Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 27/08/2012-10:29:00 AM
Nhập siêu ở mức thấp
Sau 2 tháng suất siêu khá (tháng 6 là 361 triệu USD, tháng 7 là 559 triệu USD), tháng 8 đã nhập siêu trở lại. Nhưng đây là mức nhập siêu thấp so với tháng 2 (279 triệu USD), tháng 5 (527 triệu USD), tương đương với tháng 3.

Theo sốliệu từcác cơquan chức năng, ước tính kim ngạch nhập khẩu vànhập siêu tháng 8 và8 tháng đầu năm 2012 nhưsau:

Đơn vị: Tỷ USD
Trong 8 tháng đầu năm có4 tháng xuất siêu (tháng 1, tháng 4, tháng 6, tháng 7) và 4 tháng nhập siêu (tháng 2, tháng 3, tháng 6, tháng 8). Sau 2 tháng suất siêu khá (tháng 6 là 361 triệu USD, tháng 7 là 559 triệu USD), tháng 8 đã nhập siêu trở lại. Nhưng đây là mức nhập siêu thấp so với tháng 2 (279 triệu USD), tháng 5 (527 triệu USD), tương đương với tháng 3.

Tính chung 8 tháng năm nay, mức nhập siêu thấp xa so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (62 triệu USD so với 6.536 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (chưa đến 0,1% so với 10,5%).

Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân.

Cónguyên nhân quan trọng làxuất khẩuđạt kết quảkhá. Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng đãđạt 9.169 triệu USD - đây làmức khácao trong điều kiện xuất khẩu gặp khókhăn vềgiácả, về thị trường. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu 8 tháng năm nay đã tăng 17,8% - mặc dù tốc độ tăng đã thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của 7 tháng (19,8%), nhưng vẫn còn thuộc loại cao so với các ngành và lĩnh vực khác.

Nếu 4 tháng cuối năm nay duy trì được quy mô bình quân tháng như 8 tháng đầu năm, thì cả năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 110 tỷ USD, tăng trên 13,5% so với năm trước, vượt kế hoạch đề ra cho cả năm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tốc độ tăng so với năm trước. Nếu 4 tháng cuối năm nay giữ được tốc độ tăng như 8 tháng đầu năm, thì kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 sẽ đạt cao hơn nữa (vượt qua mốc 114 tỷ USD).

Đáng lưu ý, tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước do cả yếu tố lượng và do yếu tố giá, trong đó chủ yếu do yếu tố lượng cao hơn nhiều so với yếu tố giá. Qua 8 tháng, đã có 16 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, dầu thô, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thuỷ sản, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, phương tiện vận tải và phụ tùng, gỗ vàgỗ, cà phê, gạo, cao su, xăng dầu các loại, sắt thép các loại, sản phẩm từ chất dẻo – những nhóm mặt hàng này đã chiếm khoảng 69% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Có một số nhóm mặt hàng đang tiến đến tham gia vào “câu lạc bộ” 1 tỷ USD trở lên, như sắn và sản phẩm sắn, hạt điều, túi xách, vali, mũ và ô dù, sản phẩm từ sắt thép, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện. Trong “câu lạc bộ” trên, thành viên đạt kim ngạch lớn nhất là dệt may (9,72 tỷ USD), tiếp đến là điện thoại các loại và linh kiện (7,355 tỷ USD), dầu thô (5,542 tỷ USD),..

Trong 7 tháng đầu năm, đã có 17 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó cao nhất là Hoa Kỳ (trên 11,1 tỷ USD), tiếp đến là Nhật Bản (gần 7,6 tỷ USD), Trung Quốc (trên 7,2 tỷ USD), Hàn Quốc (trên 2,9 tỷ USD), Malaysia (gần 2,4 USD)...

Cónguyên nhân do kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm nay đã tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, thấp xa so với tốcđộ tăng tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu (6,7% so với 17,8%). Nếu 4 tháng cuối năm giữ được tốc độ tăng như 8 tháng qua, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức gần 114 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu cả năm chỉ ở mức gần 4 tỷ USD, thấp nhất so với mức nhập siêu từ năm 2003 đến 2011.

Mức nhập khẩu bình quân 1 tháng trong 8 tháng đầu năm là 9.177 triệu USD. Nếu 4 tháng cuối năm giữ được mức bình quân này, thì cả năm 2012 nhập khẩu chỉ ở mức trên 110 tỷ USD; khi đó mức nhập siêu sẽ rất thấp, không vượt quá nửa tỷ USD.

Nếu đạt được như dự đoán trên thì xuất khẩu và nhập siêu là một trong những lĩnh vực đạt kết quả nổi bật nhất trong năm 2012.

Nhập khẩu tăng thấp do nhiều nguyên nhân. Cónguyên nhân do cósựnỗlực khắc phục các khókhăn vềthịtrường, về hiệu quảvàsức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Có nguyên nhân do đã có nhiều biện pháp quản lý việc nhập khẩu, nhất là nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích hoặc hạn chế nhập khẩu. Có nguyên nhân quan trọng do việc đầu tư và tiêu dùng ở trong nước bị co lại.

Chính vì thế, việc nhập siêu giảm, bên cạnh nguyên nhân và kết quả tích cực, là tiền đề để chuyển vị thế của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, tiền đề để ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối. Việc do sự co lại của đầu tư, sản xuất, tiêu dùng ở trong nước là nguyên nhân không mong muốn và đến lượt nó lại tác động tiêu cực đến sản xuất ở trong nước, đặc biệt là sản xuất là xuất khẩu.

Mộtđiểm đáng lưu ý là trong 7 tháng đầu năm, trong 78 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, thì có 49 thị trường Việt Nam ở vị thế xuất siêu, trong đó lớn nhất là Hoa Kỳ 8.357 triệu USD, tiếp đến là Hồng Kông 1.307 triệu USD, Campuchia 1.304 triệu USD, Đức 1.176 triệu USD, Nhật Bản 1.019 triệu USD, Hà Lan 949 triệu USD,Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 912 triệu USD./.

Minh Ngọc
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1148
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)