Với mức cam kết đóng góp của Việt Nam là 1,1 triệu USD, các doanh nghiệp Việt Nam có quyền được nhận bảo lãnh tín dụng từ Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư ASEAN+3 với hạn mức 140 triệu USD.
|
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đồng chủ tọa Hội nghị
|
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 lần thứ 13 dưới sự đồng chủ toạ của Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Xie Xurenvừa diễn ratại Tashkent, Uzbekistan.
Mức đóng góp củatừng nước vào CGIF
Nhật Bản và Trung Quốc: 200 triệu USD.
Hàn Quốc: 100 triệu USD
ADB: 130 triệu USD
Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phillippines và Singapore: 12,6 triệu USD
Brunei: 5,6 triệu USD
Việt Nam: 1,1 triệu USD
Lào, Campuchia và Myanmar: 100.000 USD.
|
Thành lập Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF)
Trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 đã tuyên bố thành lập Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) với quy mô vốn ban đầu là 700 triệu USD.
Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư sẽ hoạt động dưới hình thức là một Quỹ tín thác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Mục tiêu hoạt động của CGIF là nhằm cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp trong khu vực phát hành trái phiếu và qua đó góp phần phát triển các thị trường trái phiếu khu vực. Quỹ sẽ chính thức vận hành vào đầu năm 2011.
Với mức cam kết đóng góp của Việt Nam là 1,1 triệu USD, các doanh nghiệp Việt Nam có quyền được nhận bảo lãnh tín dụng từ CGIF với hạn mức là 140 triệu USD.
Song song với các tiến triển trong Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á, các Bộ trưởng đã nhất trí thành lập Diễn đàn Phát triển Thị trường Trái phiếu ASEAN+3 (ABMF) nhằm thúc đẩy sự chuẩn mực hoá các thị trường và hài hoà hoá khung khổ pháp lý của các thị trường trái phiếu trong khu vực.
Thành lập Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO)
Tuyên bố Thoả thuận CMIM với quy mô góp vốn trị giá 120 tỷ USD đã có hiệu lực từ ngày 24 tháng 3 năm 2010, Hội nghị cho rằng, sự vận hành CMIM đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình hợp tác tài chính khu vực ASEAN+3.
CMIM bao gồm các cơ chế hỗ trợ khả năng thanh toán ngắn hạn cho các nước trong khu vực khi gặp phải khó khăn về cán cân thanh toán,góp phần tăng cường hơn nữa năng lực tự vệ của khu vực trước những rủi ro và thách thức của kinh tế toàn cầu,được các Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3đưa ra tại Chiềng Mai vào tháng 5 năm 2000.
Các Bộ trưởng đã nhất trí thành lập Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), với chức năng giám sát và phân tích tình hình kinh tế khu vực, góp phần sớm chống lại những rủi ro, thực hiện các hành động kịp thời và quá trình ra quyết định hiệu quả trong CMIM.
Các Bộ trưởng khẳng định quyết tâm sớm đưa Cơ quan này vào hoạt động vào tháng 5 năm 2010.
Tăng trưởng GDP của ASEAN+3 dự kiến 4,6% trong năm 2010
Các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 nhận định kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng mặc dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết như cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, sự thâm hụt ngân sách tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, các khó khăn về giải quyết việc làm. Thương mại toàn cầu đã gia tăng mạnh trở lại. Lạm phát tại các nước phát triển tiếp tục trong tầm kiểm soát.
Khu vực Đông Á tiếp tục duy trì đà phục hồi nhanh và ấn tượng theo “mô hình chữ V”. Tăng trưởng GDP của ASEAN+3 dự kiến sẽ lên tới 4,6% trong năm 2010 so với mức 0,9% của năm 2009.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng khẳng định tiếp tục sự thận trọng đối với những phát triển của thị trường, để đảm bảo tính nhất quán và ổn định của các chính sách kinh tế vĩ mô, và áp dụng chiến lược rút lui thích hợp, dựa trên nền tảng kinh tế của từng nước, để thúc đẩy sự bền vững tài khoá và ổn định tài chính trong trung và dài hạn.
Các Bộ trưởng nhắc lại cam kết đẩy nhanh cải cách cơ cấu kinh tế sâu rộng, khuyến khích cầu nội địa và tạo công ăn việc làm, chống lại chủ nghĩa bảo hộ và tăng cường hơn nữa thương mại và đầu tư.
Bên lề Hội nghị,đã diễn racuộc gặp không chính thức đầu tiên giữa các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 với các nước Australia, NewZealandvà Ấn Độ./.
Giang Oanh
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ