Như một bước cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo mang tính đột phá trong Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) thể hiện mạnh mẽ tinh thần “cởi trói” cho kinh doanh.
Cónhiều điểm mới trong dự thảo đang được lấy ý kiến nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, song có lẽ nội dung đáng chú ý nhất được quy định tại Điều 7: Doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng ký và kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh và nghị định không cấm.
Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp không được quy định ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Dự thảo cũng bãi bỏ việc bắt buộc doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh.
Theo nhiều chuyên gia vàlãnh đạo doanh nghiệp, đây thực sự là một bước đột phá trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp và kinh doanh nói chung. Bởi vì Luật Doanh nghiệp 1999 rồi Luật Doanh nghiệp 2005 dù được đánh giá là đã tạo ra bước đột phá về tư duy, từ tư duy chỉ được kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép sang tư duy người dân được quyền tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà pháp luật không cấm, song trên thực tế, khái niệm “pháp luật” là rất rộng, bao gồm cả những văn bản dưới nghị định, đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh có thể phải chịu rất nhiều ràng buộc, nhiều “giấy phép con”, nhiều “vòng kim cô”. Mặt khác, các luật này cũng quy định doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký.
Nay, vớiquy định mới, quyền cấm kinh doanh và đặt ra điều kiện kinh doanh chỉ thuộc về 3 chủ thể gồm Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Doanh nghiệp có quyền không tuân thủ các quy định trái với ba loại văn bản nói trên.
Và thay vì chỉ được hoạt động theo đúng ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động mở rộng ngành nghề và chỉ phải thông báo thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trên báoTuổi Trẻ, TS NguyễnĐình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổ trưởng Tổ biên tập dự thảo, đưa ra một ví dụ: Nếu cấp quản lý ở địa phương nào đó ra quy định cấm kinh doanh karaoke thì quy định đó là bất hợp pháp nếu luật, pháp lệnh và nghị định không cấm việc kinh doanh này, người dân có quyền không tuân thủ và sau đó kiện ra tòa án.
Đó là từ góc nhìn của doanh nghiệp. Còn từ phía các cơ quan Nhà nước thì với các quy định trên, có thể nói một cách hình ảnh là Nhà nước đã tự giới hạn quyền lực của mình. Đã có những ý kiến lo ngại rằng quy định quá “thoáng” như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý. Quả thật, với tư duy “không quản được là cấm” thì lo ngại đó là có cơ sở, nhưng tình hình sẽ khác đi với tư duy và quan điểm mới về vai trò của Nhà nước.
Nóiđến tưduy vàquan điểm, có thể dễ dàng nhận ra sự tương đồng giữa tinh thần của những quy định trên với những quan điểm trong Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Thông điệpđã khẳng định người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; trong khi cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Thông điệp đồng thời nhấn mạnh Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển, pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đúng tinh thần này, trong dự thảo Luật Doanh nghiệp mới, cơ quan quản lý đã chấp nhận phần khó khăn về phía mình và trao phần thuận lợi, dễ dàng hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Nhìn rộng hơn, quy định trên là một trong những điểm mới mang tính “cởi trói” trong dự thảo Luật. Và sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư cũng nằm trong tiến trình đột phá thể chế, vốn đã được Thủ tướng và các thành viên Chính phủ nhiều lần nhắc đến trong thời gian gần đây như một yêu cầu không thể nào khác.
Thông điệp của Thủtướng chỉrõ, nhìn lại gần 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc củađất nước ta đều gắn liền với những đổi mới cótính quyếtđịnh vềthểchế.Nay, những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển, đã đến lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Và nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân.
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng là đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ trưởng Bùi Quang Vinh từng phát biểu trước Quốc hội rằng “nếu Việt Nam không đổi mới trong tương lai, chắc chắn sẽ gặp khó khăn, đó là tiên đoán hoàn toàn có căn cứ".
Chỉxét riêng pháp luật vềdoanh nghiệp, chúng ta đã có thể thấy rất nhiều ví dụ chứng minh cho nhận định trên, như Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp 1999 và gần đây nhất là Luật Doanh nghiệp 2005, khi những quy định được coi là đột phá ở nhiều năm trước thì nay đã không còn nhiều ý nghĩa và khuôn khổ pháp lý mà chúng tạo ra đã chật chội.
Nhưvậy, từ một điều trong dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy đã hội tụ rất nhiều quan điểm mới mẻ về đột phá thể chế, về mở rộng dân chủ, về Nhà nước pháp quyền, về nghĩa vụ phục vụ và vai trò kiến tạo của Nhà nước… Quyền quyết định Luật cuối cùng thuộc về Quốc hội, nhưng đã thấy ở đây rằng những thông điệp hết sức mạnh mẽ từ phía Chính phủ đang được hiện thực hóa, cụ thể hóa trong cuộc sống, chứ không phải chỉ là những tuyên ngôn trên giấy./.
Kim Tuấn
Cổng thông tin điện tử Chính phủ