Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, một bộ phận DN trực thuộc Thành phố phải tiến hành cổ phần hóa chính là những DN có bất cập, vướng mắc mang tính đặc thù.
Tính đến cuối năm 2013, Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu đối với 5 Tổng Công ty và 4 công ty.
Xác định vướng mắc
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, qua quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh, việc tiến hành cổ phần hóa DNNN ở Hà Nội đã đạt được những kết quả cơ bản và chủ yếu nhưng nhìn chung vẫn còn chậm do một số khó khăn, vướng mắc.
Trong lĩnh vực xử lý tài chính và xác định giá trị DN, thủ tục xử lý các khoản tồn tại về tài sản, công nợ rất phức tạp và khó thực hiện. Việc xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến tồn tại về tài sản, công nợ cũng như việc xử lý các tồn tại về tài chính tại các DN còn có khó khăn do nhiều năm trước đây không giải quyết thường xuyên, dứt điểm và các DN chưa tuân thủ Pháp lệnh về Kế toán và Thống kê, các quy định về quản lý tài chính DN. Vì vậy, không bảo đảm đủ hồ sơ để trình chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý dứt điểm các tồn tại cho DN khi cổ phần hóa.
Tiếpđến là việc thực hiện chính sách lao động dôi dư đối với DNNN thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, phức tạp do DN không có đủ khả năng chi trả theo mức quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP, quy định của Bộ LĐTBXH.
5 Tổng Công ty đã được TP. Hà Nội phê duyệt đề án tái cơ cấu là: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội.
4 công ty 100% vốn Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con được phê duyệt đề án tái cơ cấu gồm: Công ty TNHH MTV Hanel, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
|
Gỡ“nút thắt”
Chủtịch UBND TP. Hà Nội cho rằng, trong lĩnh vực định giá, với những trường hợp không định giá được vì thất lạc hồ sơ, chứng từ nợ, cần đưa ra những cơ sở để có thể định giá và cổ phần hóa được. Việc này nên giao cho các cơ quan tài chính thực hiện hoặc có phương án phải tạm tính nợ đó.
Bên cạnh đó, thực tế có trường hợp các cơ quan tài chính, chủ DN và ngay cả khi có kiểm toán vào làm việc vẫn chưa thống nhất được giá trị khối tài sản của DN. Khi chưa thống nhất được thì cứ “om” để đấy, dẫn tới làm chậm tiến trình đổi mới DN. Để giải quyết vấn đề này, cần xác định vấn đề gì phải thống nhất để tìm được sự đồng thuận, có thể giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tạo sự đồng thuận chung.
Đểgiải quyết vấnđề người lao động cần phải có chính sách cụ thể hỗ trợ người lao động dôi dư sau cổ phần hóa.
Một vấnđề khác nảy sinh lànhiều DN tớiđây phải hợp nhất lại kiến nghịcần cổphần hóa trước khi hợp nhất. Về vấn đề này, theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, có thể chấp nhận một cơ chế hạch toán của DN theo kiểu “một DN, hai chế độ” trong thời gian nhất định theo lộ trình để DN tiến hành cổ phần hóa toàn bộ. Làm như vậy sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu của người lao động, lại vừa giúp quá trình hợp nhất, sắp xếp lại DNNN được thực hiện nhanh hơn.
Minh Anh
Cổng thông tin điện tử Chính phủ