Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 25/06/2010-13:38:00 PM
Các nước phương Nam – động lực chính thúc đẩy toàn cầu
Các nước đang phát triển - thường được gọi chung là "phương Nam", không chỉ bắt kịp các nước phát triển mà 20 năm nữa sẽ vượt các nước này, trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế toàn cầu.

Theo OECD, 20 năm tới trật tự kinh tế thế giới sẽ thay đổi, khi đó, các nước đang phát triển giữ vai tò đầu tàu

Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn trong trật tự kinh tế toàn cầu với phần đóng góp ngày càng lớn của các nước đang phát triển, vốn được ví là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới đi lên.
20 năm nữa các nước đang phát triển sẽ vượt các nước phát triển và chiếm tỷ trọng gần 60% sản lượng toàn cầu, trong khi đó hơn 30 nước thành viên giàu có thuộc OECD sẽ chỉ giữ được hơn 40% (10 năm trước, các nước giàu chiếm giữ 60% tổng sản lượng toàn cầu).
Đó là nhận định lạc quan của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khi nói về vai trò của các nước đang phát triển và các nước đang “trỗi dậy” trong nền kinh tế toàn cầu.
Phác họa “trật tự thế giới mới”, OECD đánh giá, trao đổi lẫn nhau giữa các quốc gia đang phát triển sẽ gia tăng và trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu ở thập niên tới.
Tuy nhiên, OECD cũng khuyến cáo, sự chênh lệch phát triển giữa các nước phương Nam với nhau và nhất là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở từng nước là rào cản phát triển. Vì vậy, các nước phải nhanh chóng thực hiện chính sách xã hội để giảm bớt các khó khăn nảy sinh./.
Linh Đức
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 799
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)