Bộ phận phân tích thông tin kinh tế của Tạp chí The Economist cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá tích cực triển vọng phát triển lâu dài của Việt Nam.
|
Mặc dù triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn tích cực, nhưng 2 năm tới cũng sẽ là những năm khó khăn đối với Việt Nam
|
Nhận định về kinh tế Việt Nam trong 2 năm (2010-2011), bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí The Economist (Nhà Kinh tế) của Anh cho rằng dù triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn tích cực, nhưng 2 năm tới cũng sẽ là những năm khó khăn với Việt Nam. Trong giai đoạn 2010-2011, EIU dự báo tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cao hơn mức 5,32% đã đạt được trong năm 2009, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ khó quay lại mức như trước cuộc suy thoái 2008-2009.
Cho rằng sự phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ tác động tích cực đến lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, nhập khẩu thời gian qua tăng cho thấy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đang được củng cố. Tuy nhiênEIU,cũngđưa ra cảnhbáovề yếu tố tiêu cực, đó là giải pháp thực hiện để kinh tế tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là việc nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ, có thể dẫn đến lạm phát, điều này sẽ hạn chế sự linh hoạt chính sách trong 2 năm tới.
Về cung, tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp sẽ tăng lên trong năm 2010-2011. Mặc dù sản lượng sản xuất sẽ cải thiện so với năm 2009 nhưng tăng trưởng nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn yếu hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng.
Tương tự, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá tích cực triển vọng phát triển lâu dài của Việt Nam, nhưng mức tăng trưởng của đầu tư sản xuất trong 2 năm tới sẽ khá chậm do tỷ lệ công suất sử dụng thấp và việc hàng hoá tồn trữ trong kho tăng lên trong năm 2009.
Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng nhanh nhờ lãi suất thấp và giá các nguyên vật liệu giảm trong năm 2009. Ngoài việc mở rộng diện tích văn phòng, đầu tư của nhà nước vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng trong năm 2010-2011.
Lĩnh vực dịch vụ, động lực chính cho sự tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009, sẽ vẫn tăngtrưởng bền vững.
Bên cạnh đó EIU cũng cho rằng thâm hụt thương mại sẽ vẫn là một vấn đề lo ngại lớn đối với Việt Nam. Mặc dù doanh thu xuất khẩu nhìn chung đã cải thiện trong những tháng gần đây, nhưng các tháng vẫn tiếp tục thâm hụt là do nhập khẩu tăng mạnh, tháng 12/2009 tăng 21,3%, tính chung quý IV/2009 tăng 26,6%. Tốc độ nhập khẩu tăng cao một phần là do mức nhập khẩu của năm trước thấp, nhưng nó cũng phản ánh nhu cầu nội địa đang được củng cố./.
Nguyễn Chiến
Cổng thông tin điện tử Chính phủ