Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 27/04/2012-17:00:00 PM
Chính sách song phương Việt Nam – Nhật Bản về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
(MPI Portal) – Ngày 27/4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Đối thoại Việt Nam – Nhật Bản về phát triển cơ sở hạ tầng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh. Tham dự buổi Đối thoại có đại diện các Bộ, ban, ngành liên quan của Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki, JICA, JETRO, JBIC.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal)
Tại buổi Đối thoại, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp và cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, do vậy hai bên cần tìm ra những giải pháp để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã thông báo về “Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” và mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tụchỗ trợ viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam vàtăng cườnghợp tác, trao đổi kinh nghiệmcho Việt Namtrong nhiều lĩnh vực: hạ tầng giao thông; năng lượng; môi trường và hạ tầng cấp thoát nước, nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki. Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal)
Ông Tanizaki Yasuaki vui mừng trước mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam ngày càng phát triển chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
Trong bối cảnh Nhật Bản đang cần huy động nhiều nguồn lực để xây dựng, tái thiết đất nước sau trận động đất sóng thần, ông Tanizaki Yasuaki cho biết, Nhật Bản sẽ thúc đẩy những dự án từ ODA được người dân Nhật ủng hộ và ở một nước nhận vốn viện trợ lớn từ Nhật Bản như Việt Nam, Nhật Bản sẽ tập chung đầu tư các dự án trọng điểm và thực sự có hiệu quả.
Phía Nhật Bản đặc biệtcoi trọng các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam, ông Tanizaki Yasuaki đề nghị phía Việt Nam tham gia tích cực, tổ chức trao đổi ý kiến ở mỗi giai đoạn của dự án trung và dài hạn, vị vậy, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra các chính sách tổng thể ở các lĩnh vực khác nhau.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng nhu cầu vốn cho các dự án hạ tầng được quy hoạch từ nay đến năm 2020 là vào khoảng 400 tỷ USD, trong đó riêng lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải chiếm khoảng 154 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đầu tư cho phát triển hạ tầng bằng khoảng 9% GDP thì lượng vốn đầu tư cho các dự án giao thông khoảng 2,5% tổng GDP của cả nước.
Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông luông được chú trọng hàng đầu, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Vì thế, cần huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau từ các tổ chức trong và ngoài nước.
Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal)
Nguồn vốn ODA đóng vai trò to lớn và khá hiệu quả trong việc khôi phục, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đào tạo nhân lực, tăng cường thể chế và chuyển giao công nghệ ngành giao thông vận tải theo hướng hội nhập. Hiệu quả nguồn vốn ODA trong các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã được Quốc hội, Chính phủ cũng như cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao, thực sự đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế - xã hội vùng và cả nước, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập và toàn diện.
Nguồn ODA cho ngành giao thông vận tải được huy động từ khoảng 20 nhà tài trợ, trong đó chủ yếu từ 03 nhà tài trợ, lớn nhất là Nhật Bản (khoảng 55%), Ngân hàng Thế giới (khoảng 20%) và ADB (khoảng 20%).
Tại buổi Đối thoại, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đề nghị, trong thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Nhật Bản để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản (tiếp tục cấp vốn cho các dự án đang triển khai, dự án khôi phục các cầu yếu,…), một số đoạn đường cao tốc Bắc – Nam, đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Buổi Đối thoại cũng đã được thông qua nhiều báo cáo của các đại biểu đại diện cho Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế… và đều mong muốn trong thời gian tới sẽ có sự hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Chính phủ Nhật Bản nhiều hơn nữa, tương xứng với tiềm năng và nhu cầu kinh tế giữa hai nước./.
Đức Trung
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1299
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)