Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trong các diễn đàn đa phương năm 2013, qua đó khẳng định vai trò, vị thế đất nước đồng thời khẳng định quyết tâm chung tay xây dựng một thế giới không còn đói nghèo, không có chiến tranh.
|
Tại Đối thoại Shangri-la, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp vềxây dựng “Lòng tin chiến lược”. |
Đối thoại Shangri-La: Thủtướng đưa ra thông điệp "Lòng tin chiến lược"
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng trở thành Thủtướng Việt Nam đầu tiên cóbài phát biểu dẫnđề tạiĐối thoại Shangri-La, một diễnđàn an ninh uy tín của khu vực, trong đó, lần đầu tiênThủ tướng đưa ra thông điệp vềxây dựng “Lòng tin chiến lược”.
Thông điệp của Thủtướng được báo chíthếgiới truyềnđi nhanh chóng vànhậnđược những phản hồi tích cực từ dư luận thế giới, chuyên gia, học giả… trong vàngoài nước.
Nhận xét vềbài phát biểu của Thủ tướng, ông David Brown, nhàngoại giao kỳcựu của Hoa Kỳ,cho rằng bài phát biểu của Thủtướng đãđề cập một cách hùng hồn tới một câu hỏi mang tính nền tảng làlàm thếnàođể thúc đẩy tất cảcác quốc gia, đặc biệt làcác cường quốc, hành động phùhợp với luật pháp quốc tế.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Phiên thảo luận chung Đại Hội đồng LHQ khoá 68 tại Hoa Kỳ
|
Chính thứcthông báo tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ
Ngày27/9/2013 đã trở thành dấu mốc đặc biệt khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức thông báo với các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới về sự sẵn sàng của Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Từquákhứ phải hứng chịu chiến tranh, bom đạn, phân ly, với máu lửa vànước mắt, Việt Nam giờđây muốn chia sẻsứmệnh chung của cộng đồng quốc tếtrong bối cảnh hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn chưa được loại bỏ.
Thủtướng phát biểu:"Hòa bình chỉcóthểđược gìn giữkhi các quốc gia tôn trọng độc lập chủ quyền và truyền thống văn hóa của nhau, không áp đặt tiêu chuẩn đạo đức lên nhau; khi vai trò của LHQ, của Hội đồng Bảo an LHQ được phát huy... Và trên hết là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia phải không ngừng được vun đắp bằng thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể, như việc dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba hay công nhận quyền tự quyết của Palestine".
Thủtướng đã kêu gọicộng đồng quốc tế hãy giành cho hòa bình mọi cơ hội, tìm mọi giải pháp hòa bình.
|
Đại diện các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc
|
Việt Nam được bầulà thành viên của Hội đồng Nhân quyền
Ngày 12/11, Đại hộiđồng LHQ khóa 68 đã tiến hành bỏphiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ2014-2016.
Với kết quả184/192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với sốphiếu cao nhất trong số14 nước và lầnđầu tiên trởthành thành viên Hộiđồng Nhân quyền LHQ, cơquan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của LHQ trong việc thúcđẩy và bảo vệnhân quyền trên thếgiới.
PhóThủtướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, trong 3 năm tới, với tưcách làthành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽtham gia tích cực và chủđộng đóng góp vào công việc chung của Hội đồng, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụvà cam kết của một quốc gia thành viên.
Lầnđầu tiên là Chủ tịch Hội đồng thống đốc IAEA
Ngày 23/9, 35 nước thành viênđã nhất tríbầu Việt Nam làm Chủtịch Hộiđồng Thống đốc Cơquan Năng lượng nguyên tử Quốc tế(IAEA) nhiệm kỳ2013-2014.
Việc lầnđầu đảm nhận chức vụ Chủtịch Hộiđồng Thống đốc IAEA đánh dấu sự trưởng thành của Việt Nam tại IAEA vàcác diễn đàn đa phương, đồng thời làmột bước tiến mới để thực hiện chủtrương hội nhập quốc tế chủđộng vàtích cực.
Hộiđồng Thống đốc, gồm nhiều nước có công nghệhạt nhân tiên tiến, làcơquan hoạch định chính sách của IAEA thông qua các cuộc họp thường kỳtrong năm, đồng thời xem xét các hoạtđộng của IAEA dưới sựđiều hành của Tổng Giám đốc IAEA.
Việt Nam tham gia IAEA từnăm 1978, trong đóđã 3 lầnđược bầu làm thành viên Hộiđồng Thống đốc trong các nhiệm kỳ1991-1993, 1997-1999 và2003-2005.
Sựtham gia của Việt Nam đã góp phần thúcđẩy hợp tác giữa IAEA vàViệt Nam nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển cũng nhưsửdụng năng lượng hạt nhân vìmụcđích hòa bình ởViệt Nam.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu UAE tại khu giới thiệu các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí của nước bạn.
|
Diễnđàn hợp tác kinh tếViệt Nam-Trung Đông, Bắc Phi
Diễnđàn Hợp tác kinh tếgiữa Việt Nam với cácđối tác Trung Đông-Bắc Phi lần đầu tiênđược tổchức tại Việt Nam sau khi nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia trong khu vực.
Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 878%, từ889 triệu USD (năm 2002) lên 7,4 tỷ USD (năm 2012), trong đó kim ngạch với một sốđối tácđã vượt ngưỡng 1 tỷUSD/năm. Nhiều DN khu vực nàyđang tích cực tham gia đầu tưtại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực dầu khí, cảng biển, công nghiệp vàbấtđộng sản.
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng Diễnđàn sẽlà khởiđầu của giai đoạn hợp tácởtầm cao mới trong quan hệhữu nghịgiữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông-Bắc Phi./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ