So với tháng 3, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2012 tăng 1,5%, tính chung 4 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp chế biến vẫn là ngành gặp nhiều khó khăn nhất, tăng 3,5%.
Theo Thứ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Thành Biên,chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp do hầu hết các ngành công nghiệpvẫntiếp tục phải chịu ảnh hưởngtừ những khó khăn chungcủa nền kinh tế, chi phí sản xuất cao trong khi tiêu thụ sản phẩm lại chậm.
PhóTổng giámđốc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam Nguyễn Gia Tường cho biết, mặc dù lượng tồn kho phân bón của ngành đã giảm 150 ngàn tấn do tháng 4 tiêu thụ hàng đã tốt hơn, tuy nhiên đến nay sản lượng phân tồn kho của tập đoàn vẫn ở con số 550 ngàn tấn, đáng chú ý lượng tồn kho rơi nhiều vào mặt hàng NPK, đây là mặt hàng sản xuất đơn giản nên nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ tham gia cạnh tranh.
Với ngành Dệt may, 4 tháng một sốsản phẩm chính của ngành vẫnđạttốcđộ tăng trưởng cao so với cùng kỳ,đáng chúýsản phẩm vải dệt từ sợi bông tăng 18,5%, vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 2,1%, trong đó riêng của Tập đoàn dệt may tăng 39,8%. Song theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Hoàng Vệ Dũng, các doanh nghiệp dệt may vẫn tiếp tục gặp khó khăn về đơn hàng, vốn, dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng hầu hết các doanh nghiệp mớichỉ có đơn hàng đến hết quý II, một số ít doanh nghiệp có đơn hàng đến quý III hoặc đang đàm phán hợp đồng.
Các ngành sản xuất gặp khókhăn kéo theo sản lượng tiêu thụthan cũng giảm,nguyên nhân các hộ trong nước lấy than chậm đặc biệt là hộ xi măng, giấy, phân bón và hoá chất, bên cạnh đó than xuất khẩu cũng chậm, tính chung 4 tháng lượng than tiêu thụ đạt 13 triệu tấn, giảm 9% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu giảm 3,1%.
Theo PhóGiám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ Nguyễn Minh Tân, mặc dù Ngân hàng đã hai lần giảm lãi suất để tháo gỡ cho doanh nghiệp nhưng điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn vẫn khó khăn do vậy gần như các doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được.
Theo ôngNguyễn MinhTân, vấnđề lớn nhất hiện nay với các doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là các doanh nghiệp không có tiền mua sản phẩm của nông dân, hiện khoảng 600 doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng vô cùng khó khăn.
ÔngNguyễn MinhTân cho rằng, các cơ quan quản lý cần tiếp tục có chính sách tháo gỡđể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn, hiện nay với lãi suất 17%/ năm là vẫn cao, nếu lãi suất vay đưa xuống được duới 15%/ năm thì khả nănggiúp doanh nghiệp hồi phục sẽ cao hơn.
Đảm bảo nguồn điện cho các ngành sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành cho biết,ngành điện sẽ đảm bảo đủ nhu cầu cung cấp điện cho nền kinh tế, ông cũngcho biết thêmtrong khi nguồn điện không thiếunhưng một số khu vực tại Hà Nội sẽ có khả năngkhó khăn trong việc cung cấp điệndo thiếu lưới. Hiện EVN vẫn đang tiếp tục phối hợp với TP Hà Nội để sớm giải quyết vấn đề này nhằm sớm đóngđiện tuyến 220 KV đoạn Sóc Sơn - Vận Trì mới đảm bảo đáp ứng nguồn điện cho Hà Nội.
Nhằm duy trìtăng trưởng sản xuất công nghiệp trong bối cảnh còn nhiều khókhăn, tại cuộc họp giao ban trực tuyến thường kỳ của Bộ Công Thương diễn rahôm nay (2/5), Thứ trưởngBộ Công Thương Nguyên Thành Biên cho biết, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp là ưu tiênhàng đầu trong điều hành của Bộ, đặcbiệt ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, Bộ cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, theo dõi sát biến động thị trườngthế giới cũng như trong nước để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh đẩy mạnh chương trìnhXúc tiến Thương mại quốc gia nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường mới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện chính sáchhạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu./.
Song Linh
Cổng thông tin điện tử Chính phủ