Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 29/08/2022-19:34:00 PM
Thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn lực giai đoạn 2016-2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Báo cáo số 6005/BC-BKHĐT gửi Đoàn Giám sát Quốc hội khóa XV và Bộ Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong quản lý, sử dụng nguồn lực giai đoạn 2016-2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Báo cáo đưa ra 3 nội dung chính về: (i) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP giai đoạn 2016-2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (2) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP của cả nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2016-2021; (3) Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác THTK, CLP và đề xuất, kiến nghị.

Theo đó, từ việc xác định công tác THTK, CLP là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần thực hiện tốt việc ổn định phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã luôn quan tâm đến công tác THTK, CLP, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực do Bộ quản lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của Bộ góp phần thực hiện Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp, phòng, chống tham nhũng, THTK, CLP, tập trung các giải pháp phòng ngừa, tăng cường tính công khai, minh bạch.

Thực hiện giao dự toán kịp thời cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ, triệt để tiết kiệm từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị, trong đó triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương.

Các đơn vị thuộc Bộ chủ động nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn, định mức để làm căn cứ xác định công tác THTK, CLP tại đơn vị mình. Quản lý chi NSNN của các đơn vị nằm trong phạm vi dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm toàn diện trên các nội dung chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách;…

Về kết quả thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, giai đoạn 2016-2022, Thanh tra Bộ đã thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành và ban hành tổng số 47 kết luận thanh tra.

Để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác THTK, CLP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến THTK, CLP, tăng cường công tác tổ chức, thực hiện THTK, CLP và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, xử lý vi phạm trong THTK, CLP. Qua đó kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trên mọi lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo THTK, CLP tại các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng lĩnh vực, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, dơn vị. Đưa kết quả THTK, CLP là tiêu chí đánh giá công tác thu đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, ý thức THTK, CLP đối với toàn xã hội. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong THTK, CLP; bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo quy định của pháp luật.

Triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về THTK, CLP gắn với công tác phòng chống tham nhũng. Nâng cao phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trong công tác THTK, CLP. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán THTK, CLP; thực hiện nghiêm việc công khai các hành phi lãnh phí và kết quả xử lý theo quy định của Luật THTK, CLP./.

Bảo Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Tổng số lượt xem: 557
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)