Tỉnh Bình Dương đang đề ra nhiều giải pháp với tinh thần trách nhiệm cao nhất, sát cánh cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn, lấy lại đà sản xuất, xuất khẩu và duy trì tăng trưởng cao.
|
Nhà máy sản xuất sữa tại Bình Dương. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN) |
Tổng sản phẩm trong nước(GDP) quý 1/2023 của tỉnh "thủ phủ" công nghiệp Bình Dương ước tăng 1,2%, đây là quý tăng trưởng kém nhất trong những năm gần đây.
Dự báo những khó khăn đang tồn tại ở phía trước, theo đó tỉnh Bình Dương đang đề ra nhiều giải pháp với tinh thần trách nhiệm cao nhất, sát cánh cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn, lấy lại đà sản xuất, xuất khẩu và duy trì tăng trưởng cao.
Kinh tếsuy giảm
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, kinh tế-xã hội của tỉnh quý 1/2023 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế-chính trị thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp và bất ổn, ảnh hưởng lớn đến tiến trình phục hồi cũng nhưtốc độ tăng trưởngcủa Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. So với cùng kỳ năm 2022, GRDP của tỉnh bị sụt giảm chủ yếu đến từ sự suy giảm của khu vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu.
Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng sụt giảm; nhiều ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chủ lực "thủ phủ" công nghiệp bị giảm sút như: giường tủ, bàn, ghế giảm 69,4%, sản phẩm từ cao su và plastic giảm 29,7%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 24,8%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 14,8%; sản xuất trang phục giảm 9,9%.
Trong khi đó, theo dự báo trong quý 2/2023, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đơnhàng xuất khẩutăng so với quý 1/2023 chiếm khoảng 28%; số doanh nghiệp nhận định có số đơn hàng sản xuất ổn định như quý 1/2023 chỉ chiếm khoảng 38,3%; số doanh nghiệp dự kiến tiếp tục giảm quy mô lao động chiếm khoảng 28,9%; số doanh nghiệp đánh giá số đơn hàng cho sản xuất, xuất khẩu của quý 2/2023 tiếp tục giảm so với quý 1/2023 chiếm khoảng 33,1%.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương-Nguyễn Thanh Hà, nguyên nhân doxung đột Nga-Ukraine, làm giá dầu tăng, lạm phát tăng mạnh ở nhiều quốc gia, suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, ảnh hưởng đến các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, đơn hàng xuất khẩu sụt giảm hơn 40% so với cùng kỳ, kéo theo tình hình xuất khẩu các đơn hàng chính của hàng hóa của tỉnh Bình Dương cũng bị ảnh hưởng mạnh.
Cùng với đó, vốn lưu động củadoanh nghiệp thiếu nghiêm trọng do khách hàng chậm thanh toán (khách hàng cũng gặp khó khăn), đôi khi đơn hàng đã hoàn thành nhưng khách hàng yêu cầu xuất sau thời điểm dự kiến ban đầu, làm cho doanh nghiệp tồn kho nhiều.
Lãi suất vay vốn tăng cao, việc tiếp cận nguồn vốn vay gặp nhiều khó khăn, do doanh nghiệp không còn tài sản đảm bảo, việc vay tín chấp trên phương án kinh doanh lại càng khó khăn, do chỉ có những doanh nghiệp lớn, có quan hệ tín dụng tốt mới tiếp cận được.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không có được phương án kinh doanh tốt do không có đơn hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo bà Hà điểm sáng về xuất khẩu là các thị trường châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore không bị ảnh hưởng nhiều nên vẫn duy trì được đơn hàng với các thị trường này, thị trường Trung Quốc mới mở cửa trở lại cũng giúp các doanh nghiệp có cơ hội giữ được đơn hàng xuất khẩu trong năm 2023.
Riêng các doanh nghiệp Bình Dương đã hoạt động lâu năm, khách hàng truyền thống (Mỹ, EU) vẫn đảm bảo một lượng đơn hàng nhất định để doanh nghiệp duy trì hoạt động và giữ chân người lao động.
Tìm giải pháp tăng trưởng
Với hình hình kinh tế đang bị ảnh hưởng sâutheo đề xuất của ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, nhằm gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà nước phải đưa chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhanh chóng đi vào "cuộc sống"; đồng thời khơi thông nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, nhà nướchỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phục hồi, tạo tiền đề bứt phá, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về quy mô và cải thiện tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp.
Nhà nước cũng có chính sáchgiúp doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại điện tử; tiếp cận kênh thông tinnhằm tìm kiếm thị trường mới xuất khẩu sản phẩm ngoài các thị trường truyền thống trước đây.
Về phía địa phương, các đơn vị liên quanthực hiện nghiêm chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàngiảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; đẩy mạnh giải ngân chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm.
Tập trung vốn vay cho sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận vốn vay sản xuất kinh doanh. Song song đó, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người lao động, thu hút đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương Nguyễn Liêm, hiện khó khăn của các doanh nghiệp đang gặp phải đến từ việc thiếu hụt dòng tiền, không tiếp cận được vốn vay, nhiều nhà máy không được giải ngân, bắt buộc chuyển thành nợ xấu.
Ông Liêm kiến nghị nhà nước cần thiết thực hơn,đơn giản hóa các thủ tục, hạ lãi suất, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, gia hạn các khoản vay để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Còn Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Dương Võ Đình Phong cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng sẽ thực hiện đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng.
Tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại.
|
Một điểm nhà ở xã hội tại tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN) |
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ.Riêng về tháo gỡ khó khăn, ngành ngân hàngmở đường dây nóng để lắng nghe, tổng hợp ý kiến của người dân, doanh nghiệp để kịp thời xử lý.
Tại buổi làm việc với các doanh nghiệp, và hiệp hội ngành hàng về tháo gỡ khó khăn kinh tế của quý 1/2023 và tìm giải pháp cho quý 2, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đánh giáthời điểm hiện nay rấtkhó khăn chodoah nghiệp.
Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành, đơn vị quản lý nhà nước phải thể hiện sự sát cánh, đồng hành, tích cực hỗ trợ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc chodoanh nghiệp.
Trước mắt, các sở, ngành phải ngồi lại với nhau cùng tìm ra những giải pháp tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, thương mại, thanh toán điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp thụ hưởng các chính sách về thuế, bảo hiểm và các vấn đề khác theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành; các ngân hàng phải hết sức tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, tín dụng.
Ông Lợi yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban, ngành gấp rút triển khai ngay các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động như tổ chức các hoạt động kết nối cung-cầu lao động đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; hỗ trợ đẩy mạnh thương mại điện tử; tiếp cận kênh thông tin về xuất khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới.
Các địa phương tích cực thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo thẩm quyền, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dươngcũng đang quyết liệt triển khai nhanh các giải pháp chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, khơi thông nguồn lực, nhất là đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công để kích cầu nền kinh tế, nhằm phấn đấu đưa mục tiêu tăng trưởng trở lạiquỹ đạo tăng trưởng trong quý 2 và những quý tiếp theo trong năm 2023./.
Chí Tưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư