(MPI Portal) – Ngày 17/10/2013, tại Hà Nội diễn ra Lễ Kỷ niệm trọng thể 20 năm Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ với sự tham dự của trên 300 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành và địa phương, các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ tại Việt Nam.
|
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, đến nay Việt Nam đã có trên 50 nhà tài trợ, hoạt động hợp tác phát triển trong hầu hết các ngành, lĩnh vực và trên địa bàn của tất cả các tỉnh và thành phố với quy mô vốn ODA cam kết thông qua 20 Hội nghị CG từ năm 1993 đến nay là 78 tỷ USD, trong đó trên 63 tỷ USD đã được ký kết và trên 42 tỷ USD đã được giải ngân.
Thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, các nhà tài trợ đã cung cấp cho Việt Nam một nguồn tài chính đáng kể để Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục và phát triển năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, quản lý các ngành và lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
|
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vui mừng trước những bước phát triển ấn tượng của Việt Nam. Năm 1993 từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 100 USD và chỉ số phát triển xã hội rất thấp, ngày nay Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người là 1.700 USD/năm.
|
Ông J.A Nugent Tổng Vụ trưởng, Tổng Vụ Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển châu Á phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Ông J.A Nugent Tổng Vụ trưởng, Tổng Vụ Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, những thành tựu của Việt Nam trong suốt hai thập kỷ qua rất đáng khâm phục, GDP theo đầu người đã tăng gấp 4 lần trong khi tỉ lệ nghèo đã giảm từ mức gần một nửa dân số xuống chỉ còn hơn 10%. Sự chuyển đổi về kinh tế và xã hội đầy ấn tượng này là kết quả thực hiện những quyết định chính sách quan trọng và chính xác định hướng cho sự chuyển động từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, và sự hội nhập ngày càng sâu rộng với cả nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu.
ADB cũng hoan nghênh và chắc chắn hỗ trợ chương trình phát triển toàn diện của Chính phủ. Chiến lược đối tác quốc gia với Việt Nam giai đoạn 2012-2015 hiện nay được ông J.A Nugent đánh giá là hoàn toàn phù hợp với Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 với ba trọng tâm trụ cột là tăng trưởng toàn diện; nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường bền vững.
ADB cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam tham gia vào các sáng kiến hợp tác và hội nhập khu vực như Chương trình tiểu vùng Mê Công mở rộng và hội nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
|
Ông Hiroshi Fukada, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Tại buổi lễ, ông Hiroshi Fukada, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, kể từ khi nối lại các khoản vay ODA cho Việt Nam vào tháng 11 năm 1992, Nhật Bản luôn hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội. ODA của Nhật Bản cho Việt Nam tính đến nay đạt hơn 20 tỷ USD. Nguồn ODA của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc phát triển hạ tầng kinh tế cơ bản như đường bộ và cảng biển.
Ông Hiroshi Fukada cho rằng, đây là thời điểm để Việt Nam vượt qua những thách thức nhằm phát triển mạnh mẽ hơn. Để giúp Việt Nam vượt qua những thách thức, Nhật Bản sẽ vận dụng ODA bao gồm cả hợp tác kỹ thuật trong việc tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển nguồn nhân lực bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tới.
|
Trưởng phái đoàn Eu tạiViệt Nam Franz jessen
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Trưởng phái đoàn Eu tại Việt Nam Franz jessen chia sẻ,trong giai đoạn 2014-2020, EU hy vọng duy trì mức ODA cao đối với các kế hoạch phát triển của Việt Nam như giai đoạn 2007- 2013, với tổng số tiền khoảng 300 triệu Euro.
|
Ngài Jun Dae Joo, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Cũng tại buổi lễ, Ngài Jun Dae Joo, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cũng bày tỏ vui mừng trước những thành tựu phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn của Việt Nam đạt được.Ông cho rằng, Hàn quốc đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ quốc tế, khối tư nhân bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các doanh nghiệp để góp phần vào mục tiêu của Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Cùng với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Hàn Quốc đã tích cực triển khai các cam kết của mình tập trung vào môi trường bền vững, phát triển nguồn nhân lực, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Hàn Quốc mong muốn các chính sách hợp tác phát triển của mình được thiết kế phù hợp với các nhu cầu phát triển của Việt Nam và song hành với 9 ưu tiên của Việt Nam.
Tham tán Công sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Pháp tự hào đã ủng hộ Việt Nam trong suốt chặng đường 20 năm thông qua viện trợ phát triển chính thức. Kể từ năm 1989, Pháp đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 2,5 tỷ Euro thông qua Cơ quan Phát triển và Tổng cục Ngân khố Pháp. Nước Pháp hiện là nhà tài trợ song phương dẫn đầu các nước châu Âu với Việt Nam. Nước Pháp cũng viện trợ mãnh mẽ cho Việt Nam bằng việc tham gia vào ngân sách của Khối liên minh châu Âu, Hiệp hội phát triển quốc tế do Ngân hàng Thế giới điều phối, Quỹ phát triển châu Á do Ngân hàng Phát triển châu Á điều phối và cả các cơ quan của Tổ chức Liên hiệp quốc.
Việt Nam tích cực tham gia hợp tác phát triển vùng và cũng thụ hưởng được nhiều lợi ích của sự hợp tác này. Hiện có rất nhiều sáng kiến đa dạng về hợp tác tiểu vùng từ phía các nhà tài trợ và các nước trong tiểu vùng sông Mekong như Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Tổ chức Chiến lược Hợp tác Kinh tế ba dòng sông chính ở Đông Nam Á (ACMECS), Hợp tác trong Ủy hội sông Mekong, Hợp tác Mekong - Nhật Bản, Hợp tác Mekong - Mỹ, Hợp tác Mekong - Mỹ, Tam giác phát triển gồm khu vực biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia (CLV)…
|
Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Đức Trung
(MPI Portal)
|
Phát biểu chỉ đạo, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, trong 20 năm qua, Chính phủ các nước tài trợ, các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đã luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ mạnh mẽ, những nguồn lực to lớn và sự hỗ trợ kỹ thuật quý báu để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển và đổi mới đất nước.
Theo đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, nhất là giao thông vận tải, điện năng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,…
Thủ tướng trân trọng đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn chân thành, sâu sắc đối với Chính phủ các nước tài trợ, các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
Nhìnlại chặng đường hợp tác đã qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu một số bài học kinh nghiệm để Việt Nam và các nhà tài trợ hợp tác tốt hơn trong giai đoạn phát triển mới.
Thứnhất làvai trò làm chủ quốc gia về chủ trương, chính sách và các mục tiêu phát triển với sự đồng tình và ủng hộ của các đối tác phát triển. Đây là yếu tố thể hiện tinh thần tự chủ, phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình và là một yếu tố quan trọng để hình thành mối quan hệ đối tác hợp tác phát triển hiệu quả.
Thứhai là bảo đảm nguồn lực đối ứng. Việc bảo đảm nguồn lực đối ứng kịp thời, phù hợp là sự thể hiện nỗ lực và trách nhiệm cao của Chính phủ trong quan hệ đối tác hợp tác phát triển.
Thứba làtạo môi trường pháp lý thuận lợi, tiến gần tới các chuẩn mực quốc tế. Các quy định quản lý và sử dụng ODA phải ngày càng đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và hài hoà hơn với quy định của các nhà tài trợ là một yếu tố quan trọng cho việc triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án ODA.
Thứtư lànâng cao chất lượng đối thoại chính sách phát triển. Trong bối cảnh phát triển mới Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam thường niên (VPDF) tập trung đối thoại về chính sách và mở rộng sự tham gia của các bên, kết nối giữa đối thoại chính sách ở cấp ngành với cấp quốc gia.
|
Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Trênnền tảng vững chắc của quan hệ đối tác phát triển đã được xây dựng và thử thách trong 20 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng sự hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả cao hơn trong việc hỗ trợ Việt Nam củng cố vững chắc thành quả phát triển đã đạt được, tiếp tục đưa đất nước phát triển bền vững, thịnh vượng. Trong quá trình này, Việt Nam sẽ tích cực đóng góp sức mình để hỗ trợ các quốc gia, đối tác khác trong cộng đồng quốc tế cùng phát triển, cùng thịnh vượng./.
Thúy Quyên
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư