(Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN) Trong báo cáo công bố ngày 30/10, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's Investors Service đã nâng xếp hạng tiền gửi dài hạn bằng nội tệ và xếp hạng nhà phát hành nợ bằng nội tệ và ngoại tệ của 5 trong 16 ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Moody's cũng nâng xếp hạng tiền gửi dài hạn bằng ngoại tệ của 2 ngân hàng trong danh sách nói trên, xếp hạng của các ngân hàng còn lại đều được giữ nguyên.
Tổ chức này nâng mức xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) của 12 ngân hàng, chủ yếu nhờ xếp hạng toàn ngành ngân hàng của Việt Nam ở mức tốt và 12 ngân hàng này đã có tiến bộ trong việc giảm nợ xấu.
Cụ thể, đối với việc nâng hạng BCA của Ngân hàng Thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phầnNgoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam (VietinBank), Moody's đánh giá cao sự cải thiện trong việc quản lý chất lượng tài sản.
Hoạt động cho vay và thanh khoản của ngân hàng ổn định, đây là kết quả của sự phụ thuộc tương đối thấp vào các quỹ thị trường. Tuy nhiên, tiền vốn vẫn là điểm yếu của cả ba ngân hàng này.
Nằm trong danh sách các ngân hàng được nâng hạng BCA của Moody’s còn có Ngân hàng Thương mại cổ phầnAn Bình (ABBank), Ngân hàng Thương mại cổ phầnÁ Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại cổ phầnQuân đội (MB), Ngân hàng Thương mại cổ phầnPhương Đông (OCB), Ngân hàng Thương mại cổ phầnTiên Phong (TPBank), Ngân hàng Thương mại cổ phầnQuốc Tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng Thương mại cổ phầnKỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Theo Moody’s, bảy ngân hàng này đã có tiến bộ trong việc tăng cường năng lực tín dụng, đặc biệt là trong vấn đề giải quyết nợ xấu.
Trong trường hợp của OCB, TPBank và Techcombank, Moody’s đánh giá cao nỗ lực huy động vốn của các ngân hàng này.
Moody's dự kiến lợi nhuận của bảy ngân hàng nói trên sẽ cải thiện trong vòng 12-18 tháng tới do gánh nặng chi phí tín dụng giảm.
Xếp hạng BCA của Ngân hàng Thương mại cổ phầnViệt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng được nâng lên trong báo cáo mới công bố, với việc Moody’s chỉ ra khả năng tăng vốn mạnh và lợi nhuận lớn đã bù đắp những rủi ro tín dụng xuất phát từ danh mục tài chính tiêu dùng của ngân hàng này.
Riêng trong trường hợp của Ngân hàng Thương mại cổ phầnPhát Triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), việc nâng hạng BCA của HDBank phản ánh sự cải thiện về hoạt động huy động vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Đồng thời, Moody’s cũng chú ý tới kế hoạch sáp nhập HDBank và Ngân Hàng Thương mại cổ phầnXăng Dầu Petrolimex (PG Bank, chưa được xếp hạng).
Trong báo cáo lần này, Moody’s giữ nguyên xếp hạng BCA của Ngân hàng Thương mại cổ phầnHàng Hải Việt Nam (MaritimeBank), Ngân hàng Thương mại cổ phầnSài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại cổ phầnSài Gòn-Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Thương mại cổ phầnBưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
Điều này thể hiện kỳ vọng của Moody's vào triển vọng hồ sơ tín dụng của các ngân hàng sẽ giữ ổn định trong vòng 12-18 tháng tới.
Khả năng thanh toán nợ của các ngân hàng này có phần khiêm tốn so với các ngân hàng Việt Nam được xếp hạng khác, nhưng điểm yếu này phần nào được bù đắp bằng nguồn vốn và thanh khoản của họ./.