Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 24/08/2016-13:42:00 PM
Hội thảo Tham vấn kết quả rà soát mục tiêu phát triển bền vững
(MPI) – Nhằm triển khai xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (CTNS 2030), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức tiến hành rà soát 17 mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) và 169 mục tiêu cụ thể. Trong khuôn khổ các hoạt động triển khai Chương trình, ngày 23/8/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo Tham vấn kết quả rà soát mục tiêu PTBV (SDG) số 8, 10.

Bà Nguyễn Lệ Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Phó Chánh Văn phòng PTBV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội thảo.
Ảnh: Minh Trang (MPI)

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Lệ Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Phó Chánh Văn phòng PTBV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày về CTNS 2030 và công tác xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện CTNS 2030 ở Việt Nam. Trước đây, Mục tiêu Thiên niên kỷ và PTBV là hai quá trình song song, trong khi Mục tiêu Thiên niên kỷ tập trung nhiều vào khía cạnh xã hội với xóa nghèo là mục tiêu chính, còn PTBV tập trung vào sự bền vững môi trường, trong đó Chính phủ đóng vai trò chính với nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển.

CTNS 2030 mang tính toàn diện, phổ quát, duy nhất hoàn tất công việc còn dang dở của mục tiêu thiên niên kỷ và không để ai bị bỏ lại phía sau. Tiếp tục thực hiện PTBV với quan điểm tích hợp và cân bằng tất cả các khía cạnh chính, cách tiếp cận “toàn thể xã hội” và “toàn thể chính phủ”, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong nước để thực hiện CTNS 2030. Các nguyên tắc của CTNS 2030 bao gồm: Quyền làm chủ quốc gia; Cách tiếp cận bao trùm và cùng tham gia; Tính phổ quát; Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước; Cách tiếp cận dựa trên nhân quyền; Cách tiếp cận tích hợp để phát triển bền vững.

Việt Nam đã dựa trên 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể của CTNS 2030 vì sự PTBV của Liên Hợp Quốc để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp trong đó, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, khả năng và ưu tiên phát triển của Việt Nam trong từng giai đoạn, có tính kế thừa từ các chiến lược, chính sách, chương trình kế hoạch phát triển hiện hành chủ yếu, quan trọng của quốc gia.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Minh Trang (MPI)

Các mục tiêu cụ thể được rà soát dựa trên các chiến lược, kế hoạch quốc gia, chương trình cấp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đánh giá mức độ ưu tiên, phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của Việt Nam, khả năng lồng ghép vào chính sách để từ đó đề xuất các chỉ số đo lường bổ sung hoặc chỉ số thay thế cho phù hợp với điều kiện và ưu tiên của Việt Nam, lộ trình thời gian thực hiện đến năm 2020, 2025 và 2030 và phân công các cơ quan chủ trì, phối hợp trong thực hiện, theo dõi, đánh giá. Về kết quả rà soát Mục tiêu 8 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, có sự tham gia và được duy trì liên tục, việc làm đầy đủ và năng suất, việc làm bền vững cho tất cả mọi người gồm 12 mục tiêu cụ thể và Mục tiêu 10 giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia gồm 10 mục tiêu cụ thể cho thấy, đa số các SDG đã phù hợp với khung khổ pháp lý và có sự tương đồng với mục tiêu của Việt Nam nhưng Việt Nam chưa có mục tiêu đến năm 2030. Hai mục tiêu đề nghị không áp dụng cho Việt Nam là Tăng hỗ trợ Trợ giúp Thương mại cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt các quốc gia kém phát triển, kể cả thông qua Khung Tăng cường tổng hợp về Hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại cho các quốc gia kém phát triển (SDG 8a) vì mục tiêu của nước phát triển dành cho nước đang phát triển và kém phát triển và Cải thiện quy chế và giám sát các thị trường và thể chế tài chính toàn cầu và tăng cường thực hiện những quy chế này (SDG 10.5)./.

Thúy Quyên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 2365
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)