Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 30/12/2008-10:20:00 AM
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008 kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 tỉnh Vĩnh Long
Phần I
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2008
Việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2008 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái ngày càng lan rộng, chính trị một số nước trong khu vực vẫn còn bất ổn, tình trạng khủng bố và chống khủng bố diễn biến phức tạp. Do ảnh hưởng của lạm phát giá xăng, dầu, sắt thép, phân bón, lương thực thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu tăng, giảm không ổn định (trong 6 tháng đầu năm tăng rất cao nhưng từ tháng 9/2008 lại giảm mạnh) ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển. Chủ trương tạm ngưng xuất khẩu gạo trong thời gian dài làm cho giá lúa giảm thấp, thu nhập và đời sống nông dân hết sức khó khăn. Cùng với lúa, mặt hàng thuỷ sản và hàng xuất khẩu cũng rất bấp bênh, sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được, lãi suất ngân hàng cao. Bên cạnh đó dịch cúm gia cầm tái phát, dịch heo tai xanh xuất hiện, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tiềm ẩn nhiều rủi ro trong sản xuất gây tâm lý lo lắng cho các tầng lớp nhân dân.
Trong hoàn cảnh tình hình có nhiều bất lợi nhưng được sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, HĐND, cùng với sự nổ lực củacác ngành, các cấp, sự phấn đấu của nhân dân khắc phục mọi khó khăn đưa kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển, ổn định, chính trị quốc phòng - an ninh được giữ vững.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU NHƯ SAU:

Mục tiêu NQ cả năm 2008

Thực hiện năm 2008

- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) tăng

14,00%

12.95%

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng

5,20%

7,92%

Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng

3,00%

7,11%

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng

32,00%

33,12%

- Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng

15,30%

10,54%

- Cơ cấu GDP ( theo giá thực tế)

+ Khu vực I

+ Khu vực II

+ Khu vực III

100%

47,50%

18,80%

33,70%

100%

53,50%

15,20%

31,30%

- Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP

8,10%

7,49%

- Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

200

181

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ( tỷ đồng)

1.155,00

1.193,988

- Tổng chi ngân sách địa phương (tỷ đồng)

1.740,00

1.794

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng)

5.000

4.700

- Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn khoảng

8,60%

8,60%

- Giảm tỷ lệ sinh

0,30‰

+ 0,31‰

- Tạo việc làm mới cho (Lao động)

27.000

27.550

- Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật

29,00%

29,87%

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch phổ thông

82,30%

82,06%

Trong đó: Từ hệ thống cấp nước tập trung

52,00%

51,80%

- Tỷ lệ suy DD trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới

21,00%

22,90%

- GDP bình quân đầu người (Triệu đồng/người theo giá hiện hành)

12,6

14,80

A/ KINH TẾ
1. Sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản:
Tuy gặp không ít khó khăn về thời tiết, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, dịch bệnh xãy ra trên cây trồng và chăn nuôi tuy được khống chế, tình hình lúa, nông sản, thủy sản không tiêu thụ được trong những tháng cuối năm do giá giảm mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nông dân. Nhưng nhờ đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng, so với năm 2007 tăng 7,92% , trong đó nông nghiệp tăng 7,11%, thuỷ sản tăng 15,19%.
a) Trồng trọt:- Cây lúa: Vụ lúa Đông xuân, Hè thu và Thu đông đã xuống giống được 177.414 ha tăng 12,06% so năm 2007, năng suất bình quân đạt 5,15 tấn/ha tăng 0,66%, sản lượng đạt 914.653 tấn tăng 12,02%. Diện tích lúa tăng là do giá lúa trong những tháng đầu năm 2008 cao, đặc biệt vụ thu đông tăng trên 75% diện tích xuống giống so với vụ thu đông năm 2007.
- Cây màu: diện tích trồng rau màu của tỉnh tiếp tục phát triển cả diện tích chuyên canh và luân canh. Năm 2008 toàn tỉnh đã gieo trồng trên 28.860 ha, tăng 10,59% so năm 2007. Tuy nhiên diện tíchmàu trồng trên đất lúa chỉ có 7.350 ha giảm 17,9% so năm trước do giá lúa cao, giá rau màu không ổn định nên người dân hạn chế đưa cây màu xuống ruộng mà chuyển sang trồng lúa.
- Cây ăn trái: Tiếp tục có bước phát triển khá, toàn tỉnh có 45.874 ha vườn cây ăn trái, tăng 1,91% so với năm 2007, trong đó có 84,13% diện tích cho sản phẩm. Cây trồng chủ yếu vẫn là các nhóm cây có múi như cam, bưởi, quýt, sầu riêng,…). Sản lượng đạt trên 466.100 tấn, tăng 2,5% so năm 2007. Tuy nhiên, trong năm có một số vườn cam ở huyện Tam Bình và Trà Ôn bị bệnh vàng lá không còn hiệu quả và ảnh hưởng của giá lúa cao nên người dân đã chuyển 117 ha cam bị bệnh để sản xuất lúa.
b) Chăn nuôi:
Thời điểm 01/8/2008 tổng đàn heo toàn tỉnh có 310.744 con, tăng 2,15%, đàn bò có 63.294 con, giảm 3,15% so với thời điểm 1/8/2007, đàn bò giảm là do nguồn thức ăn, điều kiện chăn thả hạn chế; đàn gia cầm tuy có bị dịch cúm gia cầm tái phát nhưng nhờ có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ nên đàn gia cầm có dấu hiệu khôi phục khá tốt, giá luôn ổn định ở mức cao đã khuyến khích người dân tập trung chăn nuôi, tính đến thời điểm 01/8/2008 đàn gia cầm trong toàn tỉnh có 3,411 triệu con, tăng 17,84% so với thời điểm 01/8/2007.
c) Nuôi trồng thuỷ sản:
Trong năm, tuy giá cá tra biến động lên xuống bất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định nhưng do vụ nuôi thực hiện từ năm trước trong thời điểm giá cao tình hình nuôi cá của tỉnh vẫn phát triển. Diện tích nuôi, ươm thuỷ sản năm 2008 được 2.437 ha, tăng 5,21% (hay tăng 121 ha) so với năm 2007. Trong đó: Diện tích nuôi cá tra thâm canh là 350 ha mặt nước tăng 20% so với năm 2007. Riêng nuôi lồng bè khá thuận lợi, toàn tỉnh hiện có 407 lồng bè, đối tượng nuôi chủ yếu là cá điêu hồng.
Sản lượng thuỷ sản năm 2008 đạt 114.935 tấn, tăng 15,87% so năm 2007. Trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 107.091 tấn, tăng 17,36% so với năm 2007.
2. Sản xuất công nghiệp
Tuy có nhiều khó khăn, nhưng nhờ kết quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các khu, cụm tuyến công nghiệp thời gian qua đã thu hút các nhà đầu tư cũ mở rộng cơ sở sản xuất hiện có và các nhà đầu tư mới đưa nhiều cơ sở sản xuất vào hoạt động đã giúp cho công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 (Theo giá cố định 1994) đạt 4.375 tỷ đồng, tăng 33,12% % so với năm 2007. Trong đó, Khu vực kinh tế nhà nước, tăng 3,27%; Khu vực kinh tế dân doanh tăng 33,54%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 47,78%.
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có tốc độ tăng khá cao góp phần làm tăng trưởng ngành công nghiệp như: thuỷ sản đông lạnh tăng gần 2,2 lần; thức ăn thuỷ sản tăng 11,98%; thức ăn gia súc, gia cầm tăng 4,5 lần; quần áo gia công tăng 15,5%; thuốc viên tăng 21,14% ... so năm 2007.
3. Thương mại du lịch
Sự suy thoái của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thương mại dịch vụ tỉnh nhà, làm cho giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Nhưng nhờ thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt công tác quản lý thị trường do đó tình hình thương mại du lịch trong tỉnh từng bước được ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2008 ước đạt 11.470 tỷ đồng, tăng 30,89% so năm 2007; trong đó kinh tế nhà nước tăng 74,04%, kinh tế tư nhân tăng 32,02%; kinh tế cá thể tăng 29,03%; xuất khẩu tăng về qui mô và giá trị một số mặt hàng mới. Tuy nhiên do giá một số mặt hàng thiết yếu tăng đã ảnh hưởng đến một số lĩnh vực sản xuất và đời sống 1 bộ phận nhân dân nhất là những người làm công ăn lương; công tác phát triển chợ còn chậm so yêu cầu do gặp khó khăn về vốn, mặt bằng nhưng đã khởi công xây dựng được 10 chợ nâng tổng số chợ của tỉnh năm 2008 lên 109 chợ, trong đó có 01 chợ loại I, 16 chợ loại II, 68 chợ loại III..
Lượng khách du lịch đến tỉnh năm 2008 đạt 500.000 lượt khách, tăng 9,90% so năm 2007 và chủ yếu là tăng ở lượng khách trong nước. Khách du lịch quốc tế đến tỉnh không nhiều do du lịch ở tỉnh chưa có sức thu hút cao vì chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có, loại hình du lịch còn đơn điệu, chưa có sắc thái riêng,chủ yếu vẫn là du lịch sinh thái sông nước. Doanh thu ngành du lịch đạt 80 tỷ đồng tăng 19,4% so năm 2007.
4. Giao thông vận tải
Hoạt động vận tải phát triển khá ổn định về vận chuyển hàng hoá và hành khách, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng sản xuất và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động vận tải trong năm 2008 cũng còn gặp một số khó khăn nhất định, đó là việc tăng giá nhiên liệu, tăng giảm không ổn định.
- Sản lượng hàng hoá vận chuyển cả năm 2008 đạt khoảng 3,9 triệu tấn, luân chuyển hơn 234,48 triệu Tấn.km, tăng 10,59% về tấn và 10,71% về Tấn.km so năm 2007. Trong đó vận tải đường bộ đạt 841,4 ngàn tấn, luân chuyển được 94,83 triệu Tấn.km; vận tải đường sông đạt 3.051 ngàn tấn, luân chuyển được 139,65 triệu Tấn.km.
- Các phương tiện vận tải đã vận chuyển được 37,17 triệu lượt hành khách và luân chuyển trên 697 triệu lượt HK.Km, tăng 11,59% về lượt HK và 12,83% về HK.Km so cùng kỳ năm trước. Trong đó vận tải hành khách đường bộ tăng 13,18% về lượt HK và tăng 12,96% về lượt HK.Km; vận tải đường sông tăng 4,17% về lượt HK và tăng 8,75% về lượt HK.Km.
5. Thông tin - truyền thông:
Mạng lưới bưu chính toàn tỉnh không ngừng được nâng cấp và mở rộng, đến nay có 135 điểm bưu cục, đại lý, kiosque, điểm bưu điện văn hóa xã. Mạng đường thư ngày càng được mở rộng, tần suất chuyển thư tăng, có 100% xã, phường, thi trấn có báo đọc hằng ngày. Tổng thuê bao điện thoại trên địa bàn tỉnh là 589.268 máy, trong đó thuê bao cố định 133.380 máy, thuê bao di động 455.906 máy, đạt 63máy/100dân (tăng gần gấp 2 lần so năm trước). Trung tâm tích hợp dữ liệu đưa vào khai thác có hiệu quả; 31 mạng LAN sở, ngành, huyện, thị; 113 trạm truyền thông nối mạng cho 107 xã. phường và 9 đơn vị ngành tỉnh đã kết nối với mạng Chính phủ và các mạng thành viên.
6. Xuất - nhập khẩu
Tổng trị giá xuất khẩu năm 2008 đạt 181 triệu USD, tăng 24,41% so với năm 2007. Gạo là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng lượng gạo cả năm xuất khẩu chỉ có 177 ngàn tấn (bằng 72,07% so năm 2007) nên đã ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh; mặt hàng thuỷ sản cũng là thế mạnh của tỉnh, nhưng những tháng cuối năm thị trường cũng đang gặp khó khăn, chỉ có mặt hàng giày da tăng 29,93% do Công ty LD Tỷ Xuân điều chỉnh tăng vốn để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh; ngoài ra, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; nấm rơm muối, nấm rơm chế biến; hột vịt muối… tăng khá ổn định do có thị trường tiêu thụ, sản phẩm xuất khẩu đáp ứng được thị hiếu của nước ngoài.
Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 95 triệu USD, tăng 21,79% so với năm 2007. Hàng nhập khẩu năm 2008 tăng cao là do các doanh nghiệp nhập khẩu các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng.
7. Tình hình chuyển đổi và phát triển doanh nghiệp.
Năm 2008, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được 218 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 802.890 triệu đồng; nâng tổng số đến 15/10/2008 đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 2.052 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 4.428 tỷ đồng. Tuy nhiên do làm ăn không hiệu quả đã có 25 doanh nghiệp giải thể với số vốn 4,8 tỷ đồng.
Về đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã hoàn chỉnh cổ phần hoá 3 doanh nghiệp, nâng tổng số đến cuối năm 2008 đã cổ phần hoá được 13 doanh nghiệp. Nhìn chung, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Hiện nay còn 1 DNNN chưa chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên do chưa đủ điều kiện quy định về vốn.
Thực hiện Quyết định số 2206/QĐ.UBND về việc chuyển đổi các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp tỉnh và huyện thị, đến nay đã chuyển đổi xong 1 BQL dự án cấp huyện và 2BQL dự án cấp tỉnh thành công ty cổ phần.
Trên lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho 3 công ty, cấp giấy chứng nhận đầu tư đăng ký lại cho 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, toàn tỉnh có 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số vốn 82,67 triệu USD,tuy số vốn đầu tư còn thấp nhưng các DN đầu tư nước ngoài bước đầu đã có vai trò rất quan trọng vừa là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh vừa là mô hình để mời gọi các nhà đầu tư đến Vĩnh Long.
Về kinh tế hợp tác: Đến nay toàn tỉnh có 69 hợp tác xã với 5.551 xã viên với tổng số vốn hoạt động 220 tỷ đồng tăng 20% so với cuối năm 2007, Trong đó có 30 HTX nông nghiệp, 2 HTX thuỷ sản và 37 HTX phi nông nghiệp. Toàn tỉnh có 2.200 tổ hợp tác sản xuất với 83.400 hộ thành viên, trong đó 2.145 tổ hợp tác sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với 82.500 hộ.
8. Đầu tư phát triển
Năm 2008 huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 4.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 28,21% GDP toàn tỉnh, chỉ đạt 89,40% kế hoạch, do tình hình kinh tế gặp khó khăn nên doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do địa phương quản lý, Năm 2008 được bố trí với tổng mức 701,330 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn trong nước 691,330 tỷ đồng, vốn nước ngoài 10 tỷ đồng, thực hiện cả năm 2008 được 644,67 tỷ đồng, đạt 91,92% so với kế hoạch. Dự kiến điều chỉnh KH vốn vào tháng 12/2008 cho những công trình có khối lượng hoàn thành cao mà chưa bố trí đủ vốn thì khối lượng thực hiện sẽ đạt 100%.
9. Hoạt động xúc tiến Thương mại - Đầu tư
Trong năm, tỉnh đã tổ chức Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, phối hợp với tỉnh Lào Cai tạo điều kiện cho công ty Cổ phần XNK Vĩnh long liên kết với các DN Lào Cai nhập khẩu phân bón phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và làm cơ sở cho các hoạt động kinh doanh XNK đối với thị trường Trung Quốc trong những năm tiếp theo. Hướng dẫn và hỗ trợ cho HTX Bưởi 5 Roi Mỹ Hoà tiếp cận với thị trường tỉnh Hải dương để xây dựng đại lý tiêu thụ. Phối hợp với Trung tâm thông tin Nông nghiệp, tổ chức cho DN tham gia hội chợ triển lãm Nông nghiệp Việt nam để quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh.
Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, tích cực quảng bá, mời gọi đầu tư nên được sự chú ý, quan tâm của nhiều đối tác trong và ngoài nước. Trong năm đã đàm phán với 46 nhà đầu tư trong đó có 02 nhà đầu tư nước ngoài kết quả có 18 nhà đầu tư đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương cho phép đầu tư với tổng mức vốn khoảng 3.365 tỷ đồng và 30 triệu.
10. Tài chính – ngân hàng:
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cả năm đạt 1.193,988 tỷ đồng (trong đó có thu từ XSKT 347 tỷ đồng), tăng 3,38% so KH. Tổng chi ngân sáchđược 1.794 tỷ đồng, (bao gồm cả cgi từ nguồn thu XSKT), đạt 3,1% somức dự toán năm. (có báo cáo chi tiết riêng)
- Hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tuy có mở rộng về quy mô và mạng lưới nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, tăng dự trữ bắt buộc, thực hiện trần lãi suất, khống chế tăng trưởng tín dụng không quá 30%,… nên huy động vốn cũng như doanh số cho vay có hạn chế, nguồn vốn huy động đạt 5.147 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 39%.Tổng doanh số cho vay cả năm đạt 14.300 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ cho vay đạt 8.132 tỷ đồng, tăng 14% so đầu năm.
11. Tài nguyên và Môi trường:
- Trong năm, ngành Tài nguyên và Môi trường đã cấp 309 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 148 tổ chức. Ngoài ra, ngành còn tiếp nhận và xử lý các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Tỉnh đang triển khai thực hiện hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu công nghiệp Hoà Phú, khảo sát khu vực dự án Nhà máy Bia Sài Gòn – Vĩnh Long. Thẩm định các hồ sơ xin khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước theo các quy định hiện hành.
- Nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sông, tỉnh đang lập quy hoạch và quy định về quản lý, khai thác cát sông, đồng thờiđã ban hành chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực khai thác cát sông. Ngoài ra, tỉnh cũng đã phê duyệt các quy hoạch khai thác đất sét trên địa bàn các huyện Tam Bình, Bình Minh, Mang Thít, Vũng Liêm nhằm định hướnfg khai thác một cách có hiệu quả.
B/ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Hoạt động khoa học và công nghệ
Phê duyệt 17 đề tài khoa học công nghệ, trong đó có 10 đề tài nghiên cứu xử lý ô nhiễm môi trường, giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015. Tiếp tục triển khai thực hiện 17 đề tài/dự án đã được phê duyệt năm 2007, hiện đã có 12/17 đề tài được ứng dụng vào thực tế.
Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp trong tỉnh (58 đăng ký nhãn hiệu, 3 đăng ký kiểu dáng công nghiệp và 01 đăng ký quyền sáng chế).Đã tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về Sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp tại 8 huyện, thị và tập huấn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại cho cho các sở, ban ngành và DN. Khảo sát 15 DN trong tỉnh về hoạt động tiêu chuẩn hoá, quản lý chất lượng, năng suất chất lượng DN phục vụ XD chương trình hỗ trợ DN. Kiểm định 8.279 phương tiện đo lường, có 226 phương tiện không đạt yêu cầu, kiểm tra, thanh tra phương tiện đo lường, chất lượng 6/43 cơ sở xăng dầu vi phạm về đo lường,7/18 lô hàng gas hoá lỏng vi phạm…
2. Giáo dục – Đào tạo:
Hoàn thành tốt kế hoạch năm học 2007 - 2008, chuẩn bị và tổ chức tốt cho năm học mới 2008 - 2009.
Năm học 2007 - 2008: với sự quyết tâm của toàn ngành và sự chăm lo của toàn xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, xếp hạng nhất của cụm thi đua và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Tỷ lệ huy động đến cuối năm ở các cấp học mầm non, phổ thông tăng so với cùng kỳ. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực: so với năm học trước học lực khá, giỏi tăng 4,19%, yếu, kém giảm 2,24%; tốt nghiệp trung học phổ thông (lần 1 và lần 2) đạt 87,47%, tăng 7,4%, xếp thứ 23 toàn quốc; học sinh giỏi quốc gia tăng cả về số lượng và chất lượng; theo số liệu chưa đầy đủ, số lượng học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng năm 2008 là 3.439 lượt học sinh/14.043 dự thi, tỷ lệ 24,5%, giảm 4,94%. 07 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 50 trường, đạt tỷ lệ 10,2%. Số học sinh bỏ học tuy có giảm, nhưng tỷ lệ vẫn còn cao (THCS 2,24%, THPT 5,31%). Cơ sở vật chất được đầu tư trên 100 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh.
Năm học 2008-2009, so với năm học trước, toàn tỉnh có 125 trường Mầm non (tăng 02 trường), 244 trường Tiểu học ( giảm 02 trường), 93 trường THCS ( tăng 01 trường), 29 trường THPT. Tổng số 204.157 học sinh, giảm 8.267 học sinh, do trữ lượng học sinh giảm. Tỷ lệ huy động vàonhà trẻ đạt 43,30%, mẫu giáo đạt 66,91%, riêng trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp tiểu học được tuyển vào lớp 6 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào lớp 10 hệ công lập đạt tỷ lệ 95,15%.
Xây dựng, sửa chữa 687 nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh với tổng kinh phí là 40,6 tỷ đồng. Đến nay đang thi công 495 công trình và ước đến hết năm 2008 sẽ hoàn thành. Xây mới 193 phòng học theo Đề án Kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên và 04 trường trung học phổ thông, với tổng kinh phí là 50,6 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thành 02 trường (THPT Nguyễn Thông và Vũng Liêm). Các công trình còn lại đang hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, phấn đấu giải ngân hết vốn đã phân bổ trong năm 2008.
3. Văn hoá - Thể dục thể thao
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Vĩnh Long tiếp tục nâng cao về chất lượng. Xét theo tiêu chí mới, toàn tỉnh hiện có 8/107 xã văn hoá, đạt 7,5%, 174.000/227.117 gia đình văn hoá, đạt 76,6 % và 110/846 khóm - ấp văn hoá, đạt 13 %. Phong trào xây dựng “Nếp sống văn minh nơi công cộng" toàn tỉnh hiện có 650/748 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá đạt 86,9%; 17.8000/19.250 cá nhân đạt danh hiệu văn hoá theo tiêu chí mới đạt 92,5%,.
Trong năm tổ chức 379 cuộc kiểm tra ở 1.803 lượt cơ sở hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, phát thiện 319 vụ vi phạm, tịch thu 15.486 đĩa các loại, phạt hành chính 313 triệu đồng.
Thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, số người hoạt động TDTT thường xuyên đạt 23,2%, số hộ gia đình thể thao đạt 6%.
Phối hợp tổ chức thành công hội khoẻ phù đổng tỉnh, hội thao ngành văn hoá, tài chính và hội thao chào mừng 60 năm ngày truyền thống ngành kiểm tra Đảng, Đảng uỷ khối cơ quan Vĩnh Longđã tổ chức với hơn 12 ngàn lượt người tham dự, có hơn 100 ngàn lượt người xem. Phối hợp tổ chức giải bóng đá hạng nhì quốc gia năm 2008, giải Tennis ngành du lịch, Việt Nam Airline và ngành điện lực, tổ chức giải Taekwondo toàn tỉnh, giải bóng chuyền và giải Vovinam tỉnh. Tham dự các giải thể thao khu vực và toàn quốc đạt được 29 huy chương các loại, trong đó có 13 huy chương vàng.
4. Công tác khám và điều trị bệnh:
Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Nghị quyết của Tỉnh uỷ bề việc tăng cường bác sĩ về phục vụ tuyến cơ sở, đến nay toàn tỉnh đã có 97/107 trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ phục vụ đạt 92,65%. Năm 2008, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã khám và điều trị hơn 2,3 triệu lượtbệnh nhân.
Chỉ đạo Ngành Y tế xây dựng kế hoạch để chủ động phòng, chống dịch hàng năm nên trong năm đã khống chế được một số bệnh dịch truyền nhiễm, không để xảy ra vụ dịch nào trên địa bàn tỉnh, nhất là dịch cúm A (H5N1) trên người, sốt xuất huyết, dịch tả, các bệnh đường tiêu hoá, hội chứng tay, chân, miệng, thuỷ đậu,...Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nên từ đầu năm đến nay, phát sinh 9.966 cas tiêu chảy; 23 cas thương hàn; 248 cas lỵ trực trùng; 493 ca hội chứng lỵ; 837 cas sốt xuất huyết (giảm 1.535 cas so với cùng kỳ năm 2007: 837/2382 cas); Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để giúp người dân hiểu và tự phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất.
Thực hiện các chương trình, mục tiêu:
- Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia có mục tiêu và các chương trình y tế lồng ghép khác, ước cuối năm 2008 sẽ đạt các chỉ tiêu; Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: Tiếp tục điều tra tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong tỉnh để có những giải pháp thực hiện hiệu quả nhằm giảm dần tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng trong độ tuổi; tổng số trẻ emdưới2 tuổi được cân là 26.341/27.066 đạt tỷ lệ 97,32%; số trẻ em < 5 tuổi được cân là 66.841/68.542 đạt tỷ lệ 97,51%.
- Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: Tiếp tục kiểm tra giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và dịch vụ lương thực - thực phẩm thường xuyên và tập trung những đợt cao điểm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân; tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho các cơ sở và kinh doanh thực phẩm các văn bản qui phạm pháp luật, về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các huyện, thị.
- Chương trình phòng chống AIDS được tiến hành, triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện và cơ sở bằng nhiều hình thức, nhất là tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Tính từ cas nhiễm đầu tiên đến nay toàn tỉnh phát hiện 1.783 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 741 cas chuyển sang giai đoạn AIDS, 515 cas tử vong.
- Chỉ đạo sát sao việc đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế tiêu hao cho công tác điều trị bệnh trên địa bàn tỉnh;
- Quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh từ trình độ trung cấp đến sau đại học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao và bổ sung dần nguồn nhân lực Y tế theo chỉ tiêu, trong đó thực hiện đào tạo theo địa chỉ sử dụng trình độ bác sĩ chính quy, hệ vừa học vừa làm, hệ cử tuyển.
- Tình hình giải ngân cho các dự án: 56 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg đến nay được 8,228 tỷ đồng, đạt 14,69%; ước đến cuối năm 2008 sẽ đạt trên 80%.
5. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình:
Chiến dịch tuyên truyền tư vấn lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hóa gia đình được triển khai sớm nên Vĩnh Long đã trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về kết quả chiến dịch và tiến độ hoàn thành kế hoạch năm 2008, được xếp vào nhóm 23 tỉnh thành có mức sinh thấp và ổn định.
Nhiệm vụ cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS được gia tăng thông qua các chiến dịch vận động ở cơ sở. Tiếp tục khám, điều trị, phát hiện và giúp người dân điều trị các bệnh hiểm nghèo thông qua mối quan hệ phối hợp với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo
Tuy nhiên, tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình thấp hơn so với cùng kỳ; tỉ suất sinh tăng nhẹ, tỉ lệ con thứ 3+ gia tăng; tình trạng vi phạm chính sách Dân số trong cán bộ đảng viên chậm khắc phục. Một số trường hợp sinh con thứ 3, trong nội bộ công chức, đảng viên chưa được xử lý kịp thời. Dự tính trong năm tỷ lệ giảm sinh không đạt so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra; đây là tình trạng chung của cả nước do việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.
6. Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Trong năm 2008 đã giải quyết việc cho 27.550 lao động, đạt 101,85% KH; trong đó xuất khẩu lao động 464người, đạt 46, 4%. Dạy nghề cho 19.421 người, đạt 105,55% KH, trong đó day nghề dài hạn 1.809 người, dây nghề ngắn hạn 3.222 người và dạy nghề nông thôn cho 14.390 người.
- Nhân dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tý 2008 và ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, các cấp chính quyền, đoàn thể đã thành lập 08 đoàn kết hợp với địa phương đi thăm viếng và tặng quà cho các gia đình chính sách ở 08 huyện, thị xã với tổng trị giá 6.855 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 269 triệu đồng. xây dựng được 500 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí 15 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 10,5 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm. Tổ chức cho 165người có công đi điều dưỡng tập trung. Đã giải quyết trợ cấp 01 lần cho trên 2.500 người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo Quyết định 290/2005/TTg và Quyết định 188/2007QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện tốt việc lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khoảng 8,6%. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra, hiện toàn tỉnh còn khoảng 12.525 hộ cận nghèo cần các chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước, trong đó 11.097 hộ ở khu vực nông thôn.
Cứu tế đột xuất cho 285 trường hợp với tổng số tiền là 153 triệu đồng, trợ cấp 5.077 triệu đồng cho 134 đối tượng, thực hiện tốt dự án hỗ trợ lâu dài cho nạn nhân và gia đình trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ với số tiền 17,5 tỷ đồng, mua BHYT cho 35.712 người nghèo.
Trung tâm Giáo dục lao động xã hội đã giáo dục và chữa trị cho 953 đối tượng. Trung tâm Bảo trợ xã hội nuôi dưỡng tập trung 127 người, trong đó 19 trẻ em. Trong năm tiếp nhận nuôi dưỡng 195 trẻ trong dự án Dillon, trong đó nuôi dưỡng tại trung tâm 60 cháu, nuôi dưỡng tại cộng đồng 135 cháu.
7. Bảo hiểm xã hội:
Tổng số thu BHXH, BHYT bắt buộc đến cuối tháng 10/2008 đạt 143,412 tỷ đồng, đạt 76,28%KH. Các đơn vị khối hành chính sự nghiệp thực hiện việc trích nộp BHXH, BHYT hàng tháng tốt hơn khối doanh nghiệp. Công tác BHYT tự nguyện, đến nay thu 22,945 tỷ đồng, đạt 110,9% KH giao với 152.556 người, hiện đang tiếp tục thu BHYT học sinh năm học 2008-2009. Từ đầu năm đến nay chi cho 2.639 đối tượng với tổng số tiền 4,794 tỷ đồng.
C/ QUỐC PHÒNG AN NINH VÀ HOẠT ĐỘNG NỘI CHÍNH
1. Hoạt động tư pháp:
- Công tác phổ biến pháp luật:
Tổ chức triển khai 07 luật mới, tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch cho 98 thí sinh, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm năm 2008; Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở và 10 năm thực hiện đề án xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Tổ chức tuyên truyền: Luật đất đai 2003, Luật Hôn nhân & gia đình, Luật phòng, chống ma túy, Luật khiếu nại tố cáo và các văn bản chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn bản nói trên cho gần 300 Hội viên nông dân xã Tân Ngãi; kết hợp trường Chính trị Phạm Hùng đào tạo, bồi dưỡng 115 cán bộ tư pháp cơ sở; tuyên truyền chiều rộng: 15.321 giờ thông qua các phương tiện thông tin như báo, đài, truyền thanh, truyền hình; Tuyên truyền chiều sâu lồng ghép vào các cuộc họp và sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật được 4.198 cuộc, có 107.077 người tham dự .
Toàn tỉnh có 107 tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; 91 tủ sách Điểm Bưu điện Văn hóa xã; 319 tủ sách và kệ sách pháp luật khóm, ấp; 159 tủ sách pháp luật của Ban, ngành cấp tỉnh và huyện; 300 tủ sách các trường học. Số lượng 117.600 đầu sách, có 21.561 lượt người đến đọc (so với năm 2007 tăng 3.238 lượt người đọc).
- Công tác hòa giải cơ sở:
Trong tỉnh có 107 Ban Hoà giải xã, phường, thị trấn; 846 Tổ Hòa giải khóm, ấp. Trong năm 2.711 vụ hoàn giải, so với năm 2007 giảm 1.125 vụ
- Tổng số vụ việc đưa ra hòa giải 2.123, đạt 79,93%;
- Số vụ việc hòa giải thành 1.386, đạt 65,28%; So với năm 2007 tăng 0,5%
- Số vụ việc hoà giải không thành chuyển 737;
- Số vụ việc tồn 533 vụ.
2.Kết quả thi hành án năm 2008: Tổng số việc phải Thi hành án 10.787 việc, trong đó có 6.069 việc từ những năm trước chuyển sang. Trong năm thụ lý được 4.718 việc, trong đó số việc giải quyết xong đạt 66,7%, tăng 2,19% so năm 2007. Về tiền, tổng số tiền thi hành án phải thu là 224,8 tỷ đồng (141,2 tỷ từ năm trước chuyển sang); số tiền có điều kiện thi hành là 126,8 tỷ đồng, trong năm 2008 thu được 35,6 tỷ đồng, đạt 28,03%, tăng 2,5% so năm 2007.
3. Kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân: trong năm tiếp nhận 1.958 đơn; đã giải quyết 750/879 vụ thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 85,32%.
- Về việc giải quyết tố cáo: tiếp nhận 48 đơn tố, trong đó có 23 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đã giải quyết 20/23 vụ , đạt tỷ lệ 86,96%. Đến 31/10/2008 lượng đơn còn tồn đọng là 129 đơn. Trong năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 23 quyết định, 38 công văn giải quyết khiếu nại. Tồn năm 2007 chuyển sang 51 quyết định, nâng tổng số quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực phải thi hành trong năm là 74 quyết định và 38 công văn. UBND các huyện - thị xã đã tổ chức thực hiện 56 quyết định và 38 công văn và hiện nay còn tồn đọng là 18 quyết định chưa thực hiện.
4. Trật tư an toàn xã hội:
Xảy ra 463 vụ (314 vụ phạm pháp và 31 vụ tệ nạn, 115 vụ tai nạn) gây chết 136 người, bị thương 120 người, thiệt hại tài sản trị giá khoảng 3.340.780.000đ. So cùng kỳ giảm 26 vụ, chết giảm 12 người, bị thương giảm 09 người, thiệt hại tài sản giảm khoảng 575.678.000đ.
Tình hình trật tự an toàn xã hội được kiềm chế và kéo giảm về số vụ và mức độ thiệt hại. Số vụ phạm pháp hình sự vẫn còn ở mức cao. Đáng chú ý nổi lên là: tội phạm giết người, hiếp dâm 07 vụ với những thủ đoạn tàn bạo. Tệ nạn xã hội được kéo giảm 11,76% về số vụ.Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 109 vụ gây chết 117 người, bị thương 91 người, do xe môtô gây ra 100 vụ, ô tô 9 vụ. So cùng kỳ giảm 13 vụ, số người chết giảm 11 người, bị thương giảm 13 người. Cháyxảy ra06 vụ, gây thiệt hại khoảng 364,7 trđ.
5. Công tác tuyển quân: Thực hiện tốt công tác tuyển quân, giao quân, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng theo chỉ tiêu quy định, đạt 100% số lượng, trong đó có 95,5% là đoàn viên đoàn thanh viên SCHCM. Thực hiện tốt công tác diễn tập quân sự theo kế hoạch đề ra.
D/ NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU, NGUYÊN NHÂN:
- Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá do giá lương thực tăng cao trong những tháng đầu năm đã làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Những tháng cuối năm giá lúa giảm mạnh, không có hợp đồng xuất khẩu gạo nên gây tồn đọng lúa hàng hoá trong dân lớn, đời sống nông dân tiếp tục khó khăn.
- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhưng những tháng cuối năm khó khăn lại nhiều hơn do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn cung ứng vốn tín dụng giảm trong khi lãi suất tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
- Thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước gặp khó khăn do giá cả vật liệu tăng phải điều chỉnh dự toàn, dự án và mời thầu cũng gặp khó vì ít nhà thầu tham dự do sợ giá tăng bị lỗ.
- Tuy có nhiều cố gắng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo nhưng do tình hình lạm phát nên đời sống thực tế của người nghèo, cận nghèo và người hưởng lương cố định giảm, có nguy cơ hộ thoát nghèo lại tái nghèo.
Nguyên nhân: Về khách quan, do bị ảnh hưởng của tình hình lạm phát; Giá các loại vật tự, hàng hóa biến động phức tạp, tăng, giảm khó lườngđã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
Nguyên nhân chủ quan, chủ yếu là:
- Tinh thần chủ động của các ngành, tháo gở khó khăn của 1 số ngành và địa phương trong lãnh đạo và điều hành chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ cấp trên. Ý thức tiết kiệm của một bộ phận cơ quan Nhà nước và nhân dân để tích luỹ tái đầu tư chưa thật tốt.
- Cụ thể hoá một số văn bản pháp qui của Nhà nước mới ban hành các cơ quan chuyên môn triển khai chậm. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành chưa chặt chẽ. Thủ tục hành chính tuy có cải tiến, nhưng vẫn còn phiền hà cho người dân nói chung và các nhà đầu tư nói riêng.
- Thu nhập dân cư trong tỉnh còn thấp, khả năng tích luỹcủa nền kinh tế để tái đầu tư còn hạn chế, nguồn vốn tín dụngngân hàng cho vay không đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tưvẫn còn tình trạng thiếu tập trung, trình độ công nghệ sản xuất còn thấp. Sản xuất hàng nông sảngiá cả còn bấp bênh, sản xuất chưa ổn định.
Tóm lại: Năm 2008, dưới sự điều hành của UBND tỉnh tình hình kinh tế ở tỉnh có bước phát triển khá. Nhiều sản phẩm công nghiệp có mức tăng trưởng cao, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư xây dựng cho các khu công nghiệp tiếp tục được quan tâm. . Các mặt văn hoá-xã hội có tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy vậy, do tình hình lạm phát những tháng đầu năm tăng cao nhưng hiện tượng giảm phát xảy ra trong những tháng cuối năm nên việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chưa có tính bền vững, do ảnh hưởng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng, giảm bất thường, dịch cúm gia cầm và giá cả nhiều mặt hàng nông sản không ổn định đã tác động lớn đến tình hình sản xuất và phát triển trên một số lĩnh vực; thị trường tiêu thụ và sức cạnh tranh hàng hoá nông sản còn hạn chế, khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước chưa nhiều. Có 9/17 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra, (đó là: Tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ lệ giảm sinh,tỷ lệ sử dụng nước sạch, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và tỷ lệ huy độnghuy động ngân sáchso với GDP).
Phần II
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNKINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2009
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2009
Dự báo năm 2009, tình hình trong tỉnh, trong nước và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Khả năng lạm phát vẫn còn ảnh hưởng kéo dài trong năm 2009.
Tình hình chính trị thế giới còn diễn biến phức tạp, chủ nghĩa khủng bố, chống khủng bố diễn ra ngày càng gay gắt, khủng hoảng tài chính, giá dầu mỏ, lương thực thực phẩm ,... diễn biến phức tạp, không ổn định. Những biến đổi bất thường của khí hậu, thời tiết, các loại bệnh dịch nguy hiểm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát cũng tác động tiêu cực đối với sản xuất, đời sống.
Bên cạnh đó, năm 2009 cũng có những thuận lợi như: quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được đẩy mạnh. Hệ thống pháp luật, đặc biệt là những văn bản pháp luật về phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Sự ổn định chính trị và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển. Cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tiếp tục được cải thiện, nguồn lực con người đượcđào tạo nâng cao.
Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2009, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tập trung cao các giải pháp để thực hiện một số mục tiêu chủ yếu sau đây:
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2009
1. Mục tiêu chung:
Tập trung mọi giải pháp để tiếp tục kiềm chế lạm phát là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2009, song cần có giải pháp tốt để ngăn chặn tình hình giảm phát.
Huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP tằng từ 13,5 đến 14%. Tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở phát triển nông nghiệp. Nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của Tỉnh như gạo, gốm, cá da trơn, cây ăn trái. Khai thác các lợi thế và hạn chế những bất lợi trong việc thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế thế giới phục vụ cho tăng trưởng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng theo mục tiêu phát triển đô thị cho thị xã Vĩnh Long và thị trấn Bình Minh.
Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao… trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và khả năng nguồn thu của tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và các chương trình mục tiêu. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước và đất sét, bảo vệ tốt môi trường để bảo đảm phát triển bền vững. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong các hoạt động kinh tế xã hội ở tỉnh. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới..
2. Mục tiêu cụ thể:
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010 của Đại hội tỉnh Đảng lần thứ VIII, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2009 như sau:

Các chỉ tiêu kinh tế
-Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng
13,5 -14,0%
-Giá trị sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp tăng
Trong đó: Nông nghiệp tăng
5,8 - 6,0%
4,3 – 4,5%
-Giá trị sản xuất công nghiệp tăng
32 - 33%
-Giá trị các ngành dịch vụ tăng
11,5-12,0%
-Cơ cấu GDP ( theo giá thực tế)
+ Khu vực I
+ Khu vực II
+ Khu vực III
48,2%
18, 2%
33,6%
-Tổng kim ngạch xuất khẩu:
200 triệu USD
-Tổng vốn đầu tư phát triển toàn XH (tỷ đồng)
6.300-6.500
-Tổng thu ngân sách trên địa bàn
1.302 tỷ đồng
-Tổng chi ngân sách địa phương
2.121,7 tỷ đồng
Các chỉ tiêu phát triển xã hội
- Giảm số hộ nghèo còn khoảng
7,4 %
- Giảm tỷ lệ sinh
0,3
- Tạo việc làm cho
27.500 lao động
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn dưới
21 %
- Hộ dân sử dụng nước sạch phổ thông đạt
Trong đó: Từ hệ thống cấp nước tập trung
84%
53%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo
32%
- GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)
17 tr.đ/người/năm

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
A/ KINH TẾ
1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Cụ thể hóa nhanh chương trình hành động của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông thông, nông dân.
Phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản phải tăng 5, 8 -6,0% so với năm 2008, trong đó nông nghiệp tăng 4,3 – 4,5%, thuỷ sản tăng 15 - 17%.
Tiếp tục thâm canh cây lúa theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thất thoát sau thu hoạch. Tập trung trồng các giống lúa năng suất cao, có khả năng kháng sâu bệnh và có phẩm chất gạo tốt đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hướng dẫn nông dân phát triển nhanh các vườn cây ăn trái có giá trị cao, cũng như trồng các loại rau màu có hiệu quả kinh tế cao nhằm thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại hoá, nuôi công nghiệp gắn với chế biến tập trung và xử lý chất thải nhằm mang lại hiệu quả kinh tế bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường. Khôi phục và phát triển đàn heo340 ngàn con theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Phát triển đàn bò 68 ngàn con, đàn gia cầm 3,8 triệu con gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh.
Rà soát, điều chỉnh và công bố vùng quy hoạch nuôi cá tra, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển thuỷ sản của tỉnh theo hướng bền vững, đa loài, đa đối tượng với nhiều hình thức nuôi. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi kết hợp vùng nuôi thuỷ sản tập trung khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các nhà máy chế biến nhằm tăng giá trị xuất khẩu, gắn các vùng nuôi tạo nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
Đầu tư cải tạo, nâng cao năng lực các hệ thống thuỷ lợi đã có. Xây dựng các phương án chủ động phòng, chống thiên tai; ứng phó kịp thời với mọi tình huống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.
Xã hội hoá các hoạt động dịch vụ ở nông thôn, phát triển hệ thống khuyến nông, dịch vụ thuỷ nông, thú y, bảo vệ thực vật, thông tin liên lạc, văn hoá, xã hội, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các mô hình liên kết kinh tế ở nông thôn tạo điều kiện để tích tụ ruộng đất, sắp xếp bố trí lại đất sản xuất hợp lý, tăng khả năng cạnh tranhcủa các sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đầu tư cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát huy năng lực mới tăng thêm của các dự án sản xuất trong khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và của các cơ sở, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 32 - 33%, trong đó khu vực công nghiệp dân doanh tăng 34 - 35% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 38 - 39%.
Sản lượng sản phẩm một số mặt hàng chủ yếu năm 2009: thuỷ sản đông lạnh 24.000 tấn tăng 43,71%, rau quả đóng hộp 1.400 tấn tăng 12%, thức ăn gia súc, gia cầm đạt 70.000 tăng 30,29%, thức ăn thuỷ sảnđạt 72.000 tấntăng 31,92%, hột vịt muối đạt 22 triệu quả tăng 24,29%, nấm rơm muối đạt4.500 tấn tăng 25,80Sản lượng các sản phẩm công nghiệp dự kiến: Thuỷ sản đông lạnh 12.500 tấn, tăng 42%; Rau quả đóng hộp 2.600 tấn, tăng 33,33%; Hột vịt muối 11 triệu hột, tăng 26,4%; Quần, áo gia công 6 triệu sản phẩm, tăng 42,8% ; Giày thể thao 17 triệu đôi, tăng 39,3%; Dầu nhờn các loại 25.000 tấn, tăng 11,1%; Phân hoá học NPK 96.000 tấn...%,…
3. Phát triển doanh nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới DNNN, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế thông qua phát triển doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế ngoài tỉnh, ngoài nước thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện ở tỉnh. Động viên và khuyến khích hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất chuyển thành doanh nghiệp.
Tích cực thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2007 – 2010. Phấn đấu năm 2009 phát triển thêm nhiều doanh nghiệp mới.
Tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng mô hình hợp tác ruộng đất của nông dân với doanh nghiệp nhằm hiện đại hóa và nâng cao chất lượng hoạt động ở khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
4. Phát triển các ngành dịch vụ
Tập trung phát triển, xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới chợ theo quy hoạch, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để tìm thị trường mới và kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ nhất là các loại hình dịch vụ vành đai đô thị. Xây dựng các tour, tuyến du lịch làng nghề để phát huy thế mạnh của tỉnh nhằm hấp dẫn khách du lịch.
Dự kiến giá trị các ngành dịch vụ tăng 11,5 - 12%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 28 - 30% so với năm 2008, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng 8 - 9%, trong đó khách quốc tế tăng 13 - 14%.
5. Xuất nhập khẩu
Tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu tiêu thụ hàng hoá nông sản, tăng sản lượng xuất khẩu vào các thị trường đã có, tiếp cận và mở thêm thị trường mới. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 200 triệu USD, tăng 10,67% so với năm 2008. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh, cần tập trung như gạo 165 ngàn tấn, thuỷ sản đông lạnh tăng 35 lần; nấm rơm muối 3.000 tấn tăng 15,38%; hột vịt muối 20 triệu quả, tăng 8,11%; giày da may mặc 80 triệu USD, tăng 80,98%...
Nhập khẩu dự kiến khoảng 105 triệu USD, tăng 10,53% so năm 2008, chủ yếu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và máy móc thiết bị phụ tùng: Nguyên liệu sản xuất giày da, may mặc 50 triệu USD, tăng 42,92%; nguyên liệu sản xuất dầu nhớt 12,5 triệu USD; máy móc phụ tùng 10 triệu USD...
6. Huy động vốn cho đầu tư cho phát triển
Phấn đấu năm 2009 huy động vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 6.300 -6.500 tỷ đồng, tăng trên 38% so với ước thực hiện năm 2008. Dự kiến cơ cấu nguồn huy động: Nguồn vốn khu vực nhà nước quản lý chiếm 20%, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) 7,70%, vốn đầu tư doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư 72,30%.
B/ XÃ HỘI
1. Khoa học và công nghệ
Tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao và nâng cao trình độ quản lý để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông thôn nhằm phát huy thế mạnh về lao động và đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ và khu dịch vụ công nghệ cao.
Tập trung nghiên cứu triển khai 7 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh đã được phê duyệt, trong đó có 2 đề tài phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2. Giáo dục đào tạo
Củng cố, duy trì và tiếp tục thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện. Tăng tỷ lệ huy động và hiệu quả đào tạo, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tình trạng bỏ học, nhất là trong độ tuổi học sinh trung học.
Thực hiện tốt công tác triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa lớp 12; tổ chức thực hiện phân ban kết hợp với tự chọn ở lớp 10, sắp xếp học sinh vào các ban phù hợp với điều kiện, năng lực của nhà trường và nhu cầu học tập của học sinh; tăng cường bồi dưỡng, sắp xếp hợp lý đội ngũ giáo viên để thực hiện dạy đủ, dạy đảm bảo chất lượng các môn và hoạt động giáo dục của chương trình.
Chú trọng phát triển qui mô đào tạo nghề; Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, tăng cường đào tạo thông qua hợp đồng đào tạo; điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo bậc đào tạo, tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Văn hoá, thông tin truyền thông và thể dục thể thao
Thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
Tăng cường hưởng thụ văn hoá thông tin cho nhân dân, chú ý vùng sâu, vùng dân tộc; thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá - sức khoẻ “ theo tiêu chí mới. Trong năm 2009, phấn đấu đạt 81,5% gia đình, 94,6% cá nhân đạt tiêu chuẩn văn hoá; 8 xã, phường, thị trấn (mỗi huyện và thị xã),93,6% cơ quan đạt chuẩn văn hoá theo tiêu chí mới.
Phát triển hệ thống thông tin báo chí, công nghệ thông tin (viễn thông, tin học, báo chí các loại). Tổng thuê báo điện thoại tăng 25%, doanh thu thông tin, truyền thông tăng 12% so năm 2008.
Phấn đấu xây dựng nhà văn hoá ở xã, thị trấn có điều kiện. Khuyến khích và huy động vốn để xây dựng thiết chế văn hoá ở xã, phường, đặc biệt là văn hoá ấp ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc Khmet.
Đẩy mạnh các hoạt động thể thao cả về quy mô và chất lượng; năm 2009 thu hút được 25% dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, 10% số hộ là gia đình thể thao; 100% số trường học ở thị xã và 100% trường học ở xã, phường, thị trấn đảm bảo chương trình giáo dục thể chất. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động thể dục thể thao.
4. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tạo cơ hội để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tếchất lượng cao.
Tăng tỷ lệ số trạm y tế xã có bác sĩ lên 100% năm 2009, duy trì 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động và đủ nữ hộ sinh. Đảm bảo duy trì tỷ lệ 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin.
Nâng cao nhận thức vị trí, vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đảm bảo mọi trẻ em được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản và giáo dục có chất lượng; được sử dụng nước sạch và thiết bị vệ sinh ở trường học, nơi công cộng và ở nhà; Đảm bảo tối đa số trẻ em được bảo vệ sự phân biệt đối xử, bị xâm hại, được bảo vệ trong các tình huống đặc biệt.
5. Dân số gia đình và trẻ em
Phấn đấu đạt tỷ lệ giám sinh 0,3 phần ngàn, từng bước ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1%. Từng bước nâng chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần; thực hiện mô hình gia đình ít con.
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn từ 21%. Phấn đấu thực hiện đạt 4,2 bác sĩ trên 10.000 dân, tăng giường bệnh trên 1 vạn dân lên 18,5 giường.
Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nuôi dưỡng trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ tàn tật nặng ở các cơ sở xã hội do nhà nước quản lý. Phát triển các hình thức xã hội hóa chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thí điểm hình thức chăm sóc tập trung với quy mô nhỏ tại cộng đồng.
Tăng 0,21% trẻ em đi học đúng độ tuổi ở các cấp học phổ thông và 2% số trẻ em 3-5 tuổi được đi nhà trẻ, mẫu giáo; 0,6% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc và tạo mọi điều kiện cho trẻ em khuyết tật được được đến trường.
6. Lao động thương binh và xã hội
Phấn đấu trong năm 2009 giải quyết việc làm cho 27.500 người có việc làm mới. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, phấn đấu đưa 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp sang lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Tiếp tục thực hiện xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở, phấn đấu năm 2009 cơ bản hoàn thành công tác này. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách cho các đối tượng có công với cách mạng.,
Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 đạt KH đề ra. Thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích làm giàu hợp pháp phù hợp với từng vùng, từng địa phương cơ sở.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định sản xuất:
- Tiếp tục thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, tăng cường quản lý thị trường, giá cả, chống hàng gian, hàng giả, bảo đảm đủ hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá. Tăng cường kiểm tra thường xuyêncác mặt hàng quan trọng như xăng dầu, sắt, thép, xi măng, phân bón và các mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh..., thực hiện nghiêm các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
- Thực hiện các biện pháp để tăng thu cho ngân sách. Thực hiện tốt công tác quản lý thuế để vừa tăng thu do tăng trưởng vừa tăng thu do tăng giá. Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp của đối tượng nộp thuế; khuyến khích việc kê khai thuế qua mạng để tranh thủ sự giám sát của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư. Xử lý nghiêm các vi phạm theo auy định đối với các hành vi trống thuế, gian lận thuế.
- Cắt giảm các khoản chi cho các nhiệm vụ không thật cấp bách; tạm dừng mua sắm ô tô, phương tiện, tài sản khác có giá trị lớn và sửa chữa lớn trụ sở làm việc. Giảm tối đa việc tổ chức hội nghị, tổng kết, sơ kết, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập, đi tham quan khảo sát trong nước và nước ngoài sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
-Khuyến khích mở rộng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như hệ thống máy rút tiền tự động, phát hành và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Phát triển thêm các điểm, phòng giao dịch tại các khu vực có đông dân cư, các điểm có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho dân cư. Tạo điều kiện để các ngân hàng mở chí nhánh, phòng giao dịch ở tỉnh. Tăng nguồn huy động vốn để có nguồn cho các doanh nghiệp vay thu mua hàng nông sản, cho nông dân vay đầu tư sản xuất.
2. Phát triển nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn:
Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, các ngành và địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động; huy động các nguồn lực, tập trung chỉ đạo nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra; trong đó, chú trọng một số trọng tâm sau:
- Làm tốt công tác quy hoạch, bao gồm quy hoạch về đất đai, quy hoạch hạ tầng, quy hoạch phát triển sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với quy hoạch giao thông và phát triển đô thị.
- Phát triển nguồn nhân lực, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư để đẩy nhanh việc chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là các tiến bộ về giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như đường về trung tâm xã, nạo vét kênh mương, đê bao, trường học, trạm y tế. Khuyến khích doanh nghiệp đưa công nghiệp chế biến về nông thôn nhằm sử dụng lao động tại địa phương, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn.
- Xây dựng thí điểm mô hình doanh nghiệp nông nghiệp thích hợp gắn với tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, tạo điều kiện đưa công nghiệp tác động vào nông nghiệp. Tiêu thụ nông sản, mở rộng việc tiêu thụ thông qua hợp đồng, nhất là các sản phẩm có số lượng lớn, có tính thời vụ cao mà người sản xuất khó khăn trong việc thu hoạch, bảo quản.
3. Tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực để duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu tạo động lực phát triển công nghiệp, dịch vụ:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn bà con nông dân sản xuất các loại cây công nghiệp, cây màu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu. Có giải pháp khôi phục và phát triển nhanh chăn nuôi đi đôi với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Tập trung chỉ đạo gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bảo đảm diện tích sản xuất lúa với cơ cấu giống năng suất chất lượng cao để vừa giữ vững an ninh lương thực vừa nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện để các dự án sản xuất triển khai nhanh nhằm tăng năng lực sản xuất công nghiệp.Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hútđầu tư vào các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, bảo vệ tốt môi trường.
Phát triển các ngành dịch vụ để bảo đảm nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội. Phát triển dịch vụ vận tải gắn với bảo đảm an toàn giao thông; phát triển các dịch vụ tư vấn, viễn thông, tài chính; tiếp tục xây dựng và sửa chữa chợ, nhất là chợ nông thôn để tăng khả năng lưu thông hàng hoá; tăng khả năng liên kết với các địa phương để nâng cao hiệu quả tổng hợp của hoạt động dịch vụ và du lịch.
Các doanh nghiệp cần tích cực đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý, triệt để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, nhằm hạ giá thành, phí lưu thông, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Các ngành và địa phương phải tăng cường kiểm tra, huỷ bỏ các loại phí trái quy định, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiếp cận đất đai, nộp thuế, cấp giấy phép đầu tư, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại phí trên đường vận chuyển... giảm chi phí trung gian cho doanh nghiệp.
Ngân hàng bảo đảm đủ vốn để sản xuất kinh doanh, nhất là các mặt hàng nông sản, hàng xuất khẩu. Ban hành danh mục kêu gọi đầu tư cùng với các chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư các công trình hạ tầng. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát huy hiệu quả của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thường xuyên tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, các kiến nghị của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vốn Nhà nước chi phối.
4. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo
Thực hiện tốt các chương trình, dự án và các chính sách đã ban hành để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống người nghèo, đồng bào dân tộc Khmer khó khăn. Chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện để nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, kịp thời, không để thất thoát, lãng phí. Mở rộng đối tượng thụ hưởng và tăng mức hỗ trợ thích hợp theo các chính sách an sinh xã hội hiện có.
Làm tốt công tác điều tra, phân loại hộ nghèo theo chuẩn mới của Trung ương. Tiếp thực thực hiện có hiệu quả và vận động các thành phần kinh tế tham gia để giảm nhanh hộ nghèo theo hướng bền vững.
Hình thành quỹ phát triển nhà ở, xây dựng khu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở thị xã Vĩnh Long; thực hiện tốt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Đề án phát triển nhà công vụ cho giáo viên.
Nâng cao năng lực của hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng an sinh xã hội và đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo, các đối tượng chính sách để học tập, phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.
Làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người đang sử dụng đất và nhà đầu tư. Quan tâm giải quyết các khiếu kiện của công dân, nhất là về đất đai theo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, không để khiếu kiện kéo dài.
Chỉ đạo sâu sát việc phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nguy cơ nước biển dâng, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Thực hiện hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ tạo việc làm, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động. Thực hiện cơ chế bảo đảm an sinh xã hội theo nguyên tắc Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp, cùng chia sẻ.
5. Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh, giữ vững thứ hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh, ngoài nước. Nâng cao hiệu quả và tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
- Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc thu hút vốn đầu tư ngoài tỉnh, nhanh chóng thực hiện chủ trương tạo quỹ đất sạch để ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đăng ký đầu tư ở tỉnh. Hạn chế bán đấu giá quyền sử dụng đất công để thực hiện cho dự án đầu tư, bảo đảm sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội của Tỉnh.
- Ban hành danh mục ngành, sản phẩm cần lập quy hoạch. Kiểm tra, rà soát lạiquy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch dân cư, quy hoạch sử dụng đất và các dự án để tạm dừng hoặc loại bỏ các quy hoạch, dự án chưa mang lại hiệu quả, thiếu khả thi khi thực hiện.
- Tăng cường việc giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bố trí đủ vốn đối ứng; tập trung đẩy mạnh việc triển khai giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục… tạo cơ sở để Trung ương để hỗ trợ cho tỉnh trong các năm tiếp theo.
- Trực tiếp vận động, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước do Trung ương quản lýcác doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh trênđịa bàn tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có vốn tích luỹ đầu tư mở rộng, đầu tư mới cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tập trung đủ vốn đầu tư vào các dự án trọng điểm có tính đột phá nhằm thực hiện mục tiêu đô thị hoá và các dự án lớn đang thực hiện dở dang như: Nhà máy bia, khu công nghệ cao, khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn II, đường 2/9 nối dài, đường Bờ Kênh, đường Hưng Đạo Vương nối dài, khu hành chính tỉnh,...
- Khuyến khích mọi thành thành phần kinh tế tham gia góp vốn đầu tư xây dựng trường học, nhà trẻ, bệnh viện, ... góp phần thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực này.
Đối với vốn đầu tư phát triển do Nhà nước quản lý
Năm 2009, nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc Ngân sách nhà nước rất hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư cho phát triển thuộc các lĩnh vực rất lớn. Do đó việc bố trí vốn đầu tư cần tập trung vào các công trình trọng điểm, công trình chuyển tiếp, chỉ khởi công mới các công trình mang lại hiệu quả kinh tế cao khi có đầy đủ thủ tục theo quy định về đầu tư XDCB, khẩn trương chuẩn bị các điều kiện của các công trình thuộc Thị xã Vĩnh Long, huyện Bình Minh và Bình Tân, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Ưu tiên bố trí vốn cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, các dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ, thanh toán khối lượng hoàn thành một số dự án chưa có bố trí của năm trước. Dự kiến tổng vốn đầu tư XDCB năm 2009 được bố trí 841,85 tỷ đồng.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm:
Tiếp tục thực hiện đồng bộ công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, làm cho khâu đột phá này có bước tiến mới về chất. Kiên quyết loại bỏ những giấy phép không cần thiết; công khai minh bạch các thủ tục hành chính; mở rộng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Đơn giản hoá các thủ tục, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính theo quy định. Phấn đấu giảm 50% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước; đổi mới phương thức điều hành của chính quyền các cấp. Giảm mạnh hội họp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ban ngành.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm gắn với thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các cấp. Thực hiện minh bạch, công khai cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển... coi đây là tiền đề quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với công tác này.
7. Củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội:
Đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng quy định, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ xã hội, an ninh quốc phòng.
Bằng các giải pháp tổng hợp, đẩy mạnh phòng chống để giảm tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức; bảo đảm tốt hơn trật tự an toàn giao thông, tiếp tục phấn đấu giảm tai nạn giao thông.
Tăng cường cơ sở vật chất cho quốc phòng và an ninh, xây dựng lực lượng quân đội và công an vững mạnh; củng cố quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
V. PHẦN KIẾN NGHỊ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NĂM 2009:
Trên cơ sở tình hình thực hiện các giải pháp điều hành năm 2008 và thực tế của địa phương, kiến nghị Chính phủ một số công tác trọng tâm của chương trình công tác năm 2009 như sau:
- Triển khai việc điều chỉnh các quy hoạch trong phạm vi cả nước, quy hoạch vùng, tạo cơ sở cho địa phương triển khai xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kinh tế để bình ổn có hiệu quả giá cả các hàng hoá thiết yếu, kiềm chế lạm phát. Có kế hoạch dự trữ các mặt hàng chiến lược để chống tăng giá và cải cách tiền lương để ổn định và cải thiện đời sống của bộ phận dân cư, công chức có thu nhập thấp. Nghiên cứu ban hành chính sách và hướng dẫn thực hiện các chính sách bình ổn giá cả thị trường, chống lạm phát nhất là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Cập nhật, điều chỉnh giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu theo giá thị trường; nghiên cứu sát thực tế tình hình sản xuất và cung ứng và tiêu thụ hàng hoá để xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá cho phù hợp với thực tế. Cụ thể đối với ĐBSCL đang gặp khó khăn rất lớn về tiêu thụ lú, cá tra, cá basa,... Thành lập quỹ bình ổn để ổn định giá cả các mặt hàng này.
- Điều chỉnh các mức trợ cấp cố định, chuẩn nghèo theo mức độ lạm phát trong thời gian qua.
- Cải cách mạnh các thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến quy hoạch cấp phép xây dựng, quy hoạch, cấp quyền sử dụng đất. Tiếp tục kiện toàn bộ máy các bộ, ngành Trung ương, hướng dẫn các địa phương sắp xếp bộ máy tổ chức cho phù hợp thực tế. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính với trọng tâm là rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các ngành bảo đảm không chồng chéo, bộ máy tinh gọn.
- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và chuyển giao công nghệ theo hướng giao các cơ quan Trung ương và địa phương có tiềm lực nghiên cứu cơ bản, các địa phương còn lại tập trung vào ứng dụng. Thực hiện cơ chế đấu thầu nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL. Đây là vùng trọng điểm về lương thực, thuỷ sản, trái cây… của cả nước nhưng lại là vùng thấp kém nhất so với cả nước về giao thông, thuỷ lợi, cấp nước, trình độ dân trí, cơ sở khám chữa bệnh… Tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trên địa bàn tỉnh, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình do bộ ngành đầu tư trên địa bàn tỉnh (QL53, QL54, QL 57, QL1A).
- Thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo và khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Đổi mới nội dung và phương thức ban hành văn bản, cần nghiên cứu xây dựng văn bản pháp qui cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có thể triển khai thực hiện ngay, hạn chế tối đa các văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành, địa phương, đôi khi ban hành quá chậm, chồng chéo nội dung, lĩnh vực giữa các Bộ ngành gây lúng túng cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
- Đề nghị Chính phủ và Văn phòng Chính phủ có phân công cơ quan tổng hợp thực hiện các Nghị định của Chính phủ về công tác kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phối hợp giữa các cơ quan hành chính trong xây dựng và kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Đề nghị bổ sung trượt giá cho các chương trình mục tiêu, hỗ trợ có mục tiêu của năm 2009. Đề nghị tăng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ cho các dự án y tế, giáo dục, kè chống sạt lỡ, đường về trung tâm xã.
- Đề nghị Trung ương hỗ trợ 80 tỷ đồng đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo quyết định 26/2008/QĐ-TTg ngày 15/02/2008 về việc ban hành một số cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Website UBND tỉnh Vĩnh Long
Công văn số 158/BC-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long

    Tổng số lượt xem: 1672
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)