Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 29/09/2011-10:07:00 AM
Giải ngân gần 1 tỷ USD vốn FDI trong tháng 9
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ trong tháng 9, đã có gần 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân, đưa tổng vốn vốn giải ngân trong 9 tháng đầu năm lên 8,2 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong xu thế vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm khámạnh kểtừ đầu năm tới nay, vốn FDI giải ngân vẫn diễn biến khá tích cực. Đây được coi làđiểm sáng của FDI trong năm nay.
Trong khi đó, với vốn đăng ký mới trong tháng 9 chỉ 295 triệu USD, tổng vốn FDI đăng ký mới từ đầu năm tới nay mới đạt 8,238 tỷ USD, bằng 69% so với cùng kỳ.
Tính chung cảvốn cấp mới vàtăng thêm, 9 tháng đầu năm, Việt Nam có9,9 tỷUSD, bằng 72% so với cùng kỳ.
Trao đổi với BáoĐầu tưvềxu hướng sụt giảm vốn FDI trong thời gian qua, Thứtrưởng BộKế hoạch vàĐầu tưĐặng Huy Đông cho rằng, không nên“sốt ruột”vìđiềuđó. Theo ông Đông, việc FDI vào Việt Nam chậm lãi có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan.
“Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu thị trường châu Âu, Mỹ sụt giảm, cầu giảm thì cung không thể tăng và vì thế, các nhàđầu tưcũng phải điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất và cắt giảm đầu tư”, ông Đông nói và cũng đồng thời nhắc tới khía cạnh tích cực trong thu hút FDI, đó là các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ thêm vốn vào các dự án đang hoạt động khi họ vẫn nhìn thấy những cơ hội ở Việt Nam.
Thực tế là, trong tháng 9 vừa qua, Panasonic (Nhật Bản) đã công bố một loạt kếhoạch đầu tưmới và mở rộng tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 84 triệu USD. Đầu tiên, là khởi công xây dựng một nhà máy mới chuyên sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Thăng Long Hà Nội, nhằm sản xuất bo mạch đa lớp ALIVH dùng cho điện thoại thông minh và các thiết bị đầu cuối đa chức năng khác. Nhà máy này sẽ bắt đầu sản xuất từ tháng 8/2012.
Bên cạnh đó, Panasonic cũng quyếtđịnh mởrộng nhà máy sản xuất tủlạnh tại Khu công nghiệp Thăng Long HàNội. Theo dựkiến, đến năm 2015, năng lực sản xuất của nhà máy có thể tăng gấp 2 lần so với năm 2011 (từ 400.000 sản phẩm/năm lên đến 800.000 sản phẩm/năm).
Theo kế hoạch, năm 2012, Panasonic cũng sẽkhánh thành một nhà máy mới chuyên sản xuất máy giặt tại Khu công nghiệp Thăng Long 2 (tỉnh Hưng Yên). Với quy mô lớn nhất châu Á, nhà máy này đặt mục tiêu sản xuất 700.000 sản phẩm/năm vào năm 2015. Song hành cùng nhà máy này, một trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) cũng sẽ được thành lập tại Hưng Yên.
Động thái này của Panasonic ngay lập tức đã gây được sự chú ý của dư luận, nhất là trong bối cảnh dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại đáng kể. Nhìn nhận theo hướng tích cực ông Đông cho rằng, trong “nguy có cơ”, chính trong khủng hoảng là cơ hội để “mình bình tĩnh dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón khách”.
“Chính vì vậy, sang năm tới, chúng tôi cũng không đặt mục tiêu thu hút FDI ở mức sao, mà chỉ tương đương như năm nay. Nhưng thời gian từ nay tới hết năm sau là lúc phải dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn để như ách tắc ở cảng, đường giao thông, thiếu điện… để chuẩn bị đón luồng vốn đầu tư mới, chất lượng hơn, có sức lan tỏa hơn đối với nền kinh tế”, ông Đông nói.
Quay trở lại với hoạtđộng của các doanh nghiệp FDI, báo cáo của CụcĐầu tưnước ngoài cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, khối doanh nghiệp này đã xuất khẩu 38,14 tỷ USD (tính cả dầu thô), tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Còn nếu không tính dầu thô, con số này là 32,44 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ.
Với kim ngạch nhập khẩu34,04 tỷ USD, nếu tính cả dầu thô, các doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 4 tỷ USD. Nếu không tính dầu thô, thì nhập siêu 1,63 tỷ USD./.
Nguyên Đức
baodautu.vn

    Tổng số lượt xem: 1178
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)