Đến nay đã có 51 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có các dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài với hơn 3.600 doanh nghiệp, số vốn đầu tư đạt 8,6 tỷ USD.
|
Họp báovề Chương trình gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước lần thứ II ngày 1/8
|
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn cho biết tại buổi họp báo về Chương trình gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước lần thứ II (8/2013) ngày 1/8.
Hội nghịsẽ có 235 đại biểu từ trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho gần 20 Hội Doanh nghiệp Việt Nam từ các nước, với các ngành nghề đa dạng và khoảng 100 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, lãnh đạo Chính phủ sẽ tham dự Hội nghị.
Hiện phần lớn các doanh nghiệp kiều bào đầu tư về Việt Nam đang hoạt động tại Mỹ, Canada, Australia, Nga, Pháp, Hà Lan, Czech… tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, công nghệ phần mềm, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản…
PhóChủ tịch kiêm Tổng ThưkýHiệp hội Doanh nhân Việt Nam ởnước ngoài BùiĐình Dĩnh khẳng định Việt Nam cónhiều lợi thếthu hútđầu tư vào lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là dịch vụ, du lịch. Các cơ chế đầu tư ở Việt Nam khá thông thoáng, chi phí sinh hoạt rẻ, công nhân Việt Nam khéo tay, có năng suất lao động cao, với những người được đào tạo, không kém các nước khác.
Những khó khăn của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khi đầu tư vào trong nước chủ yếu liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, thủ tục hành chính, chính sách cần có định hướng lâu dài bền vững…
Ông TôHoài Nam, PhóChủtịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa vànhỏ, cho rằng doanh nghiệp Việtởnước ngoài khi đầu tưvào trong nước sẽbổsung tốt vềmặt kinh nghiệp quản lý, công nghệ, góp phần nâng cao lợi thếvề năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam./.
Huy Thắng
Cổng thông tin điện tử Chính phủ