(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan Thường trực của Tổ công tác tổng hợp chung kết quả kiểm tra và kiến nghị của các địa phương thuộc trách nhiệm theo dõi, kiểm tra của Tổ công tác số 3 cùng với kết quả kiểm tra của các Tổ công tác khác để báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2023 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI |
Trên đây là nội dung của Thông báo số 146/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại Hội nghị trực tuyến với 09 tỉnh Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh và đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đồng tình với báo cáo và kiến nghị của các địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý I năm 2023, khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục triển khai thực hiện. Đồng thời, ghi nhận và biểu dương lãnh đạo các địa phương đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Một số địa phương đã có nhiều cách làm sáng tạo, sâu sát với tình hình thực tiễn để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Tuy nhiên đến hết quý I năm 2023 tỷ lệ giải ngân của 09 tỉnh đều chưa đạt được mục tiêu chung của cả nước (10,35%) và còn hạn chế so với kết quả cùng kỳ năm 2007. Bên cạnh những yếu tố khách quan, công tác giải ngân vốn đầu tư công ở các địa phương còn gặp nhiều vướng mắc. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm 2023, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng như các địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ, các Công điện số 123/CĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; trong đó tập trung cao độ để thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Một là, nêu cao tinh trần trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan Trung cấp ủy, chính quyền các địa phương trong công tác phân bổ, giải ngân vốn đầu công. Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2023 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng trong bối cảnh tinh hinh thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công
Hai là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; thực hiện ngay việc phân bổ 100% vốn đầu tư công theo Kế hoạch được giao bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo hướng phân cấp mạnh hơn cho cấp huyện, cấp cơ sở, tránh dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh trong nội bộ của bộ, cơ quan, địa phương mình theo quy định. Kiên quyết thực hiện điều chuyển vốn đầu tư công từ các bộ, cơ quan, địa phương, đơn vị, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm giải ngân sang các bộ, cơ quan, địa phương, đơn vị, dự án có tiến độ giải ngân cao và có tính khả thi; không để tái diễn tình trạng các dự án khởi công mới chậm hoặc không thể giải ngân trước ngày 30/10 hằng năm. Các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp so với mức trung bình cả nước nghiêm túc rà soát, rút kinh nghiệm, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.
Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương; chủ động rà soát, lựa chọn một số cơ chế, chính sách để ưu tiên nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và quy định hiện hành theo hướng tháo gỡ các “nút thắt”, khơi thông các “điểm nghẽn” trong giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi, thông suốt, thống nhất trong hệ thống pháp luật; các văn bản đề xuất, trao đổi, phối hợp giữa các bộ, cơ quan, địa phương phải được xử lý, trả lời trong thời hạn 07 ngày làm việc (trường hợp không trả lời hoặc chậm trả lời theo thời hạn được xác định là đồng ý và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Bốn là, chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng hoàn thiện, thống nhất trong công tác triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường công tác theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau quá trình triển khai thực hiện để phát hiện sớm các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, kịp thời hướng dẫn và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, khắc phục với cấp có thẩm quyền./.
Thúy Quyên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư