(MPI Portal) - Nhằm đánh giá tất cả các dự án trong chương hỗ trợ của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tại Việt Nam, giúp hiện thực hóa việc đánh giá các kết quả và tác động của các hoạt động do IFAD trài trợ và đưa ra những phát hiện và khuyến nghị làm nền tảng cho chương trình cơ hội chiến lược quốc gia mới tiếp theo tại Việt Nam, sáng ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cũng IFAD tổ chức Hội nghị Đánh giá chương trình hợp tác Việt Nam - IFAD.
|
Ông Hoàng Viết Khang (giữa ), Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc. Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal)
|
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về Tam nông. Nghị quyết này đã đưa ra tầm nhìn mang tính dài hạn, trong đó nhấn mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn bền vững, đẩy cao vai trò làm chủ của nông dân. Tiếp đến là việc ban hành Quyết định về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gian đoạn 2010-2020, nhằm thay đổi bộ mặt tình hình kinh tế xã hội của khhu vực nông thôn.
Ông Khang cũng cho biết, tổ chức IFAD bắt đầu viện trợ cho Việt Nam bắt đầu từ năm 1993, Việt Nam đã nhận viện trợ từ tổ chức này đạt đã khoảng 273 triệu USD cho các dự án xóa đói giảm nghèo. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nông dân cũng như thúc đẩy sự tham gia của người dân vào thị trường tại 11 huyện miền núi, đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. IFAD đã đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện thành công kế hoạch 5 năm và công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại diện của IFAD đã trình bày những kết quả và kiến nghị của báo cáo đánh giá Chương trình quốc gia của IFAD ở Việt Nam. Theo đại diện của IFAD, công cuộc đánh giá độc lập của Văn phòng IFAD tại Việt Nam về Chương trình quốc gia là công tác quan trọng, cần thiết giúp Việt Nam rút ra được các bài học và đưa ra định hướng hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và IFAD. Đây cũng là dịp để chia sẻ kinh nghiệm từ các góc nhìn khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian qua IFAD đã đóng góp một cách có ý nghĩa cho những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu giảm nghèo. Đây là cơ quan duy nhất làm việc với người nghèo nông thôn. Hiện nay, các dự án do IFAD tài trợ đã giúp tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập nông thôn và tăng nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội. Cách tiếp cận của IFAD tại Việt Nam đã chuyển dịch từ mô hình phát triển chủ yếu theo khu vực sang khu vực có định hướng thị trường hơn.
|
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal)
|
Đại diện từ phía IFAD đã đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường hơn nữa công tác xây dựng nông thôn mới như cần tăng cường hơn nữa cách tiếp cận theo định hướng thị trường; cần có phạm vi địa lý mang tính chiến lược hơn, điều này sẽ giúp tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch từ các hoạt động phát triển theo vùng miền như hiện nay sang mô hình hoạt động mang tính chuyên đề hơn, tập trung vào phát triển lâm nghiệp ở vùng cao,bảo vệ môi trường ở các khu vực ven biển và phát triển khu vực tư nhân ở các tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống; cần tạo môi trường tín dụng thuận lợi hơn cho những hộ làm ăn có quy mô nhỏ; cần có chương trình quản lý tri thức mang tính chiến lược hơn; tăng cường các quan hệ đối tác; tăng vốn đối ứng của Chính phủ và tiếp đến là cần có cách tiếp cận mang tính chiến lược đối với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Hội nghị cũng được nghe các tham luận liên quan đến vấn đề giảm nghèo và Dân tộc Thiểu số; Phát triển theo vùng và tiếp tục đổi mới; Tầm nhìn sự nghiệp phát triển nông nghiệp; Hợp tác công tư và phát triển khối kinh tế tư nhân; Hỗ trợ người nghèo cho người dân tộc; Những thách thức trong phương pháp tiếp cận giảm nghèo dựa trên thị trường và cộng tác với doanh nghiệp.
Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã phát biểu, chia sẻ quan điểm từ các góc nhìn khác nhau nhằm xây dựng, phát triển nông thôn mới và đưa ra định hướng hợp tác trong tương lai giữa Chính phủ Việt Nam và IFAD, đẩy mạnh hơn nữa chương trình hợp tác Việt Nam - IFAD giai đoạn 2008-2012 cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn 2013-2017 nhằm giúp Chính phủ Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới./.
Tùng Linh
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư