Theo Cục Thống kê Hà Nội, quý 2 năm nay, xuất khẩu trên địa bàn có xu hướng phục hồi ở tất cả các khu vực kinh tế do xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm tăng, cùng với giá và lượng của một số mặt hàng tăng khá. Đây là điều đáng mừng trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn.
|
Sán xuất linh kiện điện tử ở công ty Sumi Hanel
|
Riêng trong tháng Sáu, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thủ đô đạt 955 triệu USD, tăng 3,4%, góp phần nâng tổng mức kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt trên 4,856 tỷ USD, tăng 7,2% so cùng kỳ năm trước.
Trong các khu vực kinh tếthì khối có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện xấp xỉ 1,95 tỷ USD, xếp sau là khu vực kinh tế nhà nước với trên 1,932 tỷ USD. Nếu tính theo các nhóm hàng chủ yếu thì có 8/11 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so cùng kỳ năm trước; trong đó, dẫn đầu là linh kiện máy tính và thiết bịngoại vi với mức tăng là 34,5%. Xếp sau lần lượt là các nhóm hàng nhưdây điện và dây cáp điện, hàng thủ công mỹ nghệ, xăng dầu, hàng điện tử,thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh.
Chỉ có ba nhóm ngành xuất khẩu giảm là: than đá, giày dép và sản phẩm từ da, hàng nông sản với mức giảm tương ứng lần lượt là giảm 37,9%, 18,4%, và 16%.
Theođánh giá của Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội Công Xuân Mùi, trong bối cảnh từ đầu năm đến nay, kinh tế Thủ đô cũng như cả nước tiếp tục phải đối mặt với khá nhiều thách thức nên hoạt động xuất khẩu trênđịa bàn Hà Nội có tốc độ phát triển không cao so những năm trước.
Xuất khẩu quý 1 giảm so cùng kỳ do gặp nhiều khó khăn như nhu cầu nước ngoài giảm sút cùng với sự trì trệ của Hoa Kỳ, Trung Quốc và suy thoái kinh tế ở châu Âu. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm, nhóm hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh do hoạt động xuất khẩu gạo đầu năm chưa có chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp chưa ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu; mặt hàng chè trong nhóm hàng nông sản những tháng đầu năm cũng xuất khẩu kém do thị trường truyền thống như Trung Đông đang gặp nhiều khủng hoảng.
Bước sang quý 2, xuất khẩu có xu hướng phục hồi ở tất cả các khu vực kinh tế do xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm tăng, cùng với giá và lượng của một số mặt hàng tăng khá.
Cũng theo ông Công Xuân Mùi, trong thời gian 6 tháng đầu năm nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Hà Nội vẫn tập trung vào các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Trung Quốc - chiếm tỷ trọng khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; Nhật Bản - chiếm tỷ trọng khoảng 12,5%; Mỹ - chiếm tỷ trọng khoảng 12,4%; Campuchia - chiếm tỷ trọng khoảng 8,5%; Singapore- chiếm tỷ trọng khoảng 5,7%, Hàn Quốc - chiếm tỷ trọng khoảng 3,7%; EU -chiếm tỷ trọng khoảng 5,9%.
Trong thời gian này, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội giảm 8,6%, trong đó nhập khẩu địa phương giảm 4,4%. Kim ngạch nhập khẩu giảm ở tất cả các khu vực kinh tế; trong đó giảm mạnh nhất ở khu vực nhà nước, với mức giảm 11,1%, khu vực ngoài nhà nước giảm 7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,8%. Nếu chia theo nhóm hàng nhập khẩu, thì vật tư, nguyên liệu - chiếm tỷ trọng 49,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thành phố, giảm 6,6%; máy móc thiết bị, phụ tùng tỷ trọng 15,4%, giảm 26,4%.Đây cũng là hai nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp thành phố./.