(MPI Portal) - Ngày 23/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt đã chủ trì cuộc họp của Ban soạn thảo Đề án “Tăng cường nâng cao chất lượng công tác dự báo về những lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở tầm vĩ mô để tham mưu cho các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước”.
|
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt phát biểu tại cuộc họp
|
Sau khi nhận được các ý kiến đề xuất nội dung và góp ý của các Bộ ngành và một số cơ quan đơn vị khác, dự thảo Đề án đã được hoàn thành, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
I. Đánh giá khái quát công tác dự báo và căn cứ xây dựng Đề án
II. Quan điểm, phương hướng, mục đích của Đề án
1. Quan điểm xây dựng Đề án
Nâng cao chất lượng công tác dự báo phải được đặt trong mối liên hệ tổng thể hệ thống của công tác này trong từng lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại và giữa các lĩnh vực này; trong mối liên hệ với việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam, với cam kết xây dựng ASEAN điện tử và đề án đổi mới hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội.
Việc nâng cao chất lượng công tác dự báo ở tầm vĩ mô phải đáp ứng được nhu cầu về thông tin dự báo, có chất lượng cao của các cơ quan của Đảng và Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ở các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng anh ninh và đối ngoại. Nâng cao chất lượng công tác dự báo phải được tiến hành trên cơ sở củng cố, tăng cường công tác này ở các đơn vị đang làm công tác dự báo; xác định vai trò và trách nhiệm về công tác dự báo ở một số cơ quan, đơn vị khác nhằm tạo lập một cách hệ thống các đơn vị làm công tác dự báo, tránh tình trạng chồng chéo, phân tán, cắt khúc.
2. Phương hướng xây dựng Đề án
Việc nâng cao chất lượng công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại ở tầm vĩ mô trước hết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng của công tác dự báo.
Tiến trình nâng cao chất lượng dự báo có thể được thực hiện qua nhiều giai đoạn và được phân cấp cho các cơ quan, đơn vị tổchức triển khai theo lộ trình được xác định.
Việc nâng cao chất lượng công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại ở tầm vĩ mô được đặt trong khung cảnh phải dần hướng tới hình thành mạng lưới làm công tác dự báo ở nước ta, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành được mạng lưới làm công tác dự báo trong hệ thống các cơ quan Nhà nước và một số tập đoàn kinh tế lớn. Đến năm 2025 hình thành mạng lưới làm công tác dự báo quốc gia.
3. Mục đích của Đề án
Nâng cao chất lượng công tác dự báo ở tầm vĩ mô trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại nhằm phục vụ việc xây dựng các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, giữ vững chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững và phát triển quan hệ kinh tế và đối ngoại với các nước, của Chính phủ, của các bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, tiến tới hình thành mạng lưới làm công tác dự báo ở Việt Nam.
III. Các nhiệm vụ của đề án
1. Xây dựng các cơ chế, quy chế làm căn cứ pháp lý cho công tác dự báo.
2. Xác định vấn đề chủ yếu cần được phân tích và dự báo ở mỗi cơ quan, đơn vị và xây dựng hệ thống phương pháp dự báo phù hợp.
3. Củng cố và hoàn thiện các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự báo.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo ở Việt Nam.
5. Hình thành hệ thống các nhóm dự án triển khai thực hiện công tác dự báo.
IV. Giải pháp thực hiện đề án
1. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dự báo
2. Xây dựng dự án đầu tư để triển khai Đề án
3. Giải pháp tổ chức thực hiện Đề án
a. Công tác dự báo phải được triển khai thống nhất trong các cơ quan, đơn vị tham gia Đề án
b. Thành lập Ban chỉ đạo Đề án
Dự kiến Đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 năm 2010./.
Minh Hậu
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư