Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 02/01/2020-10:13:00 AM
Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2019

I/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG QUÝ IV NĂM 2019

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN); công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN trong phạm vi trách nhiệm của Bộ

a) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quán triệt sâu rộng các Nghị quyết Trung ương 4, 6, 7, 8 (Khóa XII), Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), các quy định của Đảng và nhà nước về PCTN; tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo tại Kết luận số 10-KL/TW và các quy định pháp luật về PCTN, Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN.

- Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là việc nghiên cứu rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các thể chế về quản lý kinh tế, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Luật đã được Chính phủ giao đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, thực hiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tham nhũng, lãng phí.

- Trang thông điện tử của Bộ, một số đơn vị thuộc Bộ tiếp tục đưa tin, bài về việc triển khai, tìm hiểu về Luật PCTN số 36/2018/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và các Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Chú trọng, tập trung triển khai sâu rộng, từng bước có hiệu quả các giải pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 Khoá X, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015.

- Chỉ đạo Thanh tra Bộ và các đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN về rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng tại văn bản số 219-CV/BCĐTW ngày 17/6/2019.

b) Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác PCTN

Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) giai đoạn 2019-2021” của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019, Thanh tra Bộ đã xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2019-2021 và năm 2019, năm 2020 (Kế hoạch số 8136/BKHĐT-TTr ngày 01/11/2019 và 8209/BKHĐT-TTr ngày 04/11/2019).

Trên cơ sở hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 1870/TTCP-C.IV ngày 21/10/2019, Thanh tra Bộ đã báo cáo Bộ trưởng và hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức của Bộ năm 2019 (văn bản ngày 11/12/2019)

c) Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN

- Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ tiếp tục việc đưa nội dung PCTN vào chương trình đào tạo.

- Thực hiện văn bản số 525-CV/BTG ngày 25/04/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Giải báo chí toàn quốc về đấu tranh PCTN, lãng phí, ngày 30/5/2019 Đảng uỷ cơ quan đã ban hành văn bản số 132-CV/ĐUBKHĐT về việc hưởng ứng viết tin bài tham gia Giải báo chí toàn quốc về đấu tranh PCTN, lãng phí.

- Chuẩn bị tổ chức 01 lớp Tập huấn quán triệt Luật PCTN số 36/2018/QH14 cho toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong Bộ cho hơn 200 cán bộ, công chức ở các đơn vị thuộc Bộ (dự kiến ngày 19/12/2019). Đồng thời, yêu cầu người đứng đầu các đơn vị và các cấp ủy đảng triển khai, tuyên truyền, đưa các nội dung liên quan tới PCTN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

- Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN đã ban hành, Bộ đã thực hiện việc tuyên truyền điểm về pháp luật PCTN tại Báo Đầu tư. Trên cơ sở đánh giá việc tuyên truyền pháp luật về PCTN tại Báo Đầu tư sẽ tiếp tục triển khai trong tất cả các đơn vị thuộc Bộ.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

2.1. Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan

- Tiếp tục triển khai thực hiện quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ.

- Các đơn vị thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ nhằm cụ thể hóa trách nhiệm, quy trình xử lý công việc (ban hành kèm theo Quyết định số 1289/QĐ-BKHĐT ngày 21/9/2017).

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Đề án “Cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2011-2020”.

- Công khai các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư, chỉ số thống kê, và các kết quả thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN... trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và trang thông tin điện tử của các đơn vị trong Bộ.

2.2. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

* Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong nội bộ cơ quan Bộ:

- Tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phù hợp với các quy định và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1146/QĐ-BKHĐT ngày 27/7/2018 của Bộ phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công tại Bộ.

* Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý nhà nước của Bộ:

- Bộ tiếp tục thực hiện công tác tham mưu tổng hợp về xây dựng cơ chế, chính sách vĩ mô, kiến nghị với Chính phủ ban hành các văn bản về quản lý kinh tế để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, điều hành kịp thời các cân đối lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quý IV năm 2019, Bộ đã xây dựng và trình ban hành 19 văn bản quy phạm pháp luật (10 Nghị quyết, 02 Nghị định, 01 Thông tư, 06 Quyết định).

- Ngoài ra, Bộ còn phối hợp, tham gia góp ý nhiều dự án luật và các văn bản pháp luật khác theo đề nghị của các cơ quan khác.

- Thường xuyên, liên tục theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, nhằm đánh giá thực trạng thi hành pháp luật và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thi hành đúng pháp luật hoặc kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện pháp luật theo Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ năm 2019 ban hành tại Quyết định số 2055/QĐ-BKHĐT ngày 08/01/2019.

- Các đơn vị thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật PCTN số 36/2018/QH14.

2.3. Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Các đơn vị nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định và tinh thần chỉ đạo tại Chị thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước và Thông báo số 68/TB-BKHĐT ngày 15/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 21/01/2019 về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, nâng cao kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ trong Bộ theo chỉ đạo tại văn bản số 198/BKHĐT-VP ngày 22/4/2019 về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Trong Quý IV năm 2019, không có trường hợp nào bị phát hiện và xử lý vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

2.4 Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng

Trong quý IV năm 2019, chưa phát hiện trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng.

2.5. Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng

a. Chuyển đổi vị trí công tác

- Trong Quý IV năm 2019 đã có 10 đơn vị đến thời kỳ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác (3 năm 1 lần) và đã thực hiện chuyển đổi 80 người (25 vị trí việc làm).

- Thực hiện quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN và Kế hoạch hành động PCTN của Bộ năm 2019, trong Quý IV, Vụ Tổ chức cán bộ triển khai việc xây dựng cụ thể danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dự kiến sẽ trình Lãnh đạo Bộ trong Quý I năm 2020.

b. Điều động, bổ nhiệm cán bộ

- Bộ tiếp tục thực hiện việc điều động, bổ nhiệm cán bộ theo quy định, phù hợp với nội dung quy hoạch cán bộ và đặc điểm tình hình hoạt động của từng đơn vị, góp phần phòng ngừa tham nhũng có thể xảy ra.

- Nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ đã hành hành kèm Quyết định 469/QĐ-BKHĐT ngày 07/4/2017 đảm bảo phù hợp với quy định.

- Thực hiện yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 18, đến tháng 11/2019 đã rà soát, tinh giản biên chế 10 công chức, viên chức. Dự kiến đến năm 2021 sẽ đạt kế hoạch tinh giản 10% công chức theo mục tiêu của Nghị quyết.

2.6. Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập

Trên cơ sở hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 1870/TTCP-C.IV ngày 21/10/2019 về việc tổ chức thực hiện kê khai tài sản thu nhập năm 2019, Bộ đã thông báo cho các đơn vị được phân cấp cán bộ của Bộ thực hiện theo hướng dẫn.

2.7. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

Trong quý IV năm 2019, Bộ không xem xét, xử lý trách nhiệm trường hợp nào.

2.8. Việc thực hiện cải cách hành chính

- Tiếp tục rà soát danh mục và nội dung các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC năm 2019 của Bộ.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ về việc đơn giản hoá TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ (Đề án 896); Quyết định số 54/QĐ-BKHĐT ngày 17/01/2018 của Bộ phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 136/NQ-CP; Quyết định số 1890/QĐ-BKHĐT ngày 21/12/2018 về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019 của Bộ.

2.9. Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động cơ quan

- Bộ đã chỉ đạo quyết liệt trong việc xây dựng Chính phủ điện tử nhằm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí trong chỉ đạo điều hành và thực thi nhiệm vụ; giảm thiểu tối đa tình trạng quan liêu, kéo dài thời gian xử lý, gây khó khăn cho các Bộ, ngành và địa phương.

- Tiếp tục triển khai thực hiện việc đấu thầu qua mạng.

- Tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis) vào công tác quản lý NSNN của Bộ.

- Thực hiện chỉ đạo, điều hành công việc qua mạng thông qua Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, sử dụng chữ ký điện tử (theo Chỉ thị số 02/CT-BKHĐT ngày 15/01/2018 về triển khai chỉ đạo, điều hành qua mạng trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc).

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch giao vốn đầu tư công; báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước (theo Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016, Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017, Thông tư số 07/2017/TT-BKHĐT ngày 14/12/2017).

3. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.1. Công tác thanh tra, kiểm tra

- Trong quý IV năm 2019, Thanh tra Bộ triển khai 02 cuộc thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2018 và kiểm tra việc cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giai đoạn 2015-2018 tại tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Long.

- Ban hành 02 Kết luận thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2017 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Phúc.

- Qua thanh tra, đã kiến nghị xử lý về mặt kinh tế với tổng số tiền là 114.999.579.823 đồng (trong đó: thu về ngân sách Trung ương là: 660.032.419 đồng; giảm trừ khi quyết toán là: 7.037.500.872 đồng; kiến nghị xử lý khác về mặt kinh tế: 107.302.046.532 đồng).

Trong Quý IV năm 2019, số tiền thu hồi theo các kết luận thanh tra ban hành năm 2018 và năm 2019 chuyển vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư là: 1.002.890.600 đồng.

3.2. Kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra, kiểm tra

Trong Quý IV, Bộ đã thực hiện 01 cuộc kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2017 tại tỉnh Lai Châu và đang chuẩn bị thực hiện 01 kiểm tra việc thực hiện Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đầu tư công tại tỉnh Bến Tre và về việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và điều chỉnh tổng mức đầu tư; quá trình thực hiện dự án; việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn 2014-2016 tại tỉnh Cà Mau.

3.3. Việc triển khai công tác kiểm tra

- Trong quý IV, các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực hiện các cuộc kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt.

3.4. Công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

- Quý IV năm 2019, tổng số đơn thư nhận được 27 đơn (Đơn khiếu nại: 09 đơn; đơn tố cáo: 12 đơn; đơn phản ánh, kiến nghị: 06 đơn).

Trong đó: 01 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, 24 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết.

- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết đã giải quyết xong theo đúng thủ tục quy định về khiếu nại, tố cáo.

- Các đơn đã được xử lý kịp thời hoặc chuyển đến cơ quan đúng thẩm quyền giải quyết theo quy định.

- Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa phát hiện và xử lý trường hợp nào liên quan đến tham nhũng.

3.5. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của bộ, ngành, địa phương: không có

3.6. Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác: chưa phát hiện vụ việc nào.

4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

Trong quý IV năm 2019, Bộ không tiến hành cuộc thanh tra, kiểm tra riêng biệt về trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại và tố cáo.

5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về PCTN

5.1. Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng

- Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên thông qua các hoạt động của mình (như: các buổi nói chuyện chuyên đề, học tập chính trị, các cuộc phát động, các cuộc thi...) tiếp tục tuyên truyền, phổ biến công tác PCTN của đơn vị.

- Các cơ quan báo chí thuộc Bộ tăng cường các bài viết, đăng tin liên quan về PCTN, lãng phí trong các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại, tố cáo như: đầu tư, đấu thầu, doanh nghiệp; đăng tải nội dung trong các kết luận thanh tra, kiểm tra do Thanh tra Bộ và một số đơn vị thực hiện.

- Tiếp tục phối hợp với các Tổ chức quốc tế, tăng cường công tác hậu kiểm các chương trình, dự án ODA, NGO để hạn chế tối đa tiêu cực, tham nhũng phát sinh.

- Tham gia tổ chức, chuẩn bị báo cáo tham luận và trình bày, tham gia các hoạt động của Hội nghị sáng kiến chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Thanh tra Chính phủ chủ trì.

5.2. Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanh nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng

Việc triển khai, phối hợp thực hiện của các của các tổ chức, cơ quan báo chí, ngôn luận và đoàn thể khác trong PCTN thời gian vừa qua đã góp phần tích cực vào công tác PCTN, ý thức của cán bộ, công chức, viên chức về PCTN đã được nâng cao, không xảy ra trường hợp cán bộ vi phạm quy chế; các giải pháp PCTN được thực thi một cách cụ thể hơn nhằm từng bước tạo ra sự chuyển biến trong công tác PCTN của Bộ.

6. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; Kế hoạch của Chính phủ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Quy chế phối hợp thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Làm việc với chuyên gia quốc tế đánh giá Báo cáo quốc gia thực thi UNCAC (Hiệp ước quốc tế về chống tham nhũng) để làm rõ các nội dung thực thi công ước liên quan đến mua sắm công tại Việt Nam.

II/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2019

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN); công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN trong phạm vi trách nhiệm của Bộ

1.1. Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN

Bộ luôn quan tâm chỉ đạo sát sao các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các quy định của Đảng, nhà nước về PCTN:

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quán triệt sâu rộng các Nghị quyết Trung ương 4, 6, 7, 8 (Khóa XII), Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), các quy định của Đảng và nhà nước về PCTN; tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo tại Kết luận số 10-KL/TW và các quy định pháp luật về PCTN, Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN.

Thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN năm 2018 và tại phiên họp thứ 16 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, bên cạnh việc xây dựng các chương trình kế hoạch để xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị, tại các buổi giao ban Bộ, Bộ trưởng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là việc nghiên cứu rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các thể chế về quản lý kinh tế, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Luật đã được Chính phủ giao đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, thực hiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tham nhũng, lãng phí.

- Triển khai, tuyên truyền, cụ thể hóa các nội dung trong chương trình hành động của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, của Chính phủ và của Bộ về PCTN; thường xuyên cập nhật thông tin về PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phổ biến cho cán bộ công chức của Bộ và đăng tải trên báo, website của các đơn vị và của Bộ. Trang thông điện tử của Bộ, một số đơn vị thuộc Bộ mở riêng chuyên mục về PCTN, đưa nhiều tin, bài về việc triển khai, tìm hiểu về Luật PCTN số 36/2018/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và các Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Chú trọng, tập trung triển khai sâu rộng, từng bước có hiệu quả các giải pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 Khoá X, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015.

- Chỉ đạo Thanh tra Bộ và các đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN về rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng tại văn bản số 219-CV/BCĐTW ngày 17/6/2019, Lãnh đạo bộ đã chỉ đạo và giao Thanh tra Bộ thực hiện việc rà soát, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng trong Thanh tra Bộ (là đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của Bộ).

Thanh tra Bộ đã yêu cầu các Phòng thuộc Thanh tra Bộ, các thanh tra viên, đặc biệt là các đồng chí Phó Chánh thanh tra được giao là Trưởng các đoàn thanh tra thường xuyên chỉ đạo, chấn chỉnh các công chức của thanh tra Bộ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thanh tra, khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra luôn đảm bảo có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau; Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định của Thanh tra Bộ.

- Triển khai thực hiện việc tuyên tuyền, phổ biến Luật PCTN số 36/2018/QH14, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng Kế hoạch thực hiện Luật PCTN năm 2019, xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN cho các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ. Cụ thể là:

+ Tổ chức tập huấn các quy định của Luật PCTN số 36/2018/QH14 và các quy định liên quan về PCTN đến các công chức, viên chức và người lao động trong Bộ. Trong năm 2019, đã tổ chức 01 lớp tập huấn về công tác PCTN cho 100 cán bộ, công chức; 01 Hội nghị tập huấn công tác Thanh tra nhân dân với nội dung phổ biến Luật PCTN số 36/2018/QH14 và Chỉ thị số 10/CT-TTg cho 100 công đoàn viên là các công chức, viên chức của Bộ.

Chuẩn bị tổ chức lớp tập huấn cho khoảng 200 cán bộ, công chức, người lao động trong Bộ về công tác PCTN (ngày 19/12/2019).

+ Thực hiện việc tuyên truyền điểm về pháp luật PCTN tại Báo Đầu tư. Trên cơ sở đánh giá việc tuyên truyền pháp luật về PCTN tại Báo Đầu tư sẽ tiếp tục triển khai trong tất cả các đơn vị thuộc Bộ.

- Đưa các nội dung liên quan tới PCTN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các buổi họp đơn vị. Đặc biệt chú trọng triển khai sâu rộng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đảm nhiệm những vị trí chủ chốt, trực tiếp làm việc ở các vị trí có nguy cơ tham nhũng, như: Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế Địa phương và Lãnh Thổ, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ (đơn vị xét duyệt quyết toán).

- Thường xuyên cập nhật thông tin về PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phổ biến cho cán bộ công chức của Bộ và đăng tải trên các báo, các website của các đơn vị và của Bộ.

1.2. Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác PCTN

Lãnh đạo Bộ luôn chỉ đạo sát sao, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện công tác PCTN trong Bộ và tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về PCTN. Kết quả cụ thể như sau:

- Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị thuộc Bộ, Chương trình công tác trọng tâm của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, Ban Nội chính Trung ương, các nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ đã xây dựng và ban hành Kế hoạch PCTN của Bộ năm 2019.

- Trên cơ sở các chương trình, kế hoạch về PCTN của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã xây dựng các Chương trình, kế hoạch:

+ Kế hoạch triển khai thực hiện Luật PCTN số 36/2018/QH14 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tưởng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

+ Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2019-2021 và Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2019, 2020.

- Thực hiện Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ, Bộ đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ.

- Ban hành các Chỉ thị và Nghị quyết nhằm triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường xây dựng thể chế nhằm công khai, minh bạch trong những lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

- Xây dựng các báo cáo thực hiện công tác PCTN định kỳ, đột xuất, đặc biệt là các báo cáo về việc thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN năm 2018, báo cáo chuẩn bị các kỳ họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, báo cáo phục vụ kỳ họp của Quốc hội, Báo cáo Chuyên đề về kiểm soát quyền lực trong PCTN….

- Đảng uỷ cơ quan ban hành Kế hoạch học tập, triển khai, thực hiện chuyên đề năm 2019 của Đảng bộ về các nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao ý thức, tính tiên phong, gương mẫu của mỗi đảng viên góp phần vào công tác phòng ngừa tham nhũng.

1.3. Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN

- Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ tiếp tục việc đưa nội dung PCTN vào chương trình đào tạo theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

- Thực hiện văn bản số 525-CV/BTG của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Giải báo chí toàn quốc về đấu tranh PCTN, lãng phí, ngày 30/5/2019 Đảng uỷ cơ quan đã ban hành văn bản số 132-CV/ĐUBKHĐT về việc hưởng ứng viết tin bài tham gia Giải báo chí toàn quốc về đấu tranh PCTN, lãng phí.

- Trong năm 2019, Bộ đã tổ chức 03 lớp tập huấn về PCTN gồm: 01 lớp tập huấn tuyên truyền, phố biến Luật PCTN số 36/2018/QH14 và Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 cho 100 công chức, viên chức là Lãnh đạo và cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ về PCTN của các đơn vị thuộc Bộ; 01 hội nghị tập huấn cho các công đoàn viên của Bộ về Luật PCTN số 36/2018/QH14, Chỉ thị số 10/CT-TTg và đang chuẩn bị tổ chức 01 lớp Tập huấn quán triệt Luật PCTN số 36/2018/QH14 cho toàn thể công chức, viên chức và người lao động (dự kiến ngày 19/12/2019). Đồng thời yêu cầu người đứng đầu các đơn vị và các cấp ủy đảng triển khai, tuyên truyền, đưa các nội dung liên quan tới PCTN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

2.1. Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan

- Tiếp tục triển khai thực hiện quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ (Quyết định số 388/QĐ-BKHĐT ngày 23/3/2017) nhằm thực hiện Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dựng và ban hành Quyết định số 37/QĐ-BKHĐT ngày 15/01/2019 về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ; Tổ chức họp báo định kỳ để kịp thời thông báo và cung cấp những thông tin chính thức liên quan đến những vấn đề xã hội và nhân dân quan tâm.

- Để cụ thể hóa trách nhiệm, quy trình xử lý công việc trong Bộ, Bộ đã xây dựng và ban hành Quy chế làm việc và Quy trình xử lý công việc trong Bộ, đồng thời các đơn vị thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện theo các quy định này. Căn cứ Quy chế làm việc và Quy trình xử lý công việc của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ đã ban hành Quy chế làm việc và Quy trình xử lý công việc của mình.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về thực hiện Đề án “Cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2011-2020”.

- Công khai các Chương trình công tác của Bộ và các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư; chỉ số thống kê; kế hoạch thanh tra, kiểm tra và các kết quả thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN... trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và trang thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ.

- Bộ và các đơn vị thuộc Bộ thực hiện công khai dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

- Lãnh đạo Bộ thường xuyên chỉ đạo tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ ở các vị trí dễ xảy ra nguy cơ tham nhũng.

- Công khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra; Kết luận thanh tra, kiểm tra trên trang thông tin điện tử của Bộ và Thanh tra Bộ.

2.2. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

* Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong nội bộ cơ quan Bộ:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng trong Bộ (Quyết định số 704/QĐ-BKHĐT ngày 21/5/2019).Quá trình xây dựng Quy chế thực hiện đúng quy định, lấy ý kiến rộng rãi. Quy chế này được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Đồng thời các đơn vị dự toán cấp II, cấp III thường xuyên rà soát để sửa đổi, ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế sử dụng tài sản của mình đảm bảo phù hợp với các quy định hiện.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1146/QĐ-BKHĐT ngày 27/7/2018 của Bộ phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công tại Bộ và các quy định liên quan khác của Bộ Tài chính.

* Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý nhà nước của Bộ:

- Bộ tiếp tục thực hiện công tác tham mưu tổng hợp về xây dựng cơ chế, chính sách vĩ mô, kiến nghị với Chính phủ ban hành các văn bản về quản lý kinh tế để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, điều hành kịp thời các cân đối lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong năm 2019, Bộ đã xây dựng và trình Chính phủ để trình Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: 02 Nghị Quyết của Bộ Chính trị, 01 Luật, 01 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 09 Nghị quyết của Chính phủ, 04 Nghị định, 10 Thông tư, 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bộ đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đối với 03 dự án Luật (Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)) và 07 dự thảo Nghị định.

Ngoài ra, Bộ còn phối hợp, tham gia góp ý nhiều dự án luật và các văn bản pháp luật khác theo đề nghị của các cơ quan khác.

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ năm 2019 nhằm thường xuyên, liên tục theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, nhằm đánh giá thực trạng thi hành pháp luật và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thi hành đúng pháp luật hoặc kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện pháp luật.

- Các đơn vị thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật PCTN số 36/2018/QH14.

2.3. Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Các đơn vị nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định và tinh thần chỉ đạo của Chị thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước và Thông báo số 68/TB-BKHĐT ngày 15/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 21/01/2019 về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

Nhằm tiếp tục nâng cao kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ trong Bộ, ngày 22/4/2019, Bộ ban hành văn bản số 198/BKHĐT-VP ngày 22/4/2019 về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kế hoạch và Đầu tư thi đua thực hiện văn hoá công sở" giai đoạn 2019 - 2025 (Quyết định 1135/QĐ-BKHĐT ngày 30/7/2019).

- Trong năm 2019 không có trường hợp nào bị phát hiện và xử lý vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

2.4. Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng

Trong năm 2019 và đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, chưa phát hiện trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng.

2.5. Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng

- Trong năm 2019 đã có 10 đơn vị đến thời kỳ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác (3 năm 1 lần) và đã thực hiện chuyển đổi 80 người (25 vị trí việc làm).

- Thực hiện quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN và Kế hoạch hành động PCTN của Bộ năm 2019, hiện nay Bộ đang xây dựng danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan Bộ. Dự kiến sẽ trình Lãnh đạo Bộ trong Quý I năm 2020.

3.6. Về PCTN trong công tác cán bộ, nhất là trong quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Rà soát và trình Ban cán sự đảng phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban cán sự đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý giai đoạn 2021-2026 (Quyết định số 730-QĐ/BCSĐ-TCCB ngày 05/8/2019).

- Nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ đã hành hành kèm Quyết định 469/QĐ-BKHĐT ngày 07/4/2017 đảm bảo phù hợp với quy định.

Trong năm 2019 (tính đến ngày 03/12/2019), Bộ đã thực hiện quy trình điều động, bổ nhiệm 18 trường hợp nhân sự lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc diện Ban cán sự đảng trực tiếp quản lý.

Thực hiện yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 18, đến tháng 11/2019 đã rà soát, tinh giản biên chế 10 công chức, viên chức.

2.7. Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc minh bạch tài sản, thu nhập để ngăn ngừa tham nhũng, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập, cụ thể:

- Căn cứ Luật PCTN và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, Bộ đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-BKHĐT ngày 23/01/2019 về việc công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2018 của cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Bộ quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.

- Thanh tra Bộ - đơn vị thường trực về công tác PCTN của Bộ đã ban hành văn bản số 120/TTr - P4 ngày 14/12/2018 về việc thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2018. Theo đó, các đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ đã tiến hành triển khai các nội dung liên quan đến công tác kê khai tài sản, thu nhập năm 2018. Bộ đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ.

- Kết quả thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập năm 2018 như sau:

+ Kết quả kê khai tài sản, thu nhập: tổng số cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành Quyết định phê duyệt danh sách kê khai: 87 đơn vị (đạt 100%); tổng số cơ quan đơn vị có trách nhiệm tổ chức việc kê khai là 87 đơn vị; không có cơ quan, đơn vị chậm tổ chức việc kê khai; tổng số cá nhân phải kê khai là 3.784 người; tổng số cá nhân đã thực hiện kê khai là 3.781 người - 03 cán bộ nghỉ việc không kê khai (đạt 100%); tổng số cá nhân phải kê khai thuộc diện cấp uỷ quản lý là 107 người (chiếm 2,83%).

+ Kết quả công khai bản kê khai tài sản, thu nhập: số bản kê khai đã công khai là 3.778 - 03 cán bộ không công khai do 02 cán bộ nghỉ hưu và 01 cán bộ chuyển công tác (đạt 100%); số bản kê khai được công khai bằng hình thức niêm yết là 123 (chiếm 3,25% ); số bản kê khai được công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp là 3.655 (chiếm 96,75%).

- Bộ đã xây dựng các Báo cáo về minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định: Báo cáo kết quả minh bạch tài sản, thu nhập năm 2018 của Bộ gửi Thanh tra Chính phủ; Báo cáo về việc thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản gửi Ban Nội chính Trung ương.

- Trên cơ sở hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 1870/TTCP-C.IV ngày 21/10/2019 về việc tổ chức thực hiện kê khai tài sản thu nhập năm 2019, Bộ đã hướng dẫn các đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ thực hiện theo hướng dẫn.

2.8. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

Trong năm 2019, Bộ không phải xem xét, xử lý trách nhiệm trường hợp nào.

2.9. Việc thực hiện cải cách hành chính

Bộ đã thực hiện việc rà soát và xây dựng, ban hành:

- Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019 của Bộ (Quyết định số 1890/QĐ-BKHĐT ngày 21/12/2018) nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các đơn vị trong Bộ, đồng thời để ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- 04 Quyết định công bố các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ nhằm công khai, minh bạch trong hoạt động bao gồm: Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện và không thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; Quyết định công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ 2014 - 2018; Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và không tiếp nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Chương trình hành động nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của Bộ (Quyết định số 1164/QĐ-BKHĐT ngày 6/8/2019).

- Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT ngày 29/7/2019 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của các Thông tư liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước và hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Tiếp tục rà soát danh mục và nội dung các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC năm 2019 của Bộ.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ về việc đơn giản hoá TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ (Đề án 896), Quyết định số 54/QĐ-BKHĐTngày 17/01/2018 của Bộ về việc phân công nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 136/NQ-CP.

2.10. Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động cơ quan

- Bộ đã chỉ đạo quyết liệt trong việc xây dựng Chính phủ điện tử nhằm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí trong chỉ đạo điều hành và thực thi nhiệm vụ; giảm thiểu tối đa tình trạng quan liêu, kéo dài thời gian xử lý, gây khó khăn cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

- Tiếp tục triển khai thực hiện việc đấu thầu qua mạng: Cục Quản lý đấu thầu tổng kết đánh giá việc thực hiện, đồng thời tiếp tục nâng cấp hệ thống đấu thầu, xây dựng lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2019-2025 trên cơ sở tính chất gói thầu, đẩy mạnh việc xây dựng và vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tổng thể theo mô hình đối tác công tư (PPP).

- Tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis) vào công tác quản lý NSNN của Bộ.

- Thực hiện chỉ đạo, điều hành công việc qua mạng thông qua Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, sử dụng chữ ký điện tử (theo Chỉ thị số 02/CT-BKHĐT ngày 15/01/2018 về triển khai chỉ đạo, điều hành qua mạng trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc). Từ 01/10/2019, Bộ đã ứng dụng, triển khai áp dụng phần mềm Hệ thống và quản lý văn bản điều hành tác nghiệp (E-Office) tại tất cả các đơn vị trong Bộ.

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch giao vốn đầu tư công, báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước (theo Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016, Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017, Thông tư số 07/2017/TT-BKHĐT ngày 14/12/2017).

- Triển khai vận hành hệ thống cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trực tuyến: Cục Đầu tư nước ngoài đang triển khai xây dựng hệ thống cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến theo tiêu chuẩn dịch vụ công cấp độ 3 đối với thủ tục đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính.

3. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.1. Công tác thanh tra, kiểm tra

3.1.1 Thanh tra, kiểm tra hành chính

Trong năm 2019, thực hiện 01 cuộc kiểm tra công tác quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, việc chấp hành quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, PCTN và thực hành tiết kiệm chống lãng phí đối với 01 đơn vị thuộc Bộ; thực hiện 01 cuộc kiểm tra công tác tổ chức cán bộ đối với 01 đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ của Bộ; thực hiện kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản của Bộ về hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng của ngành Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai phong trào thi đua của Khối, Cụm thi đua tại 03 đơn vị thuộc Bộ.

- Kết quả kiểm tra như sau:

+ Thanh tra Bộ đã thực hiện 01 cuộc kiểm tra hành chính đối với Tạp chí Kinh tế và dự báo; Bộ đã ban hành 02 Kết luận thanh tra, kiểm tra hành chính: (i) Kết luận thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng tài sản, tài chính; tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức và người lao động; việc chấp hành quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, PCTN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và công tác thi đua khen thưởng tại Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2017; và (ii) Kết luận kiểm tra công tác quản lý và sử dụng tài sản, tài chính; việc chấp hành quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, PCTN và thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Tạp chí Kinh tế và Dự báo giai đoạn 2017 - 2018.

Qua 02 Kết luận thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra các sai phạm trong quá trình quản lý của các tổ chức, cá nhân và đã yêu cầu đối tượng thanh tra xuất toán, thu hồi và giảm trừ khi thanh, quyết toán với tổng số tiền là: 288.152.729 đồng (trong đó: xuất toán 6.000.000 đồng; Thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền là262.902.729 đồng, kiến nghị xử lý khác về mặt kinh tế là 19.250.000 đồng). Đồng thời yêu cầu các tập thể, cá nhân có liên quan kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những sai sót trong quản lý, điều hành.

+ Qua kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; đánh giá, phân loại công chức, viên chức và quản lý hồ sơ viên chức tại Báo Đầu tư đã phát hiện một số tổn tại, hạn chế trong công tác cán bộ và đã yêu cầu đơn vị được kiểm tra khắc phục một số tồn tại, hạn chế trong công tác cán bộ.

+ Qua kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản của Bộ về hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng của ngành Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai phong trào thi đua của Khối, Cụm thi đua tại 03 đơn vị đã kiến nghị sửa đổi, hướng dẫn các đơn vị kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác thi đua, khen thưởng.

3.1.2 Thanh tra chuyên ngành

a) Đối với Thanh tra Bộ

- Trong năm 2019, Thanh tra Bộ triển khai 07 cuộc thanh tra chuyên ngành, trong đó: 04 cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; 01 cuộc thanh tra, 02 cuộc kiểm tra đột xuất.

- Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng ban hành 11 Kết luận thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra xuất toán, thu hồi, giảm trừ khi thanh, quyết toán và xử lý về mặt kinh tế với tổng số tiền là: 191.396.575.440 đồng (trong đó: thu về ngân sách Trung ương là: 8.782.954.034 đồng, thu về ngân sách địa phương là: 676.664.500 đồng, giảm trừ khi quyết toán là: 39.387.994.213 đồng, xử lý khác về mặt kinh tế: 142.548.962.693 đồng).

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 01; Số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 07 triệu đồng.

- Nộp ngân sách nhà nước: Trong năm 2019, số tiền thu hồi theo các kết luận thanh tra ban hành năm 2018 và năm 2019 chuyển vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư là: 5.587.377.637 đồng, nộp ngân sách Nhà nước: 7.505.865.289 đồng.

- Qua các sai phạm đã được phát hiện trong công tác thanh tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những kiến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các cơ quan liên quan như: Chỉ đạo các tập thể, cá nhân có liên quan kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những sai sót trong quản lý, điều hành, triển khai thực hiện dự án như đã nêu. Thực hiện nghiêm túc các nội dung trong các Kết luận thanh tra.

b) Đối với Tổng cục Thống kê

- Tổng số cuộc thanh tra: 357 cuộc, trong đó:

+ Tổng cục Thống kê: 04 cuộc

+ Các cục Thống kê: 353 cuộc

- Số cuộc thanh tra có thành lập đoàn: 310 cuộc

- Số cuộc thanh tra độc lập: 47 cuộc

- Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra: 415 tổ chức

- Lĩnh vực thanh tra chủ yếu:

Thanh tra việc thực hiện phương án các cuộc điều tra thống kê (Phương án điều tra diện tích, sản lượng cây hàng năm vụ mùa năm 2018; Phương án điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm; Phương án điều tra năng suất sản lượng lúa Đông xuân năm 2019; Phương án điều tra thủy sản; Phương án điều tra lâm nghiệp; Phương án Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; Phương án điều tra hoạt động xây dựng năm 2019; Phương án điều tra vốn đầu tư thực hiện năm 2019; Phương án điều tra ngành công nghiệp; Phương án điều tra lĩnh vực thương mại và dịch vụ; Phương án điều tra giá sản xuất hàng hóa).

Qua thanh tra tại các đơn vị cho thấy việc chấp hành khá tốt các quy định của phương án điều tra thống kê. Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.

- Kết quả thanh tra:

+ Số cá nhân, tổ chức vi phạm: không;

+ Nội dung các thiếu sót chủ yếu phát hiện qua thanh tra: còn có sự chênh lệch về thông tin khi điều tra và khi thanh tra (Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm; Điều tra chăn nuôi thời điểm 01/01/2019; Điều tra thủy sản; Điều tra ngành công nghiệp; Điều tra hoạt động xây dựng); việc tuân thủ quy trình điều tra, kỹ năng quan sát, phỏng vấn, khai thác thu thập thông tin của một số điều tra viên chưa tốt; phương pháp tiếp cận đối tượng điều tra còn hạn chế dẫn đến còn sai sót (Điều tra lao động và việc làm; Khảo sát mức sống dân cư năm 2018, Điều tra hoạt động xây dựng, Điều tra vốn đầu tư); công tác kiểm tra, giám sát điều tra thực hiện chưa nghiêm túc.

c) Đối với các đơn vị thuộc Bộ:

Trong năm 2019, các đơn vị thuộc Bộ đã và đang triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư theo đúng tiến độ và nội dung đã được phê duyệt. Tính đến ngày 15/12/2019, các đơn vị trong Bộ đã hoàn thành 17 cuộc kiểm tra chuyên ngành theo các nội dung đã được phê duyệt tại Quyết định số 1730/QĐ-BKHĐT ngày 23/11/2018 ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 1141/QĐ-BKHĐT ngày 31/7/2019 về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019 của Bộ.

3.2. Công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

- Tổng số đơn thư nhận được 145 đơn (Đơn khiếu nại: 52 đơn; đơn tố cáo: 35 đơn; đơn phản ánh, kiến nghị: 58 đơn).

Trong đó: 05 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, 140 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết.

- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết đã xử lý và giải quyết đúng thủ tục quy định về khiếu nại, tố cáo.

- Các đơn đã được xử lý kịp thời hoặc chuyển đến cơ quan đúng thẩm quyền giải quyết.

- Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa phát hiện và xử lý trường hợp nào liên quan đến tham nhũng.

3.3. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của bộ, ngành, địa phương: không có

3.4. Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác: chưa phát hiện vụ việc nào.

4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

Trong giai đoạn từ ngày 16/12/2018 đến ngày 15/12/2019, kết hợp cuộc thanh tra hành chính theo Kế hoạch đã được phê duyệt, Bộ đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại 01 đơn vị thuộc Bộ. Qua kiểm tra, đơn vị đã chấp hành theo các quy định pháp luật và hướng dãn của bộ, không có vi phạm.

5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về PCTN

a) Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng

- Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên thông qua các hoạt động của mình (như: các buổi nói chuyện chuyên đề, học tập chính trị, các cuộc phát động, các cuộc thi...) tiếp tục tuyên truyền, phổ biến công tác PCTN của đơn vị;

- Các cơ quan báo chí thuộc Bộ tăng cường các bài viết, đăng tin liên quan về PCTN, lãng phí trong các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại, tố cáo như: đầu tư, đấu thầu, doanh nghiệp; đăng tải nội dung trong các kết luận thanh tra, kiểm tra do Thanh tra Bộ và một số đơn vị thực hiện.

- Tiếp tục phối hợp với các Tổ chức quốc tế, tăng cường công tác hậu kiểm các chương trình, dự án ODA, NGO để hạn chế tối đa tiêu cực, tham nhũng phát sinh.

- Tham gia tổ chức, chuẩn bị báo cáo tham luận và trình bày, tham gia các hoạt động của Hội nghị sáng kiến chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Thanh tra Chính phủ chủ trì.

b) Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanh nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng

Việc triển khai, phối hợp thực hiện của các của các tổ chức, cơ quan báo chí, ngôn luận và đoàn thể khác trong PCTN thời gian vừa qua đã góp phần tích cực vào công tác PCTN, ý thức của cán bộ, công chức, viên chức về PCTN đã được nâng cao, không xảy ra trường hợp cán bộ vi phạm quy chế; các giải pháp PCTN được thực thi một cách cụ thể hơn nhằm từng bước tạo ra sự chuyển biến trong công tác PCTN của Bộ.

6. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

- Tiếp tục thực hiện công ước Liên hợp quốc về PCTN giai đoạn II đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (công tác quản lý đấu thầu và đầu tư công).

Làm việc với chuyên gia quốc tế đánh giá Báo cáo quốc gia thực thi UNCAC (Hiệp ước quốc tế về chống tham nhũng) phần nội dung về thực hiện quy định mua sắm công.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; Kế hoạch của Chính phủ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Quy chế phối hợp thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Tích cực phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan triển khai Đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; đưa nội dung PCTN vào trong kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

III/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Đánh giá tình hình tham nhũng

Với đặc điểm là Bộ tổng hợp, xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính vĩ mô, định hướng, bên cạnh đó, do đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tổ chức đoàn thể nên trong năm 2019 chưa phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức trong Bộ; ý thức của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác PCTN được nâng cao.

2. Đánh giá công tác PCTN

Công tác PCTN đã được quán triệt đến toàn bộ các đơn vị thuộc Bộ và đến từng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ. Thanh tra Bộ với vai trò là thường trực Ban chỉ đạo PCTN của Bộ đã tích cực tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Các đơn vị trong Bộ đã tích cực nghiên cứu rà soát để xây dựng mới, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, giảm thiểu những hạn chế bất cập, khắc phục những sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.

Trong thời gian tiếp theo, những văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ như: đấu thầu, doanh nghiệp, đầu tư, đầu tư công, quy hoạch tiếp tục được thực thi rộng rãi đòi hỏi Bộ phải tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện nhằm đưa những quy định trên vào thực tiễn và kịp thời ghi nhận những thiếu sót, bất cập trong chính sách để có hướng điều chỉnh phù hợp trong những giai đoạn tiếp theo.

IV/ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X); Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XII); Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhằm “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”; các Chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Ban Nội chính TW, Chính phủ về công tác PCTN; Nghị quyết Trung ương 18 về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết Trung ương 4, 6, 7, 8 (Khóa XII) liên quan đến công tác PCTN; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

2. Tiếp tục quán triệt các nội dung của Kế hoạch thực hiện Luật PCTN số 36/2018/QH14 bảo đảm việc thực hiện kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, theo đúng Kế hoạch triển khai thi hành Luật của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về PCTN đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, giai đoạn II của Chiến lược quốc gia về PCTN, Đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng…

4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về PCTN, lãng phí trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt nhiệm vụ về PCTN theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục rà soát, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật PCTN số 36/2018/QH14 và tăng cường tính công khai, minh bạch, giảm thiểu những hạn chế, bất cập, khắc phục những sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.

5. Triển khai thực hiện các chương trình công tác của Bộ; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra và Kế hoạch hành động PCTN của Bộ năm 2020; thực hiện các nhiệm vụ được đưa ra trong chương trình công tác trọng tâm năm 2020 của BCĐ Trung ương về PCTN, chương trình công tác trọng tâm năm 2020 của Ban Nội chính Trung ương.

6. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 3370/KH-BKHĐT ngày 22/5/2018 thực hiện nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN đến năm 2020.

7. Xử lý, giải quyết kịp thời, dứt điểm và đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

8. Tiếp tục cập nhật và tuyên truyền, phổ biến Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ biết và thực hiện.

Triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyển, phổ biến pháp luật về PCTN năm 2020.

9. Xây dựng và trình ban hành Quyết định về minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật PCTN mới năm 2018 và Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập (thay thế Quyết định số 1784/QĐ-BKHĐT ngày 08/12/2014 và Quyết định số 72/QĐ-BKHĐT ngày 22/01/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

10. Tiếp tục rà soát danh mục và nội dung các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Triển khai Kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC năm 2020 của Bộ.

11. Tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động cơ quan nhằm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí trong chỉ đạo điều hành và thực thi nhiệm vụ; giảm thiểu tối đa tình trạng quan liêu, kéo dài thời gian xử lý, gây khó khăn cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp./.


Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 4977
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)