Năm 2015, các quốc gia ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng kinh tế thống nhất, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động dịch chuyển giữa các nước để làm việc, cải thiện thu nhập.
|
Nhiều cơ hội cho người lao động di cư
|
Hôm nay, nhân Ngày Di cư Quốc tế(18/12), ông Sally Baber, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đã nhận định về cơ hội di cư đi làm việc của lao động Việt Nam khi các quốc gia ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng kinh tế thống nhất vào năm 2015.
Theo ông Sally Baber, khi cộng đồng kinh tế mới ra đời, sẽ có nhiều cơ hội giúp lao động dịch chuyển sang các nước khác để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực cho các quốc gia này, đồng thời cải thiện thu nhập và tích luỹ kinh nghiệm mới cho bản thân.
Hiện tại, các quốc gia ASEAN đang tập trung thảo luận về dịch chuyển của lao động có kỹ năng, thông qua các Thoả thuận về Công nhận tay nghề tương đương (MRA), tạo thuận lợi cho việc tự do di chuyển và quyền tự do làm việc tại các nước trong khu vực đối với 8 nhóm ngành nghề: Kế toán, kỹ sư, khảo sát, kiến trúc, điều dưỡng, dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa và du lịch.
Trong nhiều năm qua, các quốc gia thành viên ASEAN đã hợp tác nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người di cư. Nhiều diễn đàn đã được mở để tạo cơ hội và thúc đẩy việc ban hành các chính sách tốt hơn về phối hợp và đối thoại nhằm tăng cường sự bảo vệ đối với người di cư.
Cóthểkểđến Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ Quyền của Lao động di cư, Diễn đàn ASEAN về Lao động di cư - một cuộc họp thường niên của đại diện Chính phủ, các tổ chức của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động, đại diện của các tổ chức xã hội dân sự.
Thêm vào đó, việc hợp tác trong quản lý di cư cũng đang được tăng cường, thông qua Sáng kiến về Hội nhập ASEAN, trong đó Philippines đã cam kết chia sẻ kinh nghiệm của họ về vấn đề quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài.
Tổchức Lao động Quốc tếđánh giá: Đối với Việt Nam, một chính sách hội nhập tốt sẽ giúp tăng năng suất lao động trong nước thông qua việc di cư của lao động có tay nghề. Tuy nhiên, cũng phải tính đến trường hợp số lượng lớn lao động có tay nghề sẽ rời đất nước để đi tìm những công việc có thu nhập cao.
Quan điểm của Tổchức Lao động Quốc tếlàdi cưphảiđược xem làmột lựa chọn của người lao động. Di cư có thể tạo ra con đường để thoát nghèo đói, và điều quan trọng là phải duy trì sự cân bằng trong việc thúc đẩy di cư với các chính sách, biện pháp bảo vệ phù hợp đối với người lao động.
Bên cạnh đó, người di cư cũng cần được thông tin đầy đủ về chi phí và lợi ích của di cư, làm thế nào để bảo vệ bản thân trong suốt quá trình di cư, công nhận tay nghề tương đương đối với những công việc có tay nghề thấp và tay nghề trung bình; tính linh hoạt của chính sách bảo hiểm xã hội; đào tạo và hỗ trợ người di cư trở về, những người có thể sử dụng khoản tiết kiệm và kỹ năng tích luỹ được ở nước ngoài để tăng cường các cơ hội việc làm sau khi về nước và hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Ngày Di cư Quốc tếnăm nay chính làmột dịpđể tái cam kết về nỗ lực đảm bảo di cư sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, và Tổ chức Lao động Quốc tế cam kết tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức của người lao động, tổ chức của người sử dụng lao động để tăng cường công tác quản lý di cư và bảo vệ người lao động di cư, tại quốc gia và tại khu vực ASEAN./.