Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, các năm tới ngân sách nhà nước phải tiếp tục tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn. Việc ổn định và phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn là tiền đề, nền tảng quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW: “Tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nướcngay từ năm 2009 và đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước” và căn cứ vào các chế độ, chính sách đã ban hành, Bộ Tài chính đã phối hợp và cùng với các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại các vùng khó khăn theo các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Trong đó, ngân sách trung ương ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, nhiệm vụ, dự án quan trọng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án về thuỷ lợi, đường đến trung tâm xã và các dự án về giáo dục, y tế.
Cụ thể, chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp và nông thôn hàng năm có tốc độ tăng cao so với so với tốc độ tăng chi chung của ngân sách nhà nước. Năm 2010 tăng khoảng 21,3% (tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước là 18,4%), năm 2011 tăng 34,7% (tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước là 24,7%). Nhờ vậy, tỷ trọng chi nông nghiệp và phát triển nông thôn so với tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ 35,9% (năm 2009) lên 39,8% (năm 2011).
Về dự toán ngân sách năm 2012, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; theo đó dự kiến bố trí từ nguồn ngân sách và trái phiếu Chính phủ khoảng 370.000 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 (tốc độ tăng chi của ngân sách nhà nước là 24,5%), bằng 40,9% tổng chi ngân sách nhà nước, trong đó từ nguồn ngân sách nhà nước khoảng 344.000 tỷ đồng, tăng 30,1% so với năm 2011; từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 26.000 tỷ đồng, bằng gần 60% tổng số nguồn trái phiếu Chính phủ (45.000 tỷ đồng).
Trong đó ngân sách nhà nước bố trí đầu tư trực tiếp cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn khoảng 120.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương bố trí qua các Bộ, cơ quan trung ương để đầu tư, duy tu các công trình thuỷ lợi, thực hiện công tác khuyến nông, bù lãi suất tín dụng ưu đãi... khoảng 11.000 tỷ đồng.
Bố trí trong cân đối ngân sách địa phương và bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương khoảng 109.000 tỷ đồng để tập trung cho công tác thuỷ lợi, giao thông nông thôn, phát triển rừng và đầu tư cơ sở hạ tầng các địa bàn khó khăn. Đồng thời, ngân sách nhà nước đã bố trí trên 220.000 tỷ đồng để đầu tư và thực hiện các chính sách của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn.
Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, việc ổn định và phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn là tiền đề, nền tảng quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, nâng cao đời sống nhân dân nói chung và nông dân nói riêng trong thời gian tới. Do vậy,Bộ trưởngcho rằng các năm tới ngân sách nhà nước phải tiếp tục tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn nhưng để làm được điều này cần tập trung vào một số nội dung.
Thứ nhất,phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để ban hành mới và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách phục vụ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn.
Thứ hai, kết hợp với nguồn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng ưu đãi, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và dân cư để tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất và thực hiện các thiết chế về văn hoá xã hội trong địa bàn nông thôn thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Chương trình xoá đói giảm nghèo, việc làm và các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác.
Với việc tăng đầu tưcủa ngân sách nhànước, cùng với nguồn tín dụng ưuđãi, đầu tưcủa doanh nghiệp, dân cư vàchỉđạo của các cấp, các ngành trong tổchức thực hiện xây dựng nông thôn mới, chắc chắn sẽgóp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn./.
Văn Chính
Cổng thông tin điện tử Chính phủ