Ngày 21/01/2009-11:49:00 AM
Hy vọng gói giải pháp kinh tế của Tổng thống Obama cũng sẽ tác động tích cực tới nền kinh tế của Việt Nam.
Thông điệp này được Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak đưa ra tại buổi họp báo ngày 20/1/2009, trước thềm ngày Tết cổ truyền của Việt Nam.Buổi họp báo còn diễn ra trong một thời điểm đặc biệt, khi sau đó hơn 10 tiếng đồng hồ là thời điểm Tổng thống đắc cử Barack Obama tuyên thệ nhậm chức.Đại sứ Michael Michalak nói:- 2009 sẽ là một năm khó khăn không chỉ với Việt Nam mà toàn thế giới. Nhưng tôi tin đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam sẽ giúp cho Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này và có sự chuẩn bị tốt hơn để hồi phục kinh tế.Việt Nam có đặc tính quyết tâm rất cao trong khó khăn, và trong năm Kỷ Sửu, với tính cách của con trâu là làm việc cần mẫn và quyết tâm thì Việt Nam sẽ vượt được qua được thời kỳ suy thoái kinh tế.Việc Chính phủ Việt Nam đưa ra gói giải pháp kích thích kinh tế 1 tỷ USD thể hiện hành động rất thích hợp, kịp thời. Tuy nhiên, theo tôi, điều Việt Nam cần làm là tiếp tục cải cách kinh tế, cải cách để loại bỏ những thủ tục quan liêu, rắc rối về hành chính giúp tăng trưởng và khôi phục kinh tế.Sau khi Tổng thống đắc cử Obama tuyên thệ nhậm chức, ông sẽ nhóm họp với nhóm kinh tế của mình và sẽ bàn về kế hoạch thực hiện gói giải pháp kích thích nền kinh tế.Hy vọng gói giải pháp này sẽ có hiệu quả, và như vậy, nó cũng sẽ có những tác động tích cực đối với nền kinh tế của Việt Nam.Ông có thể phân tích cụ thể hơn về điều này?Một trong những ưu tiên hàng đầu trong gói giải pháp kinh tế nói trên là làm sao để các ngân hàng tiếp tục cho vay, cho vay lẫn nhau và gia tăng các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các chi tiết của nó còn đang trong quá trình hoàn tất.Bất cứ việc gia tăng các hoạt động kinh tế nào ở Mỹ cũng sẽ giúp gia tăng hàng nhập khẩu vào Mỹ. Vì Mỹ là thị trường xuất khẩu thuộc số một của Việt Nam nên việc gia tăng hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ làm gia tăng hàng xuất khẩu của Việt Nam.Hơn nữa, khi hệ thống tài chính của Mỹ và của toàn cầu hoạt động tốt trở lại sẽ có những tác động tích cực đối với Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề thương mại và hợp tác đầu tư.Ngoài ra, khi các hoạt động kinh tế ở Mỹ gia tăng, về cơ bản cũng sẽ giúp gia tăng kiều hối của những người Việt Nam làm việc ở Mỹ gửi về.Theo ông, có thể hình dung chính sách đối ngoại giữa Mỹ và Việt Nam trong thời Tổng thống Obama như thế nào?Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục mong muốn được mở rộng, cũng như làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trên mọi lĩnh vực.Như mọi người còn nhớ, bà Hillary Clinton đang là người được đề cử vào chức ngoại trưởng của Chính phủ Hoa Kỳ, đã đến thăm Việt Nam, và bà vẫn giữ những tình cảm nồng ấm về chuyến thăm này.Tôi đã làm việc với bà Clinton và những cố vấn của bà ấy, rất nhiều người trong số họ có thể sẽ mặt trong Chính phủ của ông Obama. Tôi khẳng định tôi sẽ tìm mọi cách để đưa các thành viên trong nội các của ông Obama đến thăm Việt Nam càng sớm càng tốt.Trong nửa nhiệm kỳ còn lại của tôi, tôi cam kết sẽ làm tất cả để quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trở nên sâu sắc hơn, để có mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ tốt nhất trong khả năng có thể.Một năm qua, theo ông, những thành tựu nổi bật giữa mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là gì?Năm 2008 là năm quan hệ tốt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Điểm sáng nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Washington, chuyến thăm này đã đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.Sau chuyến thăm của Thủ tướng, chúng tôi đã cho ra đời nhóm đặc trách về giáo dục. Hai nước đã có cuộc đối thoại về an ninh, làm việc trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về những vấn đề toàn cầu.Điều đó chứng tỏ Việt Nam tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng về cộng đồng quốc tế và Việt Nam trở thành một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực cũng như trên thế giới.Quan hệ trao đổi thương mại Việt - Mỹ cũng không ngừng gia tăng, thậm chí ngay trong giai đoạn có nhiều khó khăn của kinh tế hai nước.Nhiều công ty của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam, và dự kiến sẽ còn nhiều công ty của Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư và thương mại.Về vấn đề giáo dục - lĩnh vực trở thành mối quan tâm hàng đầu của hai bên - thì sao thưa ông?Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng nước có sinh viên đi học nhiều nhất ở Hoa Kỳ, nhưng năm 2008 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 13 và đang tiếp tục tăng lên.Cũng mới đây hội nghị hợp tác giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và có những thành công lớn. Có 500 đại biểu đại diện cho khoảng 80 trường đại học, viện giáo dục của Hoa Kỳ và 100 trường đại học, viện giáo dục của Việt Nam tham dự, thảo luận với chủ đề làm thế nào để nâng cao nền giáo dục.Nhóm đặc trách về giáo dục hai nước đã nhóm họp và hoàn tất bản báo cáo lên các nhà lãnh đạo hai bên, kết quả này có đưa ra những khuyến nghị lớn trong hợp tác về giáo dục giữa hai nước.Trong tương lai gần, ưu tiên của mọi người hiện là thoát khỏi sự suy thoái về kinh tế. Nhưng giáo dục cũng rất quan trọng, là chìa khóa để giúp Việt Nam để có tăng trưởng kinh tế. Đây là mục tiêu dài hạn cần nhiều nỗ lực và thời gian dài.
Thời báo Kinh tế Việt Nam
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
|
|