Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 31/03/2009-16:03:00 PM
Nga theo đuổi cải cách đồng tiền dự trữ

Trợ lý Tổng thống Nga Arkady Dvorkovich ngày 29/3 trả lời phỏng vấn báo chí khẳng định Nga muốn khởi động thảo luận vấn đề cải cách hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế ngay tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi lên (G-20) tại London.
Theo ông Dvorkovich hệ thống hiện nay không thích hợp và chứa đựng quá nhiều nguy cơ xuất phát từ những hành động đơn phương của một số ít nước chịu trách nhiệm phát hành các đồng tiền dự trữ.
Để thực hiện kế hoạch này, trong giai đoạn đầu, các nước phát hành những đồng tiền dự trữ nhất thiết phải đưa ra một chính sách kinh tế vĩ mô có trách nhiệm hơn, tránh những hành động có thể gây hậu quả cho các đối tác.
Sau đó cần thảo luận nên phát triển hệ thống tiền tệ quốc tế theo hướng nào, tăng số lượng các đồng tiền dự trữ hay thiết lập đồng tiền dự trữ quốc tế, hay kết hợp cả hai hướng trên.
Tiếp theo, cần xem xét việc đưa những đồng tiền mới vào hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế, như đồng rup của Nga, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và các đồng tiền khác, nhất là trong bối cảnh trên thế giới hiện nay xuất hiện xu thế hình thành các "đồng tiền khu vực".
Đề xuất này của Nga đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Nam Phi,…và mới đây là Indonesia.
Thông cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông Venezuela ngày 29/3 khuyến cáo thế giới cần thành lập một đồng tiền quốc tế mạnh và hệ thống tiền tệ mới thay USD làm đồng tiền dự trữ chủ chốt.
Ngoài ra, thông cáo trên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ thế giới đơn cực, tiến tới một thế giới đa cực, tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả các quốc gia.
Ý tưởng trên cũng được một nhóm chuyên gia Liên hợp quốc gồm nhiều nhà kinh tế nổi tiếng, trong đó có nhà kinh tế người Mỹ từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz, đánh giá cao.

Theo nhóm này, "một Hệ thống dự trữ toàn cầu mới, tương tự như Quyền rút vốn đặc biệt (SDR - đơn vị tiền tệ do IMF lập ra năm 1969 đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ ngoại tệ) mở rộng, với các đợt phát hành định kỳ và được điều chỉnh thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng dự trữ có thể góp phần vào sự ổn định chung, tăng trưởng kinh tế và bình đẳng trên thế giới"./.


TTXVN/Vietnam+

    Tổng số lượt xem: 828
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)