|
Gạo Việt Nam xuất khẩu tăng cả về lượng và giá |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, khác với các năm trước đây xuất khẩu thường tăng mạnh vào những tháng 10,11,12, nhưng năm 2008 điều quan ngại là xuất khẩu cuối năm không nhữngthấp hơn những tháng giữa năm mà còn thấp hơn cùng kỳ 2007 tới trên 6% và tiếp tục ảnh hưởng sang đầu năm 2009.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cũng cho biết thêm: Vẫn có những điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu do các doanh nghiệp biết phát huy sự nhanh nhạy. Ở một số ngành hàng, doanh nghiệp do làm tốtcông tác chuẩn bị hợp đồngnên đã ký được những đơn hàng tương đối ổn định. Đơn cử như dệt may, thủy sản hiện nhiều đơn vị đã có hợp đồng đến hết quý I/2009, thậm chí có doanh nghiệp thủy sản ở tỉnh Cà Mau đã ký được hợp đồngtới 50 triệu USD cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng gạo, mặc dù thị trường khó khăn, nhưng tháng 1 các doanh nghiệp vẫn ký các hợp đồng tăng về cả lượng và giá, lượng tăng 229% và giá tăng 254%.
Hết tháng 1, các doanh nghiệp đãxuất khẩu được 300.000 tấn gạo, dự kiến tháng 2 xuất khẩu từ 500-550.000 tấn, đây là mức cao hơn so với cùng kỳ.
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương sớm hoàn thiện phương án đổi mới xúc tiến thương mại để tháo gỡ cho xuất khẩu.
Năm 2009, mức tăng trưởng xuất khẩu giao cho Bộ Công Thương thực hiện tăng 13% (tương đương 72 tỷ USD).
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết: Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của các Hiệp hội ngành hàng về các biện phápnhằm hỗ trợ doanh nghiệp ký được đơn hàng.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội DệtMay Việt NamLê Quốc Ân cho rằng: Nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi có hợp đồng mới bằng hình thức thưởng vào lươngcho người lao động. Mới đây Hiệp hội cũng đã có văn bản đề nghị được hỗ trợ 50 tỷ đồng đểtổ chức các đoàn ra nước ngoài tìm kiếm hợp đồng và hỗ trợ các đối tác nước ngoài của Hiệp hội đến gặp gỡ, tìm hiểu tại Việt Nam.
Ở tầm bao quát hơn, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương)Lê Xuân Dương chia sẻ:Tùy theo từng thị trường, mặt hàng mà các doanh nghiệp cần tập trung xúc tiến và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chúng ta phải tổ chức hội chợ; với các mặt hàng dệt may hiện nay ta phụ thuộc nhiều vàođầu mối trung gian thì tới đây cần giảm bớt và tiến tới ký hợp đồng trực tiếp không qua trung gian. Với từng thị trường cũng cần có phương thức xúc tiến khác nhau, ví dụ thị trường Mỹ thì không thể tổ chức hội chợ tổng hợp mà phải tổ chức các hội chợ chuyên ngành, thị trường Nga thì có thể làm ngược lại.
Cũng theo ông Dương, cần thiết phải tổ chức các đoàn có quy mô ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội, với các thị trường gần Nhà nước cần hỗ trợ các địa phương xây dựng hệ thống khogần biên giớiđể doanh nghiệp tập trung hàng xuất khẩu. Với những thị trường xa, điều quan trọng nhất là dựa vào mạng lưới các Thương vụ tại các nước để các đối tác thu hút. Về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biêncho biết: Cùng với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các khu vực thông qua tham gia các hội chợ, các sự kiện thương mạimột cách mạnh mẽ hơn, trong thời gian tới Bộ sẽ có văn bản chỉ thị cho các Thương vụ tại các nước triển khai việc xúc tiến mời gọi các đối tác vào Việt Nam, trước mắt tận dụng Diễn đàn Hội chợ Xuất khẩu 2009 diễn ra vào tháng 4 tới và sẽ có những chính sách hỗ trợ hấp dẫn cho các doanh nghiệp khitham gia hội chợ này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các kênh tiêu thụ hàng.
|