Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư bên thềm năm mới 2013, Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng, với rất nhiều giải pháp cụ thể, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm thực hiện từ trên xuống dưới, năm 2013, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực.
Thưa Thứtrưởng, nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm khókhăn, nhưng nhìn lại, cũng không phải làkhông cónhững điểm sáng. Đâu lànguyên nhân của những thành quả này?
Năm 2012, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,03%. Đây đúng làmức tăng trưởng còn thấp so với kếhoạch đề ra vàthấp hơn nhiều so với các năm trước, nhưng tôi cho rằng, đó làcon sốchấp nhậnđược trong bối cảnh kinh tếthếgiới vàtrong nước gặp nhiều khó khăn, phải ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ đạt khoảng 7%. Nhất quán điều hành nền kinh tế theo hướng này, với quyết tâm và nỗ lực lớn, năm 2012, lạm phát được kiềm chế ở mức 6,81%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ.
Năm 2011, khi chỉsốgiátiêu dùng (CPI) diễn biến phức tạp, nhiềuýkiến lo ngại rằng, lạm phát năm 2012 sẽởmức cao. Nhưng Chính phủ, ngay từcuối tháng 12/2011, đã quyết liệtđiều hành, chỉđạo các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm triển khai một loạt giải pháp, như kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công… để thực hiện thành công Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Tất nhiên, việc lạm phát ở mức 6,81% còn do yếu tố sức mua thấp, song có thể khẳng định rằng, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và sau này là Nghị quyết số 13/NQ-CP chính là nền tảng quan trọng để nền kinh tế đạt được những thành quả quan trọng trong năm 2012.
Đó cụ thể là những gì, thưa Thứ trưởng?
Điều quan trọng nhất mà chúng ta đạt được trong năm 2012 chính là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Còn về những chỉ tiêu cụ thể, có thể tự hào với mức tăng trưởng xuất khẩu trên 18%, hay cán cân thanh toán tổng thể dự báo thặng dư 8 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,1 tỷ USD của năm 2010 và cao hơn nhiều so với mức thặng dư khoảng 2,6 tỷ USD của năm 2011. Dự trữ ngoại hối cũng tăng nhanh, từ 10 tỷ USD lên tương đương 12 tuần nhập khẩu. Tỷ giá ổn định và niềm tin vào tiền đồng Việt Nam cũng tốt hơn.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, một trong những mục tiêu quan trọng khác của nền kinh tế, làtái cơcấu nền kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng, cũng đã bắtđầu được thực hiện. Điều rõ thấy nhất là việc một số ngân hàng được sáp nhập, tái cơ cấu. Một số tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành...
Đặc biệt, việc tái cơ cấu đầu tư công, lĩnh vực mà Bộ Kế hoạch vàĐầu tưđược giao chủ trì thực hiện, đã đạt được những kết quả rất tích cực. Năm 2012, chúng tôi đã quyết liệt triển khai thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường quản lý đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, cắt giảm đầu tư công, loại bỏ những rào cản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, qua đó kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm tỷ trọng đầu tư công trong vốn đầu tư toàn xã hội.
Thêm vàođó, vớiđầu tư công, đã chuyển từphân giao vốn, kếhoạch theo từng năm sang trung vàdài hạn, khoảng 3 - 5 năm. Điều này tạo sựchủđộng cho địa phương trong việc chọn dựán thiết thựcđể triển khai, dựa trên tổng nguồn vốnđược phân bổtrong từng giai đoạn, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún như trước kia. Địa phương chủ động quyết định dự án, nhưng Trung ương chịu trách nhiệm thẩm định, giám sát chặt chẽ việc đầu tư này.
Thực tế, từkhi thực hiện Chỉ thị1792/CT-TTg, đã cómột bước tiến lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đầu tư công. Năm 2013, kết quả sẽ càng rõ nét hơn nữa. Vừa rồi, qua kiểm tra, có tới 96,5% số vốn ngân sách trung ương phân bổ cho bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg. Nhờ phân bổ vốn tập trung, năm 2013, tổng số công trình hoàn thành sẽ tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn. Cứ đà này, đến năm 2015, tình hình sẽ được cải thiện đáng kể.
Nhưng thưa Thứtrưởng, vẫn có ýkiến cho rằng, tiến trình tái cơcấu nền kinh tếcòn kháchậm…?
Điều này làđúng, Chính phủ cũng đã nhận thấy. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 làđẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, dù kinh tếnăm 2012 đãđạt được những kết quả quan trọng, nhưng một sốchỉ tiêu quan trọng không đạt được. Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc. Tồn kho vẫn ở mức khá cao. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được xử lý... Đây chính là những thách thức của nền kinh tế trong năm 2013, nhất là trong bối cảnh nhiều dự báo cho thấy, kinh tế thế giới phục hồi chậm, rủi ro còn cao.
Muốn thực hiện tái cơcấu kinh tế, phải làm sao xửlýđược nợxấu, hàng tồn kho...
Trước thềm năm mới, Thứtrưởng dựcảm thếnào vềkhảnăng hoàn thành Kếhoạch Phát triển kinh tế- xãhội năm 2013?
Vào những ngày cuối năm 2012, Chính phủ đã cócuộc họp trực tuyến với cácđịa phương để bàn vềcác biện pháp triển khai kếhoạch năm 2013. Sẽcóhai nghịquyếtđược Chính phủban hành, một vềphát triển kinh tế - xãhội vàmột vềtháo gỡkhó khăn cho sản xuất - kinh doanh, phá băng bất động sản. Các vấn đề về giải quyết nợ xấu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đã được Chính phủ tập trung thảo luận. Các biện pháp cụ thể sẽ sớm được ban hành.
Thủtướng Chính phủđã một lần nữa khẳng định rằng, năm 2013, sẽ tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn, còn lạm phát thấp hơn năm 2012. Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo, điều hành ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm để thực hiện thắng lợi Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, đặc biệt là việc kiềm chế lạm phát.
Tôi cho rằng, với rất nhiều giải pháp cụthể, cộng thêm sựchỉđạo quyết liệt vàquyết tâm thực hiện từtrên xuống dưới, năm 2013, nền kinh tếViệt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực và tiếp tục đạt được những thành quả quan trọng. Việc thực hiện kế hoạch năm là khả thi./.