Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 14/01/2011-14:08:00 PM
Chung sức, đồng lòng phát triển đất nước nhanh, bền vững
Thảo luận các văn kiện ĐH Đảng tại hội trường chiều 13/1, các đại biểu đều khẳng định, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò và yếu tố quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng, việc tăng cường đoàn kết trong Đảng và đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội điều khiển phiên thảo luận

Đồng chí Huỳnh Đảm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước; là một trong những bài học lớn của cách mạng nước ta.

Đồng chí Huỳnh Đảm trình bày tham luận tại Đại hội

Đạiđoàn kếtdân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đại đoàn kết (ĐĐK) dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ Tổ Quốc.
Đồng chí Huỳnh Đảm cho rằng, để sớm đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, một trong những đòi hỏi không thể thiếulà phải tiếp tục tăng cường và phát huy sức mạnh ĐĐK dân tộc; tăng cường, mở rộng và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
Đảng cần quan tâm lãnh đạo kịp thời cụ thể hóa, thể chế quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành những chính sách, pháp luật, quy định cụ thể về ĐĐK dân tộc và về MTTQ Việt Nam, nhất là chính sách, pháp luật, quy định liên quan đến từng giai cấp, tầng lớp, đặc biệt là đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, dân tộc…
Đảng cần quan tâm lãnh đạo tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách thiết thực, đi vào chiều sâu; bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
ĐĐK dân tộc gắn với yêu cầu mở rộng dân chủ
Phát huy sức mạnh ĐĐK dân tộc luôn gắn với yêu cầu mở rộng dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội và giữ vững kỷ cương trong đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… ở tất cả các cấp, các ngành.
Do vậy, Đảng cần tăng cường lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền chăm lo phát huy và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân theo đúng pháp luật, tăng cường đồng thuận xã hội; đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, gây rối trật tự cộng cộng, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, Đảng cũng cần quan tâm lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Mặt trận và các đoàn thể, nhất là cán bộ chủ chốt ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chế độ, chính sách, điều kiện, phương tiện để MTTQ Việt Nam phát huy vai trò “rất quan trọng” của mình đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trong thực tiễn đời sống xã hội.

Đồng chí Võ Hồng Phúc Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4 bài học từ thắng lợi của Chiến lược phát triển KTXH 2001-2010
Bày tỏ những suy nghĩvề 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 2001 – 2010 và các bài học rút ra để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển KTXH 2011 – 2020, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng, bài học đầu tiên chính là phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Trong tổng đầu tư toàn xã hội thời gian qua, khu vực Nhà nước chiếm hơn 40%, tư nhân 38%, khu vực đầu tư nước ngoài hơn 20%. Như vậy, chúng ta đã khơi dậy được nguồn lực từ sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế.
Thứ hai là đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
Thứ ba là bảo đảm độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước. Thực tiễn từ nước ta và thế giới, khu vực cho thấy, ổn định chính trị-xã hội là điều kiện tiên quyết để phát triển là đây là lợi thế của nước ta.
Thứ tư, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Theo đồng chí, sự gắn kết thiếu chặt chẽ sẽ làm yếu đi sự lãnh đạo của Đảng, giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và hạn chế quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Vai trò và yếu tốquan trọngnhất là sự lãnh đạo của Đảng
Khẳng định vai trò và yếu tốquan trọngnhất chính là sự lãnh đạo của Đảng, đồng chí Võ Hồng Phúc dẫn lại bài học kinh nghiệm năm 2008. Chúng ta gặp khó khăn từ cuối năm 2007, bước vào năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lại tràn vào ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, lạm phát lên cao, giá cả leo thang.
Chính phủ đã kịp thời đưa ra một chính sách mới là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Khi thực hiện chính sách này, Bộ Chính trị đã thảo luận rất cặn kẽ, cụ thể, giao cho Chính phủ làm việc với MTTQ Việt Nam, từ đó tạo ra sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất trong Đảng và chúng ta đã thành công.
Như vậy, muốn thực hiện được Chiến lược mới, muốn thực hiện đầy đủ Nghị quyết ĐH XI, nội bộ Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải là một thể thống nhất, thống nhất trong tư tưởng, trong chỉ đạo điều hành và trong hành động.
Theo đồng chí, thời điểm thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng XI khó hơn nhiều so với thực hiện ĐH X.Nhưng với sự thống nhất trong toàn Đảng, sự điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ và chương trình hành động cụ thể, chúng ta sẽ thực hiện được./.
Liên Hoa Hải
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1164
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)