Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 07/01/2010-14:13:00 PM
Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010

Kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2009 đầy khó khăn. Nhưng cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm soát nhờ Chính phủ các nước đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp tích cực khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên khả quan hơn. Những dự báo dưới đây cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về kinh tế thế giới năm 2010.
Những dự báo chung

Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng 2,5%.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Còn theo dự báo của LHQ thì năm 2010, nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%, tuy nhiên sự phục hồi này sòn rất mong manh.
Do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong thời gian qua chủ yếu nhờ vào chính sách kích thích kinh tế được các nước tung ra trong năm 2009 nhưng năm 2010, nhiều nước cắt giảm các chính sách kích thích, một số nền kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (ở Washington) trong “Dự báo và phân tích tình hình thế giới năm 2010” đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầutừ 2% - 3%, nhưng vẫn có khả năng bị suy thoái lần thứ 2...
Nhìn chung, các dự báo về nền kinh tế toàn cầu đều cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm soát, kéo theo dấu hiệu hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định kinh tế thế giới hoàn toàn thoát khỏi suy thoái và bước vào chu kỳ hồi phục bền vững.
Triển vọng của một số quốc gia và khu vực
Tại Mỹ, tăng trưởng năm 2010 dự kiến chỉ 2,5%. Động lực cơ bản cho nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn vẫn là chi tiêu tiêu dùng, chiếm gần 70% GDP, tuy nhiên động lực này tiếp tục yếu trong năm 2010. Tiêu dùng giảm mạnh vào đầu năm 2010, kéo theo việc giảm tốc độ tăng GDP và sẽ chỉ tăng lại vào giữa năm 2010. Nguyên nhân khiến tiêu dùng giảm là do nợ và thất nghiệp vẫn còn cao (có thể tăng tới khoảng 10,5% trong quý I). Tình hình của ngành Ngân hàng Mỹ, nơi bắt nguồn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã được cải thiện trong năm 2009. Các định chế tài chính của Mỹ như Bank of America, JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Citigroup, Wells Fargo... bắt đầu làm ăn có lãi trở lại và thực hiện việc trả lại các khoản tiền cứu trợ của Chính phủ nước này. Tình hình khả quan này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2010.

Trung Quốc tăng trưởng ước 8,8% trong năm 2010

Về đồng USD, nhờ triển vọng kinh tế Mỹ sáng sủa hơn đôi chút so với kinh tế châu Âu và Nhật Bản, nhu cầu về đồng USD sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, sức ép giảm giá của đồng USD vẫn tiếp tục trong năm 2010 và đà giảm này chắc chắn sâu hơn so với các đồng tiền của những thị trường đang nổi. Các nhà phân tích cho rằng, đồng USD tiếp tục giảm giá trong những tháng đầu năm 2010 có thể tác động xấu đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng về lâu dài, sẽ khôi phục lại vị trí của mình.
Trong khi đó, dự báo kinh tế của Canada năm 2010 rất lạc quan sau giai đoạn suy thoái kéo dài trong năm qua với tăng trưởng GDP là 2,6-2,7% so với mức giảm 2,5% năm 2009. Các chuyên gia nhận định mặc dù triển vọng kinh tế Canada có dấu hiệu cải thiện, song nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều rủi ro và Chính phủ Canada cần tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích tăng trưởng. Việc chấm dứt các gói kích thích kinh tế quá sớm có thể làm chậm quá trình phục hồi, làm suy giảm lòng tin của giới kinh doanh, đồng thời khiến thị trường việc làm càng thêm căng thẳng.
Theo LHQ, triển vọng kinh tế của các nước Mỹ Latinh sáng sủa hơn trong năm 2010 với mức tăng trưởng cao nhất là Brazil dự báo 5,5%, tiếp đến là Urugoay 5%, Panama, Chile và Bolivia đều là 4,5%.
Tạichâu Âu, nhìn chung, các nước phát triển ở châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với việc các lĩnh vực kinh doanh, du lịch đã dần hồi phục.
Tạp chí Kinh tế Pháp L'Expansion cho rằng, châu Âu sẽ thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng dự kiến 0,9% tuy nhiên vẫn cần cảnh giác với những diễn biến bất thường, trong đó có nguy cơ khủng hoảng tín dụng. Kinh tế nước Anh dự kiến tăng trưởng 0,8%; một số nền kinh tế Tây Âu như Iceland, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiếp tục giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.
Tổng thống Nga Medvedev dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trưởng từ 2,5-5%
2,5 - 5% là mức tăng trưởng dự báo của LB Nga 2010

trong năm

Hầu hết các nhà phân tích đều nhận định châu Á đang là động lực đưa thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Nghiên cứu của LHQ về tình hình kinh tế- xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh khu vực này đang dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế với dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình 6,3% trong năm 2010. Việc các nước châu Á tích cực chuyển hướng, chú trọng hơn đến thị trường nội địa, nhằm giảm phụ thuộc xuất khẩu là hướng đi hiệu quả, giúp lấy lại ổn định và tăng trưởng sau khủng hoảng.
Theo dự báo của LHQ, năm 2010, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đặc biệt là Trung Quốc 8,8%, Ấn Độ 6,5%; tiếp đến là Việt Nam, Lào: 5%, hơn mức 4% của năm 2009 (trong khi đó Quốc hội Việt Nam đề ra chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%); sau đó là Myanmar và Indonesia với hơn 4%. Những quốc gia còn lại, tăng trưởng từ 3,5% trở xuống, thấp nhất là Nhật Bản 1,5% và Brunei 0,5%.
Cũng giống như các nước châu Âu, Nhật Bản đã trải qua suy thoái sâu trong năm 2009 nên khả năng phục hồi trong năm 2010 còn yếu. Chính phủ Hàn Quốc đưa ra dự báo tăng trưởng năm 2010 của nước này là 5%, cao hơn so với mức 4% của dự báo trước đó, do nước này cho rằng nền kinh tế thế giới đang phục hồi trong điều kiện tốt hơn và nhu cầu trong nước cũng phục hồi nhanh. Trong khi đó IMF dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc là 4,5%.
Ở châu Phi, IMF đã nêu ra sự yếu kém và bất ổn của nền kinh tế châu lục này với nguy cơ phải đối mặt với việc giảm viện trợ từ những nước phát triển, bởi chính các quốc gia này cũng là nạn nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính. Do vậy, nghèo đói và thất nghiệp sẽ đe dọa một số nước khu vực Nam Phi, làm cho tình hình xã hội trong vùng càng thêm bất ổn. Bên cạnh đó, thiên tai nhất là hạn hán và lũ lụt tại Đông Phi gây ra hậu quả là cuộc khủng hoảng lương thực thường xảy ra sau đó cũng gây nhiều trở ngại cho con đường phục hồi của châu lục này.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, nhiều người vẫn rất lạc quan về khả năng cải thiện của kinh tế châu Phi. IMF đã dự báo mức tăng trưởng của châu lục này sẽ đạt 4% vào năm 2010. Angola có thể tăng trưởng đến 8,2%. Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu Phi có thể tăng trưởng 1,5%.
Nhà bình luận kinh tế của Tạp chí phố Uôn Simon Nixon (Mỹ) cho rằng cách đây 12 tháng, hầu như không có nhà bình luận kinh tế tỉnh táo nào dám dự báo thị trường thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ. Nhưng trong năm 2009, trái phiếu của nhóm S&P 500 của Mỹ và nhóm FTSE Eurotop 100 của châu Âu đã tăng 24% trong khi thị trường trái phiếu công ty và hàng hoá cũng đã tăng mạnh.
Cảnh báo 4 nguy cơ
Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu Phi có thể tăng trưởng 1,5%.
Bước vào năm 2010, hầu hết các nhà kinh tế đều dự báo tiến trình phục hồi kinh tế vẫn được giữ vững mặc dù ít triển
vọng có bước nhảy lớn. Tuy vậy, nền kinh tế thế giới vẫn đứng trước 4 nguy cơ lớn.
Một là nguy cơ vỡ nợ: Tập đoàn Dubai World của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất bị vỡ nợ và cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp nhắc nhở mọi người rằng “vẫn còn những khoản nợ lớn chưa được thanh toán”. Một trường hợp cũng cần nhắc đến là vị thế tài chính của nước Anh đang xấu nhất trong thế giới công nghiệp hoá và chưa nhận được sự “đảm bảo ngầm” nào.
Hai là chiến lược thoát ra: Ngân hàng Trung ương các nước bắt đầu hoạch định kế hoạch loại bỏ các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp trong khủng hoảng. Điều này có nghĩa là sẽ có những biến động đáng kể trong thị trường trái phiếu vì các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp của các ngân hàng Trung ương đã giúp đẩy lãi suất xuống thấp đối với tất cả các loại tài sản. Các nhà đầu tư cần thận trọng nếu so sánh với tình hình ở Mỹ năm 1994, khi đó, Mỹ tăng lãi suất khiến thị trường trái phiếu Mỹ tan tác. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư cần cảnh giác trước mọi diễn biến của lạm phát tăng.
Ba là tăng trưởng chậm: Những dự báo lạc quan trong các thị trường dựa trên dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng đủ mạnh để đẩy nhanh quá trình giảm nợ của các nền kinh tế phương Tây nợ nần cao. Nguy cơ đối với tình huống này là “sự siết chặt tài chính và các chiến lược thoát ra khỏi chính sách tiền tệ hiện thời” có thể dẫn tới đợt suy thoái mới. Một nguy cơ khác là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm chậm, nhưng ở châu Âu vẫn tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng suy yếu cả ở châu Âu và Mỹ. Sự phục hồi chậm hơn dự kiến sẽ làm tăng nợ ngân hàng và gây sức ép lớn đến tình trạng thâm hụt tài chính của chính phủ.
Bốn là các quyết toán của ngân hàng: Hệ thống ngân hàng toàn cầu đã được hỗ trợ bởi những khoản vốn lớn và đã thu được lợi nhuận cao trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng khu vực thương mại có thể dễ bị tổn thương trước mọi sự điều chỉnh giá. Việc ngân hàng có thể đối phó được với các tổn thất ở mức độ lớn từ các khoản cho vay không thu hồi được vẫn là một câu hỏi lớn.
Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% so với năm 2009 (trong khi năm 2009 giảm 11,9% so với năm 2008). Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp cao. Đây chính là cản trở lớn nhất cho quá trình phục hồi và phát triển trở lại của kinh tế toàn cầu trong năm 2010./.
Hai là chiến lược thoát ra: Ngân hàng Trung ương các nước bắt đầu hoạch định kế hoạch loại bỏ các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp trong khủng hoảng. Điều này có nghĩa là sẽ có những biến động đáng kể trong thị trường trái phiếu vì các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp của các ngân hàng Trung ương đã giúp đẩy lãi suất xuống thấp đối với tất cả các loại tài sản. Các nhà đầu tư cần thận trọng nếu so sánh với tình hình ở Mỹ năm 1994, khi đó, Mỹ tăng lãi suất khiến thị trường trái phiếu Mỹ tan tác. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư cần cảnh giác trước mọi diễn biến của lạm phát tăng.
Ba là tăng trưởng chậm: Những dự báo lạc quan trong các thị trường dựa trên dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng đủ mạnh để đẩy nhanh quá trình giảm nợ của các nền kinh tế phương Tây nợ nần cao. Nguy cơ đối với tình huống này là “sự siết chặt tài chính và các chiến lược thoát ra khỏi chính sách tiền tệ hiện thời” có thể dẫn tới đợt suy thoái mới. Một nguy cơ khác là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm chậm, nhưng ở châu Âu vẫn tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng suy yếu cả ở châu Âu và Mỹ. Sự phục hồi chậm hơn dự kiến sẽ làm tăng nợ ngân hàng và gây sức ép lớn đến tình trạng thâm hụt tài chính của chính phủ.
Bốn là các quyết toán của ngân hàng: Hệ thống ngân hàng toàn cầu đã được hỗ trợ bởi những khoản vốn lớn và đã thu được lợi nhuận cao trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng khu vực thương mại có thể dễ bị tổn thương trước mọi sự điều chỉnh giá. Việc ngân hàng có thể đối phó được với các tổn thất ở mức độ lớn từ các khoản cho vay không thu hồi được vẫn là một câu hỏi lớn.
Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% so với năm 2009 (trong khi năm 2009 giảm 11,9% so với năm 2008). Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp cao. Đây chính là cản trở lớn nhất cho quá trình phục hồi và phát triển trở lại của kinh tế toàn cầu trong năm 2010./.
Nguyễn Chiến
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1250
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)