Ngày 11-1-2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Xét cả nội dung và hình thức, Việt Nam đã trở thành một thành viên gánh vác nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, năm 2008 là năm thứ 35 thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA) được hai nước ký ngày 25-12-2008 là tiêu biểu cho sự kiện đó.
Năm 2009, EPA sẽ chính thức được hai nước phê chuẩn, EPA không chỉ cắt giảm thuế quan cho hàng hóa của hai quốc gia, mà còn tăng cường sự hợp tác bằng tự do hóa thương mại dịch vụ, đồng thời, giảm bớt khó khăn đối với nhập cảnh và cư trú, hy vọng qua đó sẽ tăng cường hơn nữa giao lưu giữa hai nước.
Trong hoàn cảnh nêu trên, năm 2008, giới truyền thông cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau về sự chững lại của nền kinh tế thế giới, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính khởi đầu từ Mỹ, liệu sẽ tác động hay đã có những ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhưng sự phân tích kỹ càng về thực chất nền kinh tế Việt Nam đã thật sự có chưa? Như phần đầu tôi đã nêu, Việt Nam là một thành viên của nền kinh tế thế giới nên không thể không bị ảnh hưởng, cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đã được hạ xuống so với mục tiêu ban đầu, và đã dừng lại ở mức 6%. Song có thể nói đó là con số thể hiện tốt thực lực của nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, ngày 22-2 năm nay tại tỉnh Quảng Ngãi, Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy được tiến hành xây dựng với tư cách nơi sản xuất dầu mỏ đầu tiên trong nước, đã chính thức bắt đầu cung cấp sản phẩm dầu. Có thể nói, dự án này được hoàn thành bằng chính sức lực của Việt Nam, và có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Việt Nam, nước phụ thuộc hoàn toàn vào việc cung cấp sản phẩm dầu từ nước ngoài.
Việc mở rộng thương mại với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng là mục tiêu thực hiện đến năm 2020. Tổng chi phí thực hiện dự kiến lên đến 500 tỷ USD nhưng tổng chi phí thực hiện của giai đoạn đầu trong hai năm 2009 và 2010 dự kiến là 70 tỷ USD. Tỉnh Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm. Bên cạnh các cơ sở liên quan lưu thông hàng hóa như là các đặc khu kinh tế, cảng biển, sân bay và các cơ sở phục vụ sản xuất như nhà máy nhiệt điện than, nhà máy đóng tàu... tham quan Vịnh Hạ Long, xây dựng các khu giải trí cũng nằm trong kế hoạch.
Suy nghĩ về mối quan hệ Viêt Nam - Nhật Bản trong tương lai, tôi thấy hai nước có nét tương đồng về văn hóa, người Việt Nam thân thiện với người Nhật Bản, có lối suy nghĩ rất gần với người Nhật Bản, nên khi sinh hoạt và làm việc cùng nhau sẽ rất ít trở ngại. Tôi ngày càng tin hơn vào điều từ trước tôi vẫn nói, Việt Nam là "Ðối tác tiếp theo" thích hợp nhất của Nhật Bản. Ðối tác tiếp theo là đứng ngang hàng, tôn trọng lẫn nhau, "Cùng tồn tại trên một con đường". Thí dụ, trong tương lai, Nhật Bản có nguy cơ ngày càng thiếu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp, y tá, điều dưỡng... do tình trạng giảm sinh. Trong khi đó, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ dồi dào nhưng còn thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật ở nhiều lĩnh vực. Vì thế, nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam sẽ bổ sung lực lượng lao động của Nhật Bản, đồng thời Nhật Bản sẽ giúp lao động Việt Nam làm chủ kỹ thuật ở những ngành mình đã tham gia, sau đó trở về cống hiến cho Tổ quốc. Ðó cũng là một đề án xây dựng mối quan hệ bổ trợ./.