Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 14/10/2011-13:22:00 PM
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh: Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chỉ rõ, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty, cần tập trung đi trước hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp khẳng định như vậy khi chủ trì cuộc họp sáng 13/10 kiểm điểm kết quả 9 tháng đầu năm và chương trình, kế hoạch những tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo.
Cơ bản hoàn thành chuyểnDNnhà nước thành công tyTNHH một thành viên
Trong 9 tháng đầu năm, cả nước đã thực hiện sắp xếp 47 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 14 doanh nghiệp, giải thể 1 doanh nghiệp, chuyển 32 doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp quy mô lớn như Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Ban chỉ đạo cũng đã tham mưu, chỉ đạo hoàn thành việc hợp nhất 3 Tổng Công ty Thủy sản thành Tổng công ty Thủy sản Việt Nam; Tổng Công ty Dâu tằm tơ đang thực hiện tái cơ cấu tài chính thông qua Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.
Tính đến 30/9, cả nước còn 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó đã chuyển 1.245 doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên, còn 64 doanh nghiệp chưa chuyển đổi hoặc đang thực hiện các hình thức sắp xếp khác. Trong 64 doanh nghiệp này, có 39 doanh nghiệp thuộc các Bộ, nhiều nhất là Bộ Giao thông vận tải với 11 doanh nghiệp; khối địa phương còn 20 doanh nghiệp, nhiều nhất là Thành phốHồ Chí Minh còn 9 doanh nghiệp; khối các tập đoàn, tổng công ty 91 còn 5 doanh nghiệp.
Cũng theo Báo cáo tổng hợp của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, 9 tháng đầu năm 2011 có khoảng 57.800 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt trên 363,7 nghìn tỉ đồng, bằng 92,2% số doanh nghiệp đăng ký mới và bằng 96% số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2010.
Cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp 9 tháng đầu năm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Nhiều nghị định, đề án do các Bộ trình chậm tiến độ, cá biệt có đề án lùi tiến độ nhiều lần. Các cơ chế chính sách do không được sửa đổi, bổ sung kịp thời nên cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Tiến độ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 chậm, có đơn vị đã trình phương án nhưng nội dung còn sơ sài, Thường trực Ban Chỉ đạo phải yêu cầu bổ sung hồ sơ, sau đó lấy ý kiến các cơ quan liên quan nên mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ chung.
Kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcchưa đạt yêu cầu đề ra. Một số nguyên nhân được chỉ ra là các doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô ngày càng lớn, có tình hình tài chính và mối quan hệ với các công ty khác phức tạp hơn; trong bối cảnh lạm phát, thực thi chính sáchtài khóathắt chặt,tiền tệ chặt chẽ, thị trường chứng khoán suy giảm, không thuận lợi cho phát hành cổ phiếu.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:Cơ chế, chính sách đồng bộ cần được tập trung thực hiện, đi trước một bước

Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Trong 3 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp xác định trọng tâm công tác là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý chủ sở hữu với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát.
Một số Nghị định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; thành lập mới, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Tổng Công ty đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước... sẽ được khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cũng sẽ hoàn thiện một số đề án lớn, như Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước; tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước; đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường và cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; đề án về tập đoàn kinh tế tư nhân...
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh- Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệptái khẳngđịnhquan điểm đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 3 vừa qua chỉ rõ, đó là tái cấu trúc nền kinh tế cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất, trong đó có có tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
“Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, cơ chế, chính sách đồng bộ cho công tác đổi mới, nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần được tập trung thực hiện, phải đi trước một bước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu, từ nay đến hết năm 2011, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp làm đầu mối đôn đốc các Bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 123/2006/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Quy định về việc bổ nhiệm kiểm soát viên; chức năng nhiệm vụ của Kiểm soát viên đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015.
Đồng thời, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng giao tiến độ cụ thể cho các bộ, ngành chủ trì thực hiện các văn bản, kế hoạch, đề án khác liên quan đến công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp./.
Xuân Tuyến
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1614
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)