Sau khi sụt giảm trong quý I và quý II[1], từ quý III kinh tế đã dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng dương.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 cả năm 2019ước đạt 119.832 tỷ đồng, tăng 1,1% so với năm 2018. Trong khikhu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) tiếp tục giảm sâu, đạt 3.760 tỷ đồng, giảm 8,4% và làm giảm 0,29 điểm phần trăm.
1. Tăng trưởng kinh tế
Sau khi sụt giảm trong quý I và quý II[1], từ quý III kinh tế đã dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng dương.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 cả năm 2019ước đạt 119.832 tỷ đồng, tăng 1,1% so với năm 2018. Trong khikhu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) tiếp tục giảm sâu, đạt 3.760 tỷ đồng, giảm 8,4% và làm giảm 0,29 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng (CN-XD) đạt 88.661 tỷ đồng, giảm 0,2% và làm giảm 0,17 điểm phần trăm (riêng ngành công nghiệp giảm 0,7% và làm giảm 0,46 điểm phần trăm); thì khu vực dịch vụ với giá trị tăng thêm là 22.275 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng khá cao (+8%) và đóng góp 1,39 điểm phần trăm; thuế sản phẩm đạt5.136 tỷ đồng, tăng 3,8% và đóng góp 0,16 điểm phần trăm,đã góp phần bù đắp mức sụt giảm của hai khu vực còn lại.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướngtích cực, khu vực CN-XD chiếm 75,7%; dịch vụ chiếm 17,6%; NLTS chiếm 2,7%và thuế sản phẩm chiếm 4% (năm 2018, tỷ trọng tương ứng là: 76,7%;16,4%; 2,5% và 3,9%).
2. Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
2.1. Tài chính
Tính chung cả năm 2019, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 29.912,2 tỷ đồng, vượt 9,2% dự toán và tăng 6,5% so với năm 2018.Trong đó, thu nội địa 23.662,2 tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng thuvà tăng 8%. Thu ngân sách củatỉnh tăng tiếp tục đóng góp ổn định cho ngân sách trung ương và giúp cho địa phương chủ động trong chi ngân sách. Tính chung cả năm 2019, tổng chingân sách địa phương ước đạt 25.618,6 tỷ đồng,vượt 44,6% dự toán năm và tăng 15,9% so với năm 2018. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 10.052,2 tỷ đồng, vượt 79,3% dự toán và tăng 9,1%; chi thường xuyên là 9.639 tỷ đồng, vượt 3% và tăng 27,4%.
2.2. Ngân hàng - Tín dụng
Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,5-7,5%/năm đối với từng kỳ hạn. Lãi suất cho vay bằng VND phổ biến ở mức 5,5-6,5%/năm đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên; 8-9%/năm đối với ngắn hạn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.Tính đến cuối tháng 12, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 123.500 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước vàtăng 23,3%so với cùng tháng năm trước. Trong đó, tiền gửi của dân cư chiếm 62%, tăng 1,4% và tăng 24%.Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 91.000 tỷ đồng, tăng 3,6%so với tháng trước vàtăng 10,5%so với cùng thángnăm trước.Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 61,7%, tăng 0,8% và tăng 11,2%.Nợ xấu là 1.200 tỷ đồng, chiếm 1,32%/tổng dư nợ (thấp hơn giới hạn cho phép của NHNN Trung ương).
2.3. Bảo hiểm
Đến cuối tháng 12, toàn tỉnh đã có 1.283,1 nghìn người tham gia đóng BH các loại, chiếm 93,1% dân số toàn tỉnh; so với cuối năm 2018, tăng 5% về số người tham gia và tăng 1% tỷ trọng so với dân số. Trong đó, có 1.277,8 nghìn người tham gia BHYT, tăng 4,8%; có 360 nghìn người đóng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 3,2%; có 380nghìn người đóng BHXH bắt buộc, tăng 6,3%. Tổng số tiền thu bảo hiểm các loại cả năm 2019 ướcđạt 8.019,9 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2018; trong đó thu từ BHYT là 1.551,9 tỷ đồng, tăng 4,7%; thu BHXH bắt buộc là 5.979,5 tỷ đồng, tăng 6,7% và tổng số tiền chi trả bảo hiểm các loại là 5.327,1tỷ đồng, tăng 9,7%.
3. Tình hình giá cả
3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Tháng 12, CPI tăng 1,59% so với tháng trước và tăng 4,62% so với tháng 12/2018, đây là mức tăng cao nhất trong 12 tháng qua và trong 2 năm gần đây 2017 và 2018.Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, có 5/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước với mức tăng từ 0,08%-4,61%. Tính chung quý IV, CPI tăng 2,59% so với quý trước và tăng 3,43% so với quýIV năm 2018.
Bình quân năm 2019, CPI tăng 2,92% so với năm 2018. Một số nhóm hàng có mức tăng cao hơn mức tăng chung như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,51%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 6,4%; nhóm nhà ở điện nước tăng 4,97%; nhóm thiết bị đồ dùng tăng 3,96%... CPI bình quân năm 2019 tăng 2,92% và đã được giữ ở mức dưới mục tiêu kiểm soát lạm phát (3,3%-3,5%) do Chính phủ đề ra.
3.2. Chỉ số vàng và Đôla Mỹ
Tháng 12, giá vàng bình quân bán ra ở mức 4.132.000/chỉ, giảm 0,94% so tháng trước, nhưng vẫn tăng 18,05% so tháng 12/2018. Trong khi đó, giá đôla ổn định hơn; bình quân đồng đô-la được bán ra ở mức 23.242đ/USD, giảm nhẹ (-0,09) so tháng trước, và giảm 0,49% so tháng 12/2018. Tính chung cả năm, giá vàng tăng 9,28% so với năm 2018 và giá đôla tăng 1,05%.
4. Đầu tư và xây dựng
4.1. Vốn đầu tư và xây dựng
Năm 2019, nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng KKT, KCN đã và đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019ước tính đạt 70.241,5tỷ đồng, đạt 99,3% KH năm và giảm 16,5% so với năm 2018. Tỷ lệ vốn đầu tưphát triển thực hiện toàn xã hội so với GRDP chiếm 35,4%.
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý quý IV/2019ước đạt 1.513,6 tỷ đồng, tăng 9,2% so với quý trước và tăng 24,6% so với quý IV năm 2018.Tính chungcả năm 2019, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lýước đạt 5.102,6 tỷ đồng, tăng 37,9% so với năm 2018.
4.2. Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Lũy kế từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã cấp mới cho 218 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 817 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 134 dự án với số vốn điều chỉnh tăng là 570 triệu USD; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 230 lượt với giá trị là 67,8 triệu USD; thu hồi 41 dự án với tổng vốn đầu tư là 96,3 triệuUSD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã cấp đăng ký đầu tư cho 1.470 dự án đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tưđăng ký sau điều chỉnh và góp vốn mua, mua cổ phần, phần vốn góp đạt 18.825 triệu USD.
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
5.1. Hoạt động của doanh nghiệp
Năm 2019, số doanh nghiệp thành lập mới là 2.398 doanh nghiệp và 700đơn vị trực thuộc, với tổng số vốn đăng ký là 22.214 tỷ đồng;có 222 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể; 558 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng và 385 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại. Lũy kế đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 16.506 doanh nghiệp đã được thành lập với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 241.048 tỷ đồng. Theo số liệu tổng hợp của Cục Thuế, đến ngày 30/11 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 11.663 DN độc lập và 932 chi nhánh DN đang thựchiện nghĩa vụ với NSNN.
5.2. Xu hướng sản xuất kinh doanh
Dự báo xu hướng sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh trong quý I năm 2020 sẽ có nhiều động thái không tích cực. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, chỉ có 45,8% doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh sẽ có khả quan hơn và 14% cho rằng giữ ổn định so với quý IV/2019 và 12,9% đánh giá là sẽ gặp khó khăn hơn. Trong đó, ở khu vực Nhà nước, tỷ lệ doanh nghiệp khẳng định tốt lên là 57,1%, giữ nguyên là 28,6% và khó khăn hơn là 14,3%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tỷ lệ tương ứng là 50%;37,2% và 12,8%;khu vực doanh nghiệp FDIlà 40,7%;46,5% và 12,8%.
Các ngành có dự báo SXKD quý I/2020 có khả quan hơn và giữ ổn định so với quý IV/2019, gồm: Ngành sản xuất đồ uống; ngành sản xuất máy móc, thiết bị; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; ngành sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại; ngành sản xuất thiết bị điện; ngành sản xuất xe có động cơ... Riêng ngành quan trọng nhất của công nghiệp là sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học dự báo 44,44% tăng lên, 33,33% là giữ nguyên và 22,22% là có xu hướng khó khăn hơn.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
6.1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Lúa và cây hàng năm khác: Kết quả chung cả năm: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực cả năm 2019 là 79.078,1 ha, giảm 1,5% (-1.188,3 ha) so với năm trước. Trong đó, cây lúa 65.503,4 ha, giảm 1,4% (-927,9 ha), năng suất sơ bộ đạt 61,6 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 403,8 nghìn tấn, giảm 1,5%; cây ngô 1.634,2 ha, giảm 20,5%, năng suất sơ bộ đạt 52,6 tạ/ha, tăng 4,7%, sản lượng đạt 8.591,6 tấn, giảm 16,8%; cây đậu tương 337 ha, giảm 1,2%, năng suất sơ bộ đạt 22,7 ta/ha tăng 0,8%, sản lượng đạt 763,6 tấn, giảm 0,5%; rau các loại 7.591,4 ha, tăng 2%, năng suất 276,8 tạ/ha, tăng 1,5%, sản lượng đạt trên 210,2 nghìn tấn, tăng 3,5%.
Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm là 2.545,5 ha, tăng 2,7% (+66 ha), trong đó diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 2.350,5 ha, tăng 2,9% (+67,2ha). Trong đó, Cây gia vị, dược liệu lâu năm là 3ha, giảm 1ha. Cây lâu năm khác 202,4 ha, trong đó cây cảnh đạt 191,4 ha. Sơ bộ năng suất, sản lượng một số cây chủ lực của tỉnh: Cây chuối, năng suất 281,5 tạ/ha, tăng 1,3% (+1,3 tạ,ha) so với năm 2018, sản lượng 34.500 tấn, tăng 1,8% (+600 tấn); cây nhãn năng suất ước đạt 37,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.120 tấn.
b) Chăn nuôi và hoạt động thú y
Chăn nuôi: Tính đến cuối tháng 12, toàn tỉnh có2.782 con trâu, tăng 0,2%(+5 con) so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 28.161 con, giảm 1,3% (-371 con); đàn lợn còn 190.304 con, giảm 52,1% (-206.870 con); đàn gia cầm có5.638,1 nghìn con, tăng +3,8% (+205 nghìn con); trong đóđàn gà có 4.515 nghìn con, tăng +4% (+174 nghìn con).Về sản lượng thịt hơi xuất chuồng:Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 205,6 tấn, tăng 0,2% (+0,4 tấn) so với năm trước; Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 2.005 tấn, giảm 1,3% (-26,3tấn);Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 50.428 tấn, giảm 34%
(-25.984 tấn); Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 18.956,2 tấn tăng 3,5% (+641,4 tấn),trong đó sản lượng thịt gà hơi 14.882 tấn, tăng 4,1% (+591,2tấn).
6.2. Lâm nghiệp
Quý IV, toàn tỉnh trồng được 38,1 nghìn cây phân tán, tăng 22,9% so với quý trước nhưng lại giảm 10,2% so với quý IV năm 2018. Tính chung cả năm 2019, toàn tỉnh trồng được 167,5 nghìn cây phân tán, vượt 3,4% kế hoạch năm và bằng 64,3% so với năm trước; diện tích rừng được chăm sóc là 122,6 ha, tăng 91,3% so với năm trước; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 347,1 ha, đạt 100% KH. Tổng số gỗ khai thác đạt 4.090 m3, giảm 2,8%; củi khai thác đạt 5.480 ste, giảm 1,8%. Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng thường xuyên được kiểm tra, theo dõi diễn biến rừng và sâu bệnh hại rừng để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả. Tuy nhiên, do thời tiết khô hanh, thêm vàođó vẫn còn một bộ phận nhỏ, đặc biệt là thanh, thiếu niên còn thiếu ý thức trong PCCCR nên trong năm 2019 trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ cháy rừng gây thiệt hại 4,5 ha rừng; so với năm 2018 giảm 2 vụ và diện tích thiệt hại tăng 1,6 ha.
6.3. Thuỷ sản
Tổng sản lượng thủy sảnquý IV ước đạt 10.202 tấn, tăng 16% so với quý trước và tăng 3,3% so với quý IV năm 2018. Tính chung cả năm 2019, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 37.778 tấn, tăng 1,5% so với năm 2018.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồngquý IVước đạt 9.870 tấn, tăng 15,7% so với quý trước và tăng 3,4% so với quý IV năm 2018. Tính chung cả năm 2019, sản lượng thủy sản nuôi trồngước đạt 36.574 tấn, tăng 1,6% so với năm 2018;.
Sản lượng thủy sản khai thácquý IVước đạt 332 tấn, tuy tăng 25% so với quý trước,nhưng lại giảm 0,5% so với quý IV năm 2018. Tính chung cả năm, sản lượng thủy sản khai thác đạt 1.204 tấn, giảm1,5% so với năm 2018.
7. Sản xuất công nghiệp
7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Tháng 12, chỉ số sản xuất công nghiệp(IIP) giảm 5,2% so với tháng trước và giảm 11% so với cùng tháng năm trước. Nguyên nhân chính là do, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, có chỉ số tháng 12 giảm 7,1% và giảm 13%. Tính chung quý IV, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 14,5% so với quý III và giảm 13,1% so với quý IV năm 2018.Tính chung cả năm,chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh giảm 9,2% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 9,3%; ngành sản xuất, phân phối điện...tăng trưởng 7,4%; ngành công nghiệp cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,4%.
7.2. Sản phẩm công nghiệp
Trong năm, các dòng sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, mẫu mã phù hợp với các nhà sản xuất, lượng xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước gia tăng, lượng sản xuất tăng khá so với năm trước, như: sữa và kem cô đặc (+8,8%); giấy và bìa (+6,8%); dược phẩm có chứa vitamin (+30,6%); ruột phích (+4,5%); bình đun nước nóng (+9,5%); đồng hồ thông minh (gấp 9,1 lần); nước máy thương phẩm (+13,3%); điện thương phẩm (+7,4%),... Tuy nhiên, cũng có không ít sản phẩm có lượng sản xuất giảm do ảnh hưởng của chính sách thuế giữa các nước, khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhưng giá rẻ hơn hoặc do sự thay đổi về cơ cấu, mẫu mã sản phẩm của các DN, là: thức ăn gia súc (-4,9%) do tác động của DTLCP; sắt thép xây dựng(-9,8%); máy in (-10,8%); ĐTDĐ thường (-2%); màn hình điện thoại, tivi(-32,5%); linh kiện điện tử (-20,7%); bàn ghế gỗ (-34,4%)….
7.3.Chỉ số sử dụng lao động
Tháng 12, chỉ số sử dụng lao động trong các DN công nghiệp chỉ tăng nhẹ (+0,5%) so với tháng trước và giảm(-8,3%) so cùng tháng năm trước. Tính chung cả năm, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 10% so với năm 2018. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 10,2%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 9,1%; cung cấp nước, hoạt động quảnlý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,8%.
8. Thương mại và dịch vụ
8.1. Lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ
a) Bán lẻ hàng hoá
Tháng 12, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.701,2tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 17,9% so với cùng tháng năm trước. Quý IV,doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 13.790,8 tỷ đồng, tăng 12,8% so với quý trước và tăng 13,6% so với quý IV năm 2018. Cả năm 2019, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt48.245,6 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2018.
b) Dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác
Tháng 12, doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 1.099,1 tỷ đồng, tăng 2,8%so với tháng trước và tăng 1,2% so với cùng tháng năm trước. Quý IV, doanh thu dịch vụ ước đạt 3.183,9 tỷ đồng, tăng 1,2% so với quý trước và tăng 2,7% sovới quý IV/2018. Cả năm 2019, doanh thu dịch vụ ước đạt 12.281 tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm 2018. Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 3,7%; dịch vụ du lịch lữ hành tăng 6% và dịch vụ tiêu dùng khác chỉ tăng 0,4%.
8.2. Xuất, nhập khẩu
a) Về xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2019 ước đạt 35.010,8 triệu USD, giảm 5,3% so với năm 2018; trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài đạt 34.890,7 triệu USD, chiếm 99,7% và giảm 5,2%. b) Về nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2019 ước đạt 27.959,6 triệu USD, giảm 6,2% so với năm 2018. Trong đó, khu vực DN FDI đạt 27.524,2 triệu USD và giảm 4,8%.
8.3 Vận tải và du lịch
a)Hoạt động vận tải
Vận tải hành khách:Trongquý IV, các cơ sở vận tải đã vận chuyển được 10,8 triệu lượt HK, tăng 10,5% so với quý trước và tăng 14,7% so với quý IV/2018; luân chuyển 228,2 triệu HK.km, tăng 10,7% và tăng 15,2%. Ước tính cả năm, đã vận chuyển được 38,9 triệu lượt HK, tăng 11,1% so vớinăm 2018 và luân chuyển được 1.023,6 triệuHK.km, tăng 11,1%.
Vận tải hàng hoá: Trongquý IV, các cơ sở vận tải đã vận chuyển được 9.538 nghìn tấn hàng hóa, tăng 8,6% so với quý trước và tăng 11,4% so với quý IV/2018; luân chuyển 652,3 triệu tấn.km, tăng 5,8% và tăng 10,9%. Ước tính cả năm, đã vận chuyển được 35,1 triệu tấn hàng hóa, tăng 10,4%so với năm 2018; khối lượng luân chuyển đạt 2.679,6 triệu tấn.km, tăng 9,1%.
Doanh thu vận tải,Tổng doanh thu quý IV ước đạt 2.113 tỷ đồng, tăng 9,2% so với quý trước và tăng 12,7% so với quý IV/2018. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách tăng 10,7% và tăng 15,2%; vận tải hàng hóatăng 9,3% và tăng 13%. Ước tính cả năm, doanh thu vận tải ước đạt 7.824,5 tỷ đồng, tăng 10,9%so với năm 2018; trong đó doanh thu vận tải hành khách đạt 1.634,5 tỷ đồng,tăng 12,3%.Hoạt động logistic phát triển ổn định, doanh thucả năm ước đạt 3.246,6 tỷ đồng, chiếm 41,5%/tổng doanh thu vận tải và tăng 10,9% so với năm 2018.
b) Du lịch
Tính chung cả năm, ước tính có 1,6 triệu lượt khách đến Bắc Ninh, tăng 18,5%so với năm 2018; tổng ngày khách ước đạt 1,75 triệu lượt, tăng 20%; tổng doanh thu phục vụ (gồm cả doanh thu lưu trú và ăn uống) ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 28,6%.
9. Các lĩnh vực xã hội
9.1. Lao động và việc làm
Năm 2019, các cơ sở giới thiệu việc làm tổ chức 48 phiên giao dịch việc làm cho người lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 40.000 lượt người; phê duyệt 357 dựán cho vay giải quyết việc làm,…kết quả đã giải quyết việc làm mới cho 27.200 người lao động (trong đó đưa 1.877 người lao động đi làm việc ở nước ngoài);tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn 70 lớp với 2.300 người tham gia, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 72%. Đến tháng 12, ước tỉnh toàn tỉnh có 746,5 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng 3,1% so với năm 2018.
9.2. Đời sống dân cư và công tác xã hội
Từ tháng 7/2019, mức lương cơ sở đối với CBCC, viên chức và lực lượng vũ trang tăng từ 1,39 triệuđồng lên 1,49 triệuđồng/tháng cũng góp phần nâng cao thu nhập cho các đối tượng thụ hưởng có liên quan. Năm 2019, thu nhập bình quân chung của người lao động trong các doanh nghiệp đạt 8,57 triệu đồng/người/tháng. Công tác giảm nghèo được triển khai tích cực vàđem lại hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèonăm 2019 giảm xuống còn 1,27% (năm 2018 là 1,62%). Công tác an sinh xã hội luôn được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyềnđịa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
9.3. Giáo dục - Đào tạo
Giáo dục: Năm học 2018-2019, tỉnh Bắc Ninh có tới 59/70 thí sinh dự thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, 1 học sinh được tham dự và nhận Bằng khen của Ban tổ chức kỳ thi Olimpic Vật lý châu Âu. Thi THPT Quốc gia năm 2019, tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp của toàn tỉnh đạt 95,46%, trong đóđiểm bình quân 3 môn thi khối A của thí sinh Bắc Ninh đều xếp thứ hạng caotrong toàn quốc. Tại cuộc thi KHKT về Phát minh sáng chế thế giới INFOINVENT lần thứ 17 năm 2019,đoàn học sinh Bắc Ninh đã vinh dự giành Huy chương Vàng.
Năm học 2019-2020, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo. Đội ngũ giáo viên được nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục đề ra. Đến nay, toàn ngành có18.491 cán bộ quản lý, giáo viên từmầm non đến THPT; 100% giáo viên các cấp của tỉnh đều đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn chiếm tới 85,3%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại:tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp đạt 99,3%; toàn tỉnh có 457/466 trường công lập từ mầm non đến THPT đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 98%.
Đào tạo: Đến nay, số trường đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ và ĐH trên địa bàn tỉnh đã ổn định về số lượng.Nhiều cơ sở đào tạo đã tổ chức liên kết và được hỗ trợ của các DN FDI để cải tiến chất lượng đào tạo, thường xuyên tổ chức hội thi tay nghề kỹ thuật, năng lực sáng tạo. Năm học 2019-2020, các trường TCCN và dạy nghề dự kiến tuyển sinh 28.950 học sinh (không tính học viên trong các lớp ngắn hạn từ 3 tháng trở xuống), tăng 7,4% so với năm học trước, với 3.250 giảng viên, tăng 0,8%.
9.4. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra,nhưng một số dịch bệnh phát sinh theo mùa vẫn xuất hiện rải rác, như: thủy đậu, cúm, sốt xuất huyết,…Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên tại 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn; 100% cơ sở tiêm chủng mở rộng công bốđủđiều kiện. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản tiếp tục được chú trọng, thực hiện tốt các hoạt động truyền thông, 100% phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ, số người mới sử dụng biện pháp tránh thai 151.349 người. Đến cuối năm toàn tỉnh đã có 4.436 giường bệnh (không kể trạm y tế cấp xã), đạt 32,4 giường bệnh/1 vạn dân; bình quân đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đượcđẩy mạnh với các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kiến thức, thanh tra, kiểm tra và giám sát. Trong năm, toàn tỉnh đã xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm lớn do Công ty Cổ phần Bktech Vina cung cấp suất ăn cho 4 công ty trong KCN làm 132 người bị ngộ độc, nhưng không có trường hợp tử vong.
9.5. Văn hoá thông tin và thể dục thể thao
Tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, đặc biệtlà tổ chức thành công chương trình Festival “Về miền Quan họ - 2019”; 03 chương trình Quảng bá Dân ca Quan họ tại Châu Âu; các chương trình hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền; giải Bóng chuyền nữ quốc tế cúp LienvietPostbank; Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia PV Gas... góp phần quảng bá văn hóa, du lịch, con người, sự phát triển năng động; nâng cao vị thế của Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh đã bố trí, sắp xếp lại khung chương trình phát thanh, truyền hình, mở thêm nhiều chương trình, chuyên mục mới. Kết quả, đã thực hiện 3.650 chương trình phát thanh với 6.023 giờ; xây dựng và sản xuất 4.008 chương trình truyền hình với 8.760 giờ.Thể thao thành tích cao tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. Trong năm, đã cử cácĐoàn thể thao tham gia thi đấu các giải quốc quốc tế, quốc gia các môn Vật, Cầu lông, Cử tạ, Karatedo, Judo, Boxing. Kết quả, các VĐV đã giành được 245 huy chương các loại, trong đó có 29 huy chương quốc tế.Đặc biệt, tại Giải vô địch cử tạ thanh thiếu niên và trẻ châu Á 2019 diễn ra tại CHDCND Triều Tiên, vận động viên Đỗ Tú Tùng của Bắc Ninh đã thi đấu xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng và phá 2 kỷ lục Châu Á. Tại SEA Games 30, đóng góp vào thành tích chung của thể thao Việt Nam, Bắc Ninh có 3 VĐV tham dự đều đạt huy chương. Trong đó có 2 huy chương Bạc (môn boxing) và 1 huy chương đồng (môn judo).
9.6. An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội
An ninh chính trị và TTATXH: Năm 2019, toàn tỉnh đã xảy ra 638 vụ phạm pháp hình sự, điều tra làm rõ 515 vụ và 757 đối tượng. Trong đó, có 60 vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Bắt giữ 629 vụ vận chuyển, mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy với 937đối tượng, thu 6.792,11 gam ma tuý các loại. An toàn giao thông: Tháng 12, trên các tuyến đường bộ đã xảy ra 6 vụ TNGT, làm chết 4 người, bị thương 1 người. Như vậy, tính từ ngày 15/12/2018 - 14/12/2019, toàn tỉnh đã xảy ra 104 vụ tai nạn, làm chết 80 người và bị thương 37 người;so với cùng kỳ năm trước, giảm 6 vụ, giảm 4 người chết vàgiảm 3 người bị thương.
9.7. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Tháng 12, cơ quan chức năng đã phát hiện 23 vụ vi phạm môi trường. Trong đó, đã xử lý 18 vụvới 8 cá nhân và 10 tổ chức, tổng số tiền nộp phạt kho bạc là 2,2 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện 554 vụ vi phạm môi trường, tiến hành xử phạt 422 vụ và nộp kho bạc 5,9 tỷ đồng.
Công tác PCCC&CNCH được tăng cường, với nhiều hình thức, như: tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, pháp luật về PCCC và kỹ năng xử lý các sự cố cháy, nổ được đẩy mạnh. Trong tháng 12, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy và tính chung cả năm toàn tỉnh đã xảy ra 25 vụ cháy nổ, làm 1 người chết, giá trị thiệt hại ước tính 25,7 tỷ đồng./.