Dù được nhận diện dưới góc độ nào thì CPI tháng 6 và 6 tháng năm nay cũng thuộc loại thấp. Đánh giá về diễn biến này tuy còn có những ý kiến khác nhau, giống như tấm huân chương nào cũng có mặt trước, mặt sau.
CPI sau khi leo cao trong 2 tháng đầu năm do nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong thời gianlễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, TếtÂm lịch, mùa cưới hỏi, lễhội…, đã đi ngang từ tháng 3 đến nay với tháng giảm xen kẽ những tháng tăng nhẹ.
Tuy không giảm như tháng 6/2012 và tháng trước, nhưng CPI tháng 6 năm nay vẫn là tháng tăng thấp, vừa thấp hơn tốc độ tăng bình quân tháng trong 5 tháng đầu năm (tăng 0,47%) và thấp xa so với tốc độ tăng bình quân tháng 6 giai đoạn 2004-2012 (tăng 0,69%)
|
Nguồn: Tổng cục Thống kê
|
Tính chung 6 tháng, CPI tăng 2,4%, thấp nhất so với con số tương ứng của cùng kỳ trong 9 năm trước (từ 2004-2012).
Nếu tính sau 1 năm (theo thông lệquốc tế, tức làtháng 6 năm nay so với tháng 6 năm trước), CPI tăng 6,73%, ở mức trung bình so với các con số tương ứng của các tháng trước (tháng 5 tăng 6,36%, tháng 4 tăng 6,61%, tháng 3 tăng 6,64%, tháng 2 tăng 7,02%, tháng 1 tăng 7,07%, tháng 12/2012 tăng 6,81%...).
"Mặt trước của tấm huy chương" màýkiến nào cũng thống nhất ghi nhậnđó làthành công của việc kiềm chếlạm phát. Đây lànăm thứ2 liên tiếp, cóthểkhông còn lặpđi lặp lại chu kỳ trong 8-9 năm trước (1 năm tăng thấp, 2 năm tăng cao), có thể không còn bị rơi vào vòng luẩn quẩn (tăng trưởng - lạm phát -kiềm chế- suy giảm tăng trưởng…).
Thành công này mang lại niềm vui cho người tiêu dùng nói chung, đặc biệt là những người nghèo, người thu nhập bằng tiền cố định, người bị mất hoặc thiếu việc làm. Người có tiền nhàn rỗi có thể yên tâm gửi tiết kiệm vì vẫn được gửi lãi suất thực dương, các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm không bị rơi vào cảnh “lãi giả lỗ thật” như khi lạm phát.
Các nhà hoạch định chính sách, quản lý điều hành kinh tế vĩ mô có thể yên tâm hơn về việc còn dư địa để có giải pháp thực hiện các mục tiêu đề ra cho cả năm cũng như đẩy mạnh hơn việc thực hiện các mục tiêu cơ bản.
Hai điểm đáng lưu ý
Trước hết là hiệu ứng phụ của các giải pháp kiềm chế lạm phát (như lãi suất cho vay cao, tăng trưởng tín dụng thấp, thuế suất, giảm đầu tư công) đến sản xuất kinh doanh, công ăn việc làm, hoặc chưa có điều kiện để đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cơ bản như tái cơ cấu, thực hiện 3 đột phá chiến lược, chuyển đổi mô hình tăng trưởng…
|
Nguồn: Tổng cục Thống kê
|
Một điểm khác có tính khách quan là tác động không tốt đến người sản xuất lương thực, thực phẩm, kể cả thuỷ sản, do giá lương thực, thực phẩm bị giảm.
Vì vậy, trong khi tháo gỡ khókhăn cho sản xuất kinh doanh, hỗtrợthị trường, bảođảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng, cần kiên trì và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều cần quan tâm là liều lượng của những giải pháp nới lỏng tài khoá, tiền tệ để bảo đảm sự kết hợp khéo léo, dung hoà giữa 2 mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. Tăng trưởng tín dụng cần được phân bổ hợp lý, tránh dồn vào cuối năm.
Lạm phát thấp cóyếu tốcủa giálương thực giảm, giáthực phẩm tăng thấp vàđã giảm từ4 tháng nay, vì vậy, cần thực hiện tốt hơn, trực tiếp hơn các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn bằng việc tăng đầu tư, tăng tín dụng với lãi suất ưu đãi, tạm trữ thóc gạo…
Việc giãn tiến độ, giảm liều lượng hoặc kết hợp cótăng có giảm giátheo cơchếthịtrường đã góp phần kiềm chếlạm phát. Tuy nhiên, việc tiếp tục thực hiện làyêu cầu của cơchếthị trường, song cần cósựphối hợp chặt chẽ, cẩn trọng và liều lượng và thời điểm thực hiện./.
Minh Ngọc
Cổng thông tin điện tử Chính phủ