Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 23/08/2012-13:33:00 PM
Châu Á dùng "lá chắn" nào bảo vệ tăng trưởng?

Bất chấp việc kinh tế toàn cầu gặp khó khăn do tăng trưởng yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao và những gánh nặng nợ nần, các nền kinh tế đang phát triển và đang nổi tại châu Á đã đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình 6,8% trong giai đoạn 2000-2010, vực dậy sản lượng toàn cầu và hỗ trợ những nỗ lực phục hồi.
Thành công của châu Á được củng cố nhờ sự tăng trưởng năng động tại Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm gần 60% GDP của châu Á, tính theo ngang bằng sức mua. Hơn nữa, những thay đổi chính sách kinh tế và những cải cách cơ cấu được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 cũng làm giảm đáng kể sự dễ tổn thương của khu vực trước những cơn sốc tài chính trong thập kỷ qua.
Nhưng châuÁkhông thểtựmãn: các hệthống tài chính vẫn mong manh, kinh tếphải chịu gánh nặng thâm hụt tài chính vàtài khoản vãng lai lớn, châu Á vẫn phụ thuộc nặng nề vào các thị trường xuất khẩu Bắc Mỹ và châu Âu nên dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài. Hơn nữa, nếu tình hình tại khu vực đồng euro tiếp tục xấu đi, châu Á có thể bị ảnh hưởng nặng hơn.
Cơ sở nhu cầu nội địa mạnh và nhiều phương án lựa chọn chính sách có thể giúp kinh tế Trung Quốc tránh được sự hạ cánh cứng. Bắc Kinh đã nới lỏng đáng kể chính sách tiền tệ và có thể sử dụng thêm những kích thích tài chính. Tuy nhiên chính sách quản lý yếu kém và những điểm yếu trong khu vực tài chính và các chính quyền địa phương có thể làm suy yếu những nỗ lực bảo vệ tăng trưởng.
Trong khi đó, Ấn Độ đang gặp khó khăn do thâm hụt tài chính cao và sức ép lạm phát dai dẳng, có ít khả năng mở rộng chính sách hơn và đang đối diện với những thách thức lớn trong việc theo đuổi cải cách cơ cấu. Điều này ảnh hưởng lớn đối với phần còn lại của châu Á. Trong 3 thập kỷ qua, sự hợp nhất kinh tế và thương mại ngày càng tăng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của châu Á. Nhưng giờ đây, sự hợp nhất kinh tế chặt chẽ hơn có nghĩa là sự tăng trưởng giảm sút tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm giảm các cơ hội việc làm và tốc độ xóa đói giảm nghèo tại châu Á.
Khi đối mặt với nhu cầu yếu tại các nước phát triển, các nền kinh tế châu Á đang tìm cách tái cân bằng các nguồn lực tăng trưởng của họ bằng cách hướng sang các thị trường nội địa và khu vực. Kết quả là mức tăng kim ngạch thương mại trong nội bộ khu vực đã vượt mức tăng thương mại nói chung, với thương mại nội bộ châu Á hiện chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch thương mại của lục địa này.
Vậy các nền kinh tế đang nổi châu Á nên có những chính sách nào để giảm sự dễ tổn thương trước những biến động khu vực và toàn cầu?
Thứ nhất, thách thức cấp bách nhất là bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính trước những cơn sốc bên ngoài. Việc cải cách chính sách nên nhằm thúc đẩy sự minh bạch của thị trường, cải tiến quản lý rủi ro và tăng cường việc giám sát và quản lý hiệu quả.
Thứ hai, các nền kinh tế đang nổi phải phát triển các cấu trúc kinh tế vĩ mô hiệu quả hơn, trong đó có quy định vĩ mô bảo đảm an toàn tốt hơn và khung chính sách tiền tệ mở rộng hơn, có tính đến giá tài sản và sự ổn định thị trường tài chính. Các nước nên mở rộng các biện pháp chính thức để hỗ trợ nhu cầu trong nước, trong khi bảo vệ sự bền vững tài chính trung hạn, tăng cường sự linh hoạt tỷ giá hối đoái, duy trì mức dự trữ ngoại tệ thích hợp và thực hiện việc kiểm soát vốn được thiết kế thận trọng.
Thứ ba, các nước châu Á cần tái cân bằng hơn nữa các nguồn lực tăng trưởng, giảm sự phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài. Các chính sách phía cung, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các ngành dịch vụ thỏa mãn nhu cầu trong nước là quan trọng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng toàn diện và bền vững hơn.
Cuối cùng việc tăng cường hợp tác tài chính khu vực và toàn cầu, trong đó có sự phối hợp chính sách chặt chẽ hơn tại G-20 và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sẽ giúp các nước phản ứng hiệu quả hơn với các cú sốc và khủng hoảng.
Thếgiới dường nhưcóthểloại trừ khảnăng đồng thời xảy ra hạcánh cứng tại Trung Quốc, suy thoái kép tại Mỹvàsựsụp đổ của khu vựcđồng euro. Nhưng người ta không thể loại trừ rủi ro suy giảm từ một cuộc suy thoái toàn cầu đồng bộ. Những chính sách chặn trước, được thiết kế để xử lý rủi ro tốt hơn, có thể giúp các nước châu Á bảo vệ tăng trưởng kinh tế trước các cuộc khủng hoảng hiện nay và tương lai./.
Mai Linh
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 895
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)