Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn 12 tỉnh, thành phố được CIEM khảo sát, điều tra đã giảm từ 23% năm 2006 xuống còn 16% năm 2010 (theo chuẩn mới). Cùng với đó, tỷ lệ hộ gia đình thành lập doanh nghiệp tăng từ 20% lên 28% trong vòng hai năm trở lại đây.
Những con số nàyđượcđưa ra ngày 6/7 tại Hội thảo công bố báo cáo“Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 địa phương trên cả nước”, tại Hà Nội.
Báo cáo doViện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạchtiến hành từ năm 2002.
Khoảng 3 nghìn hộ gia đình được phỏng vấn 2 năm 1 lần về những vấn đề như tỷ lệ hộ nghèo, trình độ học vấn, việc tiếp cận các dịch vụ và các điều kiện sống.12 địa phương được điều tra bao gồm Hà Nội, Lào Cai, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩncũ tại nông thôn 12 địa phương được điều tra nêu trên đã giảm từ 23% năm 2006 xuống còn 16% năm 2010, trong đó giảm mạnh nhất là tỉnh Lai Châu từ 49% xuống còn 29%. Tỷ lệ hộ gia đình thành lập doanh nghiệp tăng từ 20% lên 28% trong vòng hai năm trở lại đây.
Một thông tin đáng chú ý khác làtheo ông Lưu Đức Khải, Trưởng Ban Chính sách phát triển nông thôn (CIEM), tronghoạt động sản xuất lúa, tỷ trọng sản xuất hàng hóađãtăng lên.
Trình độ học vấn được nâng lên khitỷ lệ chủ hộ tốt nghiệpTHPTtăng từ 15% năm lên 18%, số con em của nhiều gia đình vào đại học ngày càng nhiều. Việc tiếp cận các dịch vụ, điều kiện sống vềchăm sóc sức khỏe, nước sạch, chất lượng nhà ở, xử lý nước thải… được nâng lên rõ rệt. Mộtđiển hình là 94% số hộ tại các tỉnh được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, những hộ gia đình tại các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn nghèo và tụt hậu lại so với các tỉnh khác. Cơ sở hạ tầng tại các tỉnh miền núi vẫn chưa được hoàn thiện như mong đợi; sản phẩm làm ra của nhiều hộ gia đình còn ở dạng thô vì vậy giá trị kinh tế đem lại còn thấp; thêm vào đó là vẫn phải đối mặt với việc khó khăn tìm đầu ra cho sản phẩm, tiếp cận về vốn, thông tin thị trường…
Tăng cường cung cấp thông tin thị trường
Bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Phó Viện trưởng CIEMcho biết, các chính sách đã chú trọng nhiều đến việc hỗ trợ cho các hộ nông thôn và các hộ nghèo. Tuy nhiên, vẫn cần tích cực hơn trong việc hỗ trợ các hộ nghèo vàđiềuquan trọng là các chính sách cần phải hướng đến việc giúp cá hộ nghèo tự vươn lên phát triển sản xuất.
Giáo sư Finn Tarp, Đại học Tổng hợp Copenhagen, Đan Mạch, cần có chính sách hỗ trợ các hộ nông dân vươn lên thành lập các doanh nghiệp quy mô lớn và phát triển theo hướng chuyên môn hóa, từ đó nâng cao chất lượngvà tính cạnh tranh của sản phẩm.
Bên cạnhđó,cuộc điều tra cho thấy tình trạng thiếu thông tin là vấn đề vướng mắc của nhiều nông dân. Một chính sách tốt cần phải có thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả và vấn đề cần làm việc gì.
Bên cạnh đó, Việt Namđã bắtđầu thíđiểm bảo hiểm nông nghiệp song cầncần tăng cường hơn nữa hiệu quả trong vấn đề này, giúp người nông dân để hạn chế rủi ro.
Việc công bố kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 ở một số địa phương lần này là cơ sở và dữ liệu để các nhà hoạch định chính sách có thêm căn cứ xây dựng chính sách phù hợp với các hộ nông dân từng vùng, để tỷ lệ giảm nghèo được bền vững./.
Huy Thắng
Huy Thắng
Cổng thông tin điện tử Chính phủ