1. Tăng trưởng kinh tế
Sáu tháng đầu năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước tính tăng 8,68% so với cùng kỳ năm trước (KH cả năm 8,2%), đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, cao hơn cả nước và là tỉnh có tốc độ tăng khá so với các tỉnh trong khu vực.
Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89% và đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; công nghiệp và xây dựng tăng 10,09% và đóng góp 5,23% điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực thương nghiệp và dịch vụ tăng 8,68% và đóng góp 3,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Như vậy, 6 tháng đầu năm nay, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá ổn định trên cả ba khu vực, tăng cao nhất là khu vực công nghiệp, xây dựng, số lượng doanh nghiệp mới đi vào sản xuất có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng của khu vực này; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn do diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm, song năng suất của một số loại cây trồng vẫn ổn định, giá thịt lợn hơi từ đầu năm tăng mạnh tạo động lực cho người dân phát triển đàn lợn, đàn gia cầm nên ngành nông nghiệp có kết quả sản xuất tăng trưởng khá; khu vực thương mại, dịch vụ vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Trồng trọt
Đối với cây hàng năm: Kết thúc gieo trồng vụ Đông Xuân 2018, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 52.857 ha, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2017 (giảm 3.674 ha). Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính như sau: lúa Xuân đạt 33.374 ha, giảm 5,74% so với cùng kỳ năm trước (giảm 2.033 ha); diện tích gieo trồng ngô 5.306 ha, giảm 15,01% so với cùng kỳ (giảm 937 ha); cây lấy củ có chất bột 468 ha, giảm 10,39% (giảm 54 ha) trong đó: khoai lang 397 ha, giảm 13,71% so với cùng kỳ; cây có hạt chứa dầu 1.413 ha, giảm 21,43% so với cùng kỳ (giảm 677ha), trong đó: lạc 677 ha, giảm 6,12%; đậu tương 728 ha, giảm 32,02%; cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 11.436 ha, giảm 1,19% (giảm 138 ha), trong đó: rau các loại 9.562 ha, giảm 0,4% (giảm 39 ha); đậu các loại 376 ha, giảm 29,56% (giảm 158 ha); diện tích hoa, cây cảnh 1.499 ha, tăng 4,04% (tăng 58 ha); cây gia vị, dược liệu hàng năm 593 ha, giảm 29,24% (giảm 245 ha); cây hàng năm khác đạt 266 ha, trong đó cây làm thức ăn gia súc đạt 228 ha. Hầu hết diện tích gieo trồng các loại cây vụ Đông Xuân đều giảm, nguyên nhân là do một số hộ dân đã chuyển diện tích trồng cây hàng năm cho hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình trồng các loại cây lâu năm (nhãn, chuối, cam, nghệ...), cây hàng năm kết hợp nuôi trồng thủy sản cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, nhượng đất xây dựng doanh nghiệp, kinh tế trang trại,...
Vụ Đông Xuân 2018, thời tiết cơ bản thuận lợi đã tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, mặt khác công tác dự báo, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên sâu bệnh phát sinh gây hại ít. Năng suất lúa đông xuân 2018 sơ bộ đạt 67,01 tạ/ha, tăng 1,16 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước, và được đánh giá là Vụ được mùa; năng suất ngô 59,46 tạ/ha, tăng 1,05 tạ/ha; năng suất khoai lang đạt 154,08 tạ/ha, tăng 6,46 tạ/ha; năng suất lạc đạt 34,25 tạ/ha, tăng 1,02 tạ/ha; năng suất đậu tương 20,95 tạ/ha, tăng 1,02 tạ/ha; năng suất rau các loại đạt 249 tạ/ha, tăng 10,99 tạ/ha; năng suất đậu các loại đạt 21,06 tạ/ha, tăng 0,75 tạ/ha.
Sản lượng sơ bộ các loại cây trồng như sau: lúa đạt 223.645 tấn, giảm 4,08% so với cùng kỳ (giảm 9.523 tấn), nguyên nhân chủ yếu do diện tích lúa giảm; sản lượng ngô đạt 31.550 tấn, giảm 13,48% so với cùng kỳ (giảm 4.917 tấn); sản lượng lạc đạt 2.320 tấn, giảm 5,23% so với cùng kỳ (giảm 128 tấn); đậu tương sơ bộ đạt 1.525 tấn, giảm 28,54% so với cùng kỳ (giảm 609 tấn); sản lượng rau các loại sơ bộ đạt 238.160 tấn, tăng 4,19% so với cùng kỳ (tăng 9.588 tấn).
Theo báo cáo tiến độ sản xuất vụ xuân đến 22/6, đến nay nông dân các địa phương đã thu hoạch xong diện tích lúa Xuân; diện tích thu hoạch rau màu 6.696 ha; diện tích làm đất lần 1 đạt 26.080 ha, lần 2 đạt 6.750 ha; diện tích làm mạ vụ Mùa ngả dược mạ đạt 2.633 ha, gieo mạ dược 2.190ha; mạ nền cứng quy dược 220 ha; diện tích gieo thẳng 1.110 ha; diện tích trồng rau màu vụ Hè, Hè – Thu đạt 1.830 ha.
Cây lâu năm: chủ yếu là các loại cây ăn quả (không có cây công nghiệp). Hiện nay, việc mở rộng diện tích cây ăn quả 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục phát triển mạnh. Trong đợt phát động tết trồng cây đầu năm 2018 toàn tỉnh trồng được 320 ngàn cây, trong đó 285 ngàn cây ăn quả và 35 ngàn cây bóng mát, cây lấy gỗ. Diện tích các loại cây lâu năm đạt 11.844 ha, tăng 1.493 ha hay tăng 14,42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích tăng chủ yếu là cây ăn quả tăng 1.388 ha. Một số cây ăn quả có diện tích tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Cây chuối tăng 178 ha (tăng 8,44%); cây ổi tăng 145 ha (tăng 34,08%); cây cam tăng 109 ha (tăng 7,19%); cây bưởi tăng 327 ha (tăng 39,26%); cây quất tăng 31 ha (tăng 37,51%); cây táo tăng 50 ha (tăng 16,32%); cây nhãn tăng 447 ha (tăng 11,58%); cây vải tăng 144 ha (tăng 32,88%); cây nghệ tăng 189 ha so với cùng kỳ năm trước. Những loại cây trồng như chuối, cam, chanh, bưởi, quất, táo được trồng tập trung ở huyện Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, thành phố Hưng Yên, Yên Mỹ; ổi trồng tập trung ở Văn Giang; vải trồng tập trung nhiều ở Phù Cừ; nghệ trồng tập trung ở Khoái Châu và hiện nay cây nhãn đang được phát triển mở rộng trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, đây vừa là cây thế mạnh của tỉnh, phù hợp với đồng đất địa phương. Ước tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu như: Sản lượng chuối đạt 32.750 tấn, tăng 2.736 tấn (tăng 9,12%); sản lượng ổi đạt 4.548 tấn, tăng 277 tấn (tăng 6,48%); sản lượng cam đạt 20.150 tấn, tăng 2.800 tấn (tăng 16,14%); sản lượng chanh đạt 450 tấn, tăng 95 tấn (tăng 26,76%); táo đạt 5.620 tấn, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm trước.
b. Chăn nuôi
Từ đầu năm đến nay, công tác tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh được triển khai thường xuyên, đồng bộ và kịp thời nên không có địa phương nào xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc, bệnh tai xanh ở lợn. Công tác phòng chống dịch bệnh đã được triển khai tốt, có hiệu quả, nhất là công tác tuyên truyền, vận động để người chăn nuôi nâng cao hiểu biết, ý thức phòng dịch hơn chống dịch, chăn nuôi bền vững và an toàn hơn. Qua tổng hợp của các ngành chức năng, vụ Xuân năm nay, Chi cục Thú y đã cấp phát cho các địa phương đầy đủ vắc-xin, đã đăng kí và triển khai tiêm phòng đúng thời gian quy định đảm bảo 100% kế hoạch. Trong đó, đã tiêm phòng 20.780 liều vắc-xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò; trên 710.000 liều vắc-xin bệnh phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng cho đàn lợn; 70.000 liều vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc (trâu, bò, lợn, dê). Đến ngày 30/5, các địa phương trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng bệnh tụ huyết trùng lần 2 cho đàn gia súc. Các đối tượng trong diện tiêm bổ sung lần này là trâu, bò, lợn nái và lợn đực giống, được cán bộ thú y các địa phương rà soát, tổng hợp nhằm tránh bỏ sót những đối tượng chưa được tiêm hoặc chưa đến diện tiêm trong đợt tiêm phòng trước. Việc tiêm phòng đã được tiến hành khẩn trương và hoàn thành sớm trong 1 tuần, bảo đảm tiến độ và chất lượng tiêm, kịp thời ngăn chặn nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
ua kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/4 thì đàn gia súc, gia cầm và sản lượng sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể như sau: đàn trâu có 2.755 con, tăng 0,8%, sản lượng thịt trâu xuất chuồng đạt 155 tấn, tăng 1,31%; đàn bò có 35.251 con, tăng 2,68%, sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt 1.905 tấn, tăng 5,95%; đàn lợn có 559.988 con, giảm 4,62%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 53.807 tấn, tăng 1,42%; đàn gia cầm có 7.879 nghìn con, tăng 2,43%, sản lượng thịt gia cầm 14.921 tấn, tăng 3,57%. Hiện nay, tình hình chăn nuôi lợn bắt đầu tái đàn mạnh khi giá thịt lợn hơi tăng cao, đối với Hưng Yên có gần 1.000 trang trại chăn nuôi lợn, dự tính số lượng đàn lợn sẽ tăng trong thời gian tới, chăn nuôi gia cầm tiếp tục giữ ổn định và phát triển khá.
c. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản ước 6 tháng đạt 2.925 ha, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là diện tích nuôi cá 2.831 ha, không còn diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Sản xuất thủy sản của tỉnh ngày càng được quan tâm phát triển do vậy công tác khuyến ngư tiếp tục được quan tâm và triển khai tích cực. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 20.517 tấn, tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác 345 tấn; sản lượng thủy sản nuôi trồng 20.172 tấn, tăng 4,83% so với cùng kỳ.
3. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Sáu tăng 14,07% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp khai thác giảm 23,85%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,48%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,45%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,94%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với cùng kỳ năm trước như: quần áo các loại tăng 15,12%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 14,48%; bao bì bằng chất dẻo các loại tăng 11,26%; sản phẩm bằng plastic còn lại chưa được phân vào đâu tăng 11,23%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 6,61%; sắt thép các loại tăng 1,75%; mạch điện tử tích hợp tăng 7,55%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 3,04%; máy giặt loại dùng cho hiệu giặt là quần áo tăng 16,97%; xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa tăng 20,06%; phụ tùng khác của xe có động cơ tăng 4,66%; điện thương phẩm tăng 6,44%.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng (cát) giảm 24,08%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,53%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,82%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,23%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước như: Mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 8,41%; quần áo các loại tăng 12,89%; thùng, hộp bằng giấy các loại tăng 13,25%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 12,2%; sản phẩm bằng plastic các loại tăng 12,45%; gạch xây dựng bằng đất sét nung tăng 4,15%; sắt thép các loại tăng 10,04%; mạch điện tử tích hợp tăng 11,31%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 8,44%; xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa tăng 12,48%; điện thương phẩm tăng 11,82%.
4. Thương mại, dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ trong tháng Sáu ước đạt 2.540.007 triệu đồng, tăng 9,94% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước 5.159 triệu đồng, tăng 4,53%; kinh tế tập thể 728 triệu đồng, tăng 21,94%; kinh tế cá thể 1.632.126 triệu đồng, tăng 11,64%; kinh tế tư nhân 853.293 triệu đồng, tăng 6,56%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 48.702 triệu đồng, tăng 15,65% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 15.028.359 triệu đồng, tăng 10,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước 29.915 triệu đồng, giảm 4,2%; khu vực kinh tế tập thể 4.241 triệu đồng, tăng 21,14%; kinh tế cá thể 9.804.013 triệu đồng, tăng 11,96%; kinh tế tư nhân 4.907.535 triệu đồng, tăng 8,73%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 282.655 triệu đồng, tăng 15,18%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa sáu tháng đầu năm ước đạt 12.156.193 triệu đồng, chiếm 80,89% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và tăng 11,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu bán lẻ lương thực, thực phẩm tăng 13,42%; hàng may mặc tăng 13,2%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 14,92%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 13,25%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,58%; ô tô các loại giảm 71,28%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng 5,5%; xăng, dầu các loại tăng 19,12%; đá quý, kim loại quý tăng 30,65%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành sáu tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 812.176 triệu đồng, chiếm 5,4% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 33.166 triệu đồng, tăng 5,5%; dịch vụ ăn uống 775.889 triệu đồng, tăng 7,77%; dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch 3.120 triệu đồng, tăng 13,21%.
Doanh thu dịch vụ khác sáu tháng đầu năm 2018 ước đạt 2.059.991 triệu đồng, chiếm 13,71% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và tăng 10,60% so với cùng kỳ năm 2017.
b. Hoạt động vận tải
Vận tải hành khách tháng Sáu ước đạt 1.161 nghìn lượt người vận chuyển và 71.116 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 7,2% về lượt người vận chuyển và tăng 9,33% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 52.988 triệu đồng, tăng 9,68% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm 2018, vận tải hành khách ước đạt 6.837 nghìn lượt người vận chuyển và 418.645 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 9,86% về lượt người vận chuyển và tăng 9,26% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 311.024 triệu đồng, tăng 10,77% so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải hàng hoá tháng Sáu ước đạt 2.558 nghìn tấn vận chuyển và 90.311 nghìn tấn luân chuyển, tăng 10,15% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 9,21% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 201.084 triệu đồng, tăng 11,36% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm 2018, vận tải hàng hóa ước đạt 14.029 nghìn tấn vận chuyển và 502.331 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 10,13% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 10,55% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.130.117 triệu đồng, tăng 11,53% so với cùng kỳ năm trước.
5. Thu chi ngân sách, ngân hàng
a. Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách tháng Sáu ước đạt 1.234.689 triệu đồng, tăng 40,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu nội địa 1.004.689 triệu đồng, tăng 62,40%; thuế xuất nhập khẩu 230.000 triệu đồng, giảm 12,11% so với cùng kỳ năm trước. Một số khoản thu trong tháng dự tính như sau: Thu từ kinh tế quốc doanh 15.938 triệu đồng, tăng 5,44%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 132.449 triệu đồng, tăng 42,78%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 561.233 triệu đồng, tăng 169,6%; thu lệ phí trước bạ 28.438 triệu đồng, tăng 34,92%; thu thuế thu nhập cá nhân 60.062 triệu đồng, tăng 53,18%; các khoản thu về nhà đất 163.582 triệu đồng, giảm 19,99% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung sáu tháng đầu năm 2018, thu ngân sách nhà nước ước đạt 5.823.667 triệu đồng, tăng 10,15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu nội địa 4.350.000 triệu đồng, tăng 17,64%; thuế xuất nhập khẩu 1.473.667 triệu đồng, giảm 7,3% so với cùng kỳ. Một số khoản thu nội địa như sau: Thu từ kinh tế quốc doanh 97.000 triệu đồng, giảm 14,82%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 810.000 triệu đồng, tăng 29,76%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 1.595.000 triệu đồng, tăng 3,18%; thu lệ phí trước bạ 145.000 triệu đồng, tăng 14,45%; thuế thu nhập cá nhân 412.000 triệu đồng, tăng 19,16%; các khoản thu về nhà đất 993.000 triệu đồng, tăng 40,87%; các khoản thu khác 96.000 triệu đồng, tăng 53,03% so với cùng kỳ năm trước.
b. Chi ngân sách nhà nước
Tính lũy kế từ đầu năm đến ngày 18/6/2018, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt 3.862.392 triệu đồng, đạt 44,29% kế hoạch năm. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.408.380 triệu đồng, đạt 53,08% kế hoạch; chi thường xuyên 2.454.012 triệu đồng, đạt 40,44% kế hoạch. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 248.867 triệu đồng; chi giáo dục, đào tạo 943.995 triệu đồng; chi sự nghiệp y tế 189.611 triệu đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 46.110 triệu đồng; chi đảm bảo xã hội 184.313 triệu đồng; chi quản lý hành chính 585.682 triệu đồng, chi khác 236.561 triệu đồng.
c. Hoạt động ngân hàng
Tính đến 31/5/2018, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 69.383.053 tỷ đồng, tăng 7,55% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó: Nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 59.776.813 triệu đồng, tăng 6,71% và chiếm 86,15% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 51.737.274 triệu đồng, tăng 3,19% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn 35.134.740 triệu đồng, tăng 2,35%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 16.602.534 triệu đồng, tăng 5,01%. Dư nợ cho vay bằng nội tệ 49.001.835 triệu đồng, tăng 2,74%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 2.735.439 tỷ đồng, tăng 12%. Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.177.191 tỷ đồng (chiếm 2,28% tổng dư nợ), tăng 62,29% so với thời điểm 31/12/2017.
6. Hoạt động đầu tư và thu hút doanh nghiệp
a. Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
Sáu tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư phát triển ước đạt 14.069.370 triệu đồng, tăng 9,33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn đầu tư nhà nước đạt 2.145.446 triệu đồng, tăng 5,16%; Vốn đầu tư ngoài nhà nước 7.462.538 triệu đồng, tăng 8,24%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.461.386 triệu đồng, tăng 13,41% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10.497.322 triệu đồng, tăng 9,29%; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB 1.563.183 triệu đồng, tăng 11,23%; vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ 547.664 triệu đồng, tăng 9,66%; vốn đầu tư bổ sung lưu động 1.371.454 triệu đồng, tăng 8,09%; vốn đầu tư khác 89.747 triệu đồng, giảm 0,12% so với cùng kỳ năm trước.
b. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp
Công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh tiếp tục được các cấp các ngành quan tâm. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm 2018; tổ chức Hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp; Hội nghị gặp mặt Hội doanh nghiệp tỉnh và các hội doanh nghiệp. Sáu tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh thu hút thêm 92 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 5.426 tỷ đồng, đưa tổng số dự án đầu tư trong nước lên 1.380 dự án với tổng số vốn đăng ký 120.488 tỷ đồng. Tính đến 18/6/2018, toàn tỉnh có 409 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.057.322 nghìn USD, trong đó từ đầu năm đến nay có 16 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 49.507 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 151 dự án, vốn đăng ký là 2.682.797 nghìn USD, chiếm 66,12% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 120 dự án, vốn đăng ký 624.678 nghìn USD, chiếm 15,4% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 81 dự án, vốn đăng ký 375.626 nghìn USD, chiếm 9,26% tổng số vốn đăng ký. Trong năm có thêm 28 dự án đi vào hoạt động, đưa tổng số dự án đi vào hoạt động lên 982 dự án, tạo việc làm mới cho trên 5,8 nghìn lao động.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai các giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, công tác đăng ký, thành lập mới doanh nghiệp đạt kết quả tích cực. Có thêm 620 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký ước đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 2,5% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2017; có 110 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 32,5%; 142 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 46 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt 9.180 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký ước đạt 85.485 tỷ đồng, trong đó có khoảng 72,4% doanh nghiệp đang hoạt động; 8,2% doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 19,4% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. Hoàn thành công tác sắp xếp, cổ phần hóa tại 3 doanh nghiệp nhà nước và 2 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh.
7. Chỉ số giá
a. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng sáu tăng 0,52% so với tháng trước. Trong đó: Có 7/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng, bao gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,95%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,01%; hàng may mặc, mũ, nón, giầy, dép tăng 0,15%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,53%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; dịch vụ giao thông tăng 1,11%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,1%. Có 3/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá ổn định so với tháng trước là: thuốc và dịch vụ y tế; dịch vụ giao thông; dịch vụ bưu chính viễn thông. Riêng nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số giá giảm 0,03% so với tháng trước.So với tháng 12/2017, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu năm nay tăng 2,33%. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 4,22%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,31%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép giảm 0,02%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,55%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,54%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; dịch vụ giao thông tăng 6,68%; bưu chính, viễn thông giảm 0,75%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,03%; riêng dịch vụ giáo dục ổn định so với tháng 12/2017.
So với tháng cùng kỳ năm 2017, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu năm nay tăng 6,18%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 8,39%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,74%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,33%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,09%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,66%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 15,29%; dịch vụ giao thông tăng 11,79%; dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 0,75%; giáo dục tăng 3,63%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,82%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,99%.
Bình quân chung sáu tháng đầu năm 2018, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,03% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,73%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,59%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,45%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,36%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 35,38%; dịch vụ giao thông tăng 7,63%; bưu chính, viễn thông giảm 0,76%; dịch vụ giáo dục tăng 3,72%; dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,3%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,86%.
b. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng Sáu giảm 0,74% so với tháng trước và ở mức giá bình quân 3.640.000 đồng/chỉ. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,11% so với tháng trước, mức giá bình quân 22.837 đồng/USD.
8. Một số hoạt động văn hóa, xã hội
a. Đời sống dân cư
Nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người cao tuổi và đối tượng xã hội để đảm bảo người dân được đón Tết đầm ấm, vui tươi. Tổng kinh phí chi cho hoạt động thăm, tặng quà người có công và các đối tượng xã hội khoảng 47 tỷ đồng.
Tổ chức đoàn đại biểu của tỉnh đi thăm viếng nghĩa trang Điện Biên, nghĩa trang nhà tù Sơn La và di tích lịch sử Nhà tù Sơn La. Ban hành quyết định hưởng trợ cấp mai táng phí cho 1.150 thân nhân người có công, quyết định hưởng trợ cấp 1 lần đối với 18 thân nhân Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, 240 quyết định thờ cúng Liệt sỹ.
Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2018 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số”. Triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2018 và các hoạt động trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
b. Lao động việc làm
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh đã tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm với trên 200 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Số người được tư vấn về việc làm, chính sách lao động, tư vấn về học nghề, xuất khẩu lao động là 3.548 người.
Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2018 với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Xúc tiến Chương trình xuất khẩu lao động tại Cộng hoà Séc. Triển khai Chương trình EPS đưa người lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã tạo việc làm trong nước cho 9.371 người, đạt 49,06% kế hoạch; xuất khẩu 1.734 lao động, đạt 51% kế hoạch. Toàn tỉnh tuyển sinh, đào tạo nghề cho 21.171 người, đạt 46,84% kế hoạch. Trong đó: Cao đẳng 738 người, trung cấp 806 người, sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn 19.627 người.
c. Hoạt động văn hóa, thể thao
Hoạt động văn hoá
Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã tổ chức 04 cuộc văn nghệ quần chúng chào mừng kỷ niệm các ngày lễ của đất nước, của địa phương; tổ chức 32 buổi xe tuyên truyền lưu động trên địa bàn tỉnh; 08 buổi văn nghệ cổ động tại các huyện; tham gia liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc tại tỉnh Thừa Thiên Huế đạt kết quả xuất sắc. Tổ chức 61 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó có chương trình ca múa nhạc đêm giao thừa tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh; chương trình nghệ thuật phục vụ Đại hội Thể dục thể thao của tỉnh; chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày 06 cuộc tại nhà trưng bày Bảo tàng và địa phương với các chuyên đề như: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội và thành quả”, “Sức sống Trường Sa - Sắc màu tình nguyện”, “Cổ vật Hưng Yên năm 2018”, “64 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Giáo dục Hưng Yên xưa và nay”, “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”.
Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh đã tổ chức 350 buổi chiếu phim tại Rạp và lưu động chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của tỉnh, của đất nước.
Thư viện tỉnh đã tổ chức 08 cuộc tuyên truyền giới thiệu, trưng bày sách; tổ chức Phòng đọc Báo xuân Mậu Tuất 2018; tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề, chủ đề: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phối hợp tổ chức Ngày hội sách và Văn hóa đọc tỉnh năm 2018 với chủ đề: “Sách với gia đình”. Thực hiện tuyên truyền chào mừng, hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4, ngày sách và bản quyền thế giới 23/4.
Ngày 8/6/2018, tại Trung tâm hội nghị tỉnh đã diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948- 11/6/2018) và biểu dương, khen thưởng điển hình tiên tiến qua các thời kỳ trên địa bàn tỉnh. Tại buổi lễ, 6 đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017 đã được trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ; các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước được tặng bằng khen của UBND tỉnh.
Hoạt động thể thao
Thể thao quần chúng: Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển trong toàn tỉnh. Các cấp, các ngành đã tổ chức hàng trăm lượt thi đấu, giao lưu thể dục thể thao và các trò chơi truyền thống. Thể dục thể thao trong trường học, lực lượng vũ trang và trong cán bộ, công nhân viên chức được duy trì ổn định. Tổ chức thành công lễ khai mạc Đại hội thể dục thể thao tỉnh Hưng Yên lần thứ VIII năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức thi đấu 05 môn trong chương trình Đại hội thể dục thể thao.
Thể thao thành tích cao: Tổ chức tốt công tác đào tạo, huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá, thải loại các vận động viên (VĐV), đồng thời tuyển chọn bổ sung thay thế ổn định quân số. Chuẩn bị tốt lực lượng VĐV tham dự các giải thể thao quốc gia và tham dự Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018. Trong 6 tháng đầu năm đã tham gia 10 giải thể thao quốc gia, đạt 35 huy chương các loại, trong đó 05 huy chương Vàng, 12 huy chương Bạc và 18 huy chương Đồng. Có 02 VĐV đạt Kiện tướng, 04 VĐV cấp I.
d. Hoạt động Y tế
Công tác giám sát dịch được thực hiện thường xuyên. Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh không có dịch xảy ra. Bảo đảm chế độ trực dịch và báo cáo dịch theo đúng quy định. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Tả, Viêm Não NBB, Sốt xuất huyết,... không phát hiện trường hợp nào. Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch khác xuất hiện lẻ tẻ tại các huyện. Phân phối vắc xin tiêm chủng mở rộng, vật tư theo kế hoạch cho y tế cơ sở triển khai tiêm chủng cho các cháu hàng tháng. Trong và sau tiêm chủng không có tai biến xảy ra. Số phụ nữ có thai được khám trên 3 lần trước khi đẻ đạt 98%, tỷ lệ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt 100%.
Công tác phòng chống HIV/AIDS: Tính đến ngày 31/5/2018, lũy kế số người nhiễm HIV/AIDS là 1.645 người, trong đó: Số người nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống 825 người, số bệnh nhân tử vong do AIDS 820 người. Triển khai tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2018 (từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6) với chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2020”.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018. Giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018 trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cửa hàng, siêu thị kinh doanh thực phẩm, những nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn, chợ đầu mối, cơ sở nhập khẩu thực phẩm, nhà ăn, bếp ăn tập thể…
Triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2018 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2018 với chủ đề: “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
e. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Từ ngày 16/5/2018 đến ngày 15/6/2018, toàn tỉnh đã phát hiện 13 vụ vi phạm môi trường, ra quyết định xử phạt 11 vụ, 2 vụ đang trong giai đoạn điều tra, số tiền xử phạt 169 triệu đồng. Tính từ 16/12/2017 đến 15/6/2018, trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện 70 vụ vi phạm môi trường, trong đó đã xử lý 58 vụ, xử phạt 2.485 triệu đồng.
Ngày 5/6/2018, tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với Tạp chí Sức khỏe và Môi trường - Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức lễ phát động chiến dịch “Bảo vệ môi trường vì sức khỏe cộng đồng” nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” và “Ngày Môi trường thế giới (5/6)” trên địa bàn tỉnh. Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay là: “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”. Chương trình nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Từ ngày16/5/2018 đến 15/6/2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1 vụ cháy, không có vụ nổ, không có người bị chết, bị thương do cháy, chưa thống kê được thiệt hại về tài sản, nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tính từ 16/12/2017 đến 15/6/2018, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy, không có vụ nổ, làm 1 người bị chết, thiệt hại tài sản ước tính 620,50 triệu đồng.
f. Trật tự an toàn giao thông
Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 16/5/2018 đến 15/6/2018, toàn tỉnh xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông đường bộ, không có vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 7 người, làm bị thương 10 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn giảm 1 vụ, giảm 6,67%; số người chết giảm 3 người, giảm 30,0%; số người bị thương giảm 2 người, giảm 16,67%. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2018, toàn tỉnh đã xảy ra 82 vụ tai nạn giao thông, làm chết 57 người, làm bị thương 63 người. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ tai nạn bằng với cùng kỳ năm 2017; số người chết giảm 1 người, giảm 1,72%; số người bị thương giảm 1 người, giảm 1,56%./.
Website UBND tỉnh Hưng Yên