Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 03/04/2013-14:15:00 PM
Kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức

Theo nhiều chuyên gia, kinh tế toàn cầu đang đối mặt với vô số thách thức lớn.
Tại châu Âu, những vấn đề cơ bản của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như triển vọng tăng trưởng thấp, suy thoái tiếp diễn, khả năng cạnh tranh sút kém và gánh nặng nợ công và nợ tư nhân khổng lồ vẫn chưa được giải quyết.
Góp thêm vào những khó khăn này là thỏa thuận giữa các thành viên trụ cột của Eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các quốc gia đang mang trên vai gánh nợ lớn, các cuộc cải cách và biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đau đớn để đổi lấy các gói cứu trợ tài chính.
Sự mệt mỏi với việc "thắt lưng buộc bụng" được thể hiện rõ nét qua thành công của các lực lượng chống thể chế trong cuộc bầu cử tại Italia vừa qua, các cuộc biểu tình lớn trên đường phố tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và giờ đây là vấn đề giải cứu các ngân hàng Síp.
Các thành viên khác trong Eurozone, do nóng lòng hạn chế những rủi ro đối với những người đóng thuế của họ, đã tỏ ý việc các chủ nợ phải gánh vác việc cứu trợ là cách của tương lai.
Bên ngoài Eurozone, ngay cả Anh cũng đang phải vật lộn để khôi phục tăng trưởng, trong khi thái độ chống "thắt lưng buộc bụng" cũng đang tăng mạnh tại Bulgaria, Rumania và Hungary.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế đang bị mất cân bằng giữa các khu vực ven biển và trong nội địa, giữa nông thôn và thành phố, tiết kiệm và đầu tư cố định quá nhiều, tiêu dùng tư nhân quá ít, bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, môi trường xuống cấp, với ô nhiễm không khí, nước và đất đai đang đe dọa sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm.
Nhật Bản đang thử một thí nghiệm kinh tế mới để ngăn chặn lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, phục hồi lòng tin kinh doanh và tiêu dùng, nhưng vấp phải những thách thức lớn. Người ta vẫn chưa rõ có thể xử lý giảm phát bằng chính sách tiền tệ hay không. Hơn nữa, những căng thẳng với Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mặc dù các thị trường đang nổi khác tại châu Á và Mỹ Latinh đang có sự năng động hơn BRICS, nhưng sức mạnh của họ sẽ không đủ để biến thành trào lưu toàn cầu.
Trong khi dù nền kinh tế Mỹ đang diễn ra một số xu hướng tích cực (khu vực nhà đất đang phục hồi, dầu mỏ và khí đốt đá phiến sẽ giảm chi phí năng lượng và tăng sức cạnh tranh, việc làm đang nhiều lên do chi phí lao động tăng tại châu Á, và việc nới lỏng định lượng đang hỗ trợ cả nền kinh tế thực lẫn các thị trường tài chính) nhưng rủi ro vẫn còn đó với tỷ lệ thất nghiệp và nợ của các hộ gia đình vẫn ở mức cao./.
Nguyễn Chiến
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 959
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)