng, Ký túc xá Trường Cao đẳng công nghiệp Huế đã hoàn thành xong phần thô; Ký túc xá Trường Cao đẳng Y tế Huế đang thi công ván khuôn sàn tầng 3; Ký túc xá Trường Cao đẳng sư phạm Huế đã hoàn thành phần thô… dự kiến đến cuối quý IV năm 2010, các công trình này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng
[7] Các bệnh viện tuyến huyện đảm bảo tiến độ: hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa Hương Thủy; Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Điền, bệnh viện đa khoa Bình Điền, Trung tâm y tế huyện Phú Vang(GĐII) đạt80-90% khối lượng hoàn thành...
[8] Khánh thành công trình cầu Ca Cút và đường 2 đầu cầu.
[9]Khánh thành Đê Đông tây Ô Lâu, công trình hệ thống thuỷ lợi Tây Hưng 1, Khởi công công trình hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam...
[10] Đến ngày 01/7/2010, có 30/48 công trình xây mới đã thi công hoàn thành đạt gần 63%, 16/48 công trình dự kiến hoàn thành cuối tháng 7, 02/48 công trình dự kiến hoàn thành cuối tháng 8.
[11] Kỳ thi tuyển sinh năm 2009-2010 có 51.731 thí sinh dự thi/ 67.635 lượt thí sinh đăng ký, đạt 76,5%.
Minh Hậu
Website tỉnh Thừa Thiên - Huế