Hà Nam cần chú ý phát huy tiềm năng lợi thế về nguồn nhân lực, vị trí liền kề thủ đô để tạo bước đột phá, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
|
Thủ tướng trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Đinh Văn Cường về vấn đề thu hút đầu tư của tỉnh
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủđã có buổi làm việcvới lãnh đạo tỉnh Hà Nam ngày 9/5.
Nhiều tiềm năng chưa phát huy
Trong năm 2009, dù gặp nhiều khó khăn nhưng GDP của tỉnh tăng 13,54%; giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN tăng 23,7%, cấp phép đầu tư cho 120 dự án với tổng số vốn đăng ký 14.600 tỷ đồng và 250 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 7.700 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Thu ngân sách nhà nước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng trên 28% so với năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Giáo dục – đào tạo, văn hóa – xã hội, an ninh trật tự được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng cao một bước, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,5%... Là tỉnh giàu truyền thống hiếu học, nhiều học sinh tỉnh Hà Nam đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia ( đoạt 51 giải thi học sinh giỏi lớp 12), thi tốt nghiệp THPT đạt 97,4%, xếp thứ 7 toàn quốc vềsố học sinh thi đỗ đại học.
Biểu dương những nỗ lực của tỉnh Hà Nam, tuy nhiênThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũngcho rằng, với vị trí lợi thế ngay sát thủ đô Hà Nội quy mô kinh tế Hà Nam như thếcòn nhỏ, bình quân GDP đầu người thấp (mới đạt 13,7 triệu đồng ), giá trị công nghiệp chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật, giao thông, thủy lợi chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch, giải quyết việc làm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường… còn hạn chế. Đời sống nhân dân được cải thiện song còn thấp so với bình quân chung của cả nước.
|
Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ nghe báo cáo quy hoạch khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao
|
Chú trọng phát triển công nghiệp– dịch vụ có giá trị gia tăng cao
Hà Nam nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Namcủa Thủ đô Hà Nội, nằm trên các trục giao thông quan trọng, trongđó có trụcxuyên Bắc – Nam, có lợi thế về du lịch, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm – thủy sản, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Hà Nam có trên 40 làng nghề, trong đó có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động, sừng mỹ nghệ, gốm Quyết Thành, nghề mộc, thêu ren xã Thanh Hà, ... Đây là những lợi thế rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Thủ tướng, Hà Nam cần tranh thủ phát huy tiềm năng và thế mạnh nêu trên để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp.
Đặc biệt, Hà Nam cần rà soát quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 và năm 2010, trong đó có chỉ tiêu GDP tăng 14%; chú trọng công tác bình ổn giá, không để xảy ra đầu cơ tăng giá.
Thủ tướng đề nghị, song song với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam cần tập trung chỉ đạo chuẩn bị tốt tổ chức Đại hội Đảng các cấp. Hai nhiệm vụ trên phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó công tác chuẩn bị Đại hội phải đề ra các chỉ tiêu cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế vị tríliền kề thủ đô để phát triển công nghiệp, dịch vụ./.
Đông Bắc
Cổng thông tin điện tử Chính phủ