Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 12/01/2012-15:02:00 PM
Kinh tế Đức đã tránh được nguy cơ suy giảm mạnh
Xuất khẩu của Đức đã phục hồi trong tháng 11/2011 với mức tăng 2,5%, sau khi ghi nhận mức giảm lớn nhất trong vòng nửa năm qua trong tháng trước đó, giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu đạt thặng dư thương mại 15,1 tỷ euro trong tháng này.
Kinh tế Đức tăng trưởng mạnh mẽ đã kéo theo sự phát triển của các nền kinh tế châu Âu
Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Đức có thể tránh được sự suy giảm mạnh, trái ngược với kinh tế Pháp, nước dự kiến phải đối mặt mức thâm hụt thương mại kỷ lục trong năm 2011.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski, Hãng phân tích ING, cho rằng nhu cầu hàng hóa từMỹ và châu Á gia tăng là những tin tức lạc quan cho Đức trong thời gian gầnđây.Nhu cầu trong nước vững cũng biến Đức trở thành "thành trì cuối cùng" của Khu vực đồng euro (Eurozone) đang ngày một suy yếu nhanh.Trong khi đó, Pháp có nguy cơ thâm hụt thương mại kỷ lục trong năm 2011, mặc dù thâm hụt thương mại tháng 11/2011 của nước này đã giảm mạnh xuống còn 4,4 tỷeuro, nhờ xuất khẩu máy bay của Airbus tăng mạnh. Nguy cơ này cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone đang mất tính cạnh tranh so với người hàng xóm Đức.
Theo Barclays Capital, trong thời gian tới, tình trạng thâm hụt thương mại của Pháp sẽ không được cải thiện đáng kể. Chính phủ Pháp dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2012, mặc dù hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán con số này là gần 0%.
Nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu của Đức đã bình phục nhanh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và theo các số liệu chính thức, dự kiến công bố giữa tuần này, kinh tế Đức đạt tốc độ tăng trưởng 3% trong năm 2011.
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của đầu tàu kinh tế châu Âu trở nên u ám, giữa lúc những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực Eurozone đã bắt đầu gây sức ép lên lòng tin của giới đầu tư và người tiêu dùng.
Hầu hết các nhà kinh tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Đức trong năm 2012. Các số liệu cho thấy nhập khẩu của Đức giảm mạnh bất thường phản ánh nhu cầu nội đại ngày càng suy yếu ở nước này, trong khi giới phân tích dự báo xuất khẩu của Đức sẽ suy yếu trong những tháng tới, do lượng đơn đạt hàng từ nước ngoài đang sa sút.
Tuy vậy, bức tranh kinh tế châu Âu trong năm nay nhìn chung sáng sủa hơn năm ngoái. Ngày 8/1 vừa qua, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định châu Âu có thể tránh được một cuộc suy thoái trong năm 2012 và có nhiều lý do để lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng của kinh tế khu vực./.

TTXVN/Vietnam+

    Tổng số lượt xem: 712
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)