Với kim ngạch xuất khẩu đạt 19,25 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2011 được đánh giá đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây.
|
Xuất khẩu cà phê quý I tăng trưởng 46% về lượng và 215%giá trị
|
Đáng chú ý khu vực 100% vốn trong nước có tốc độ tăng trưởng cao,đạt40,1% và 8,79 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoàităng 28,7% với kim ngạch10,46 tỷ USD.
Nhóm hàng hóa nông lâm thủy sản, quý I/2011 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,85 tỷ USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ, trong đó riêng mặt hàng cao su tăng 38% về lượng và 243% về giá trị, cà phê tăng 46% về lượng và 215% giá trị…
Tại cuộc họp giao ban về xuất khẩu của Bộ Công Thương diễn ra hôm nay (5/4) ý kiến của nhiều hiệp hội và doanh nghiệp đều cho rằng mức tăng trưởng trên là một kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố tăng kim ngạchdo tăng giáthì cũngcòn yếu tốdo lạm phát, vì vậy cần chú ý để có các giải pháp điều chỉnh kịp thời biến động của thị trường trước một mặt bằng giá mới.
Thừa nhận những tiềm ẩn khó khăn đối với xuất khẩu trong thời gian tới bởi yếu tố lãi suất cao cộng với các chi phí đầu vào tăng, các nhà tàu đơn phương áp đặt phí làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, Bộ đang phối hợp cùng Cục Hàng hải ( Bộ GTVT) Hiệp hội chủ hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẩn trương kiểm trarà soát việc thu phí đối với họat động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Liên quan tới tiếp cận nguồn vốn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Trần Thị Hồng Hạnh cho biết, theo tinh thần của Nghị quyết số 02/ NQ-CP, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn vay và lãi suất hợp lý trong khung lãi suất cho lĩnh vực nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ...
Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các ngân hàng Nhà nước trên địa bàn các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn giám sát nhu cầu nguồn vốn huy động trên địa bàn để đảm bảo nguồn vốn cho vay, cơ cấu lại các danh mục cho vay theo hướng giảm nguồn vốn cho phi sản xuất để tập trung cho lĩnh vực sản xuất.
Chia sẻ trước vấn đề tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Trần Phú Minh cho biết, triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ tập trung cho vay tín dụng xuất khẩu mức 30-35.000 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn tập trung cho vay các mặt hàng thủy sản, cà phê, điều, dệt may…trong đo riêng lĩnh vự cthủy sản chiếm 20-30%.
Cũng theo ông Minh, về hạn mức cho vay, Ngân hàngPhát triển Việt Nam giữ nguyên hạn mức đối với các doanh nghiệp đang có quan hệ, với khách hàng mới có đóng góp lớn cho nền kinh tế cũng sẽ được ngân hàng ưu tiên dành cho hạn mức nhất định của nguồn vốn, về tài sản thế chấp, bên cạnh thế chấp tối thiểu theo quy định, ngân hàng cũng ưu tiên cho vay không đảm bảo trên cơ sở uy tín của các doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức các lớp tập huấn phổ biến nội dung Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA), làm rõ các lợi thế cắt giảm thuế quan qua từng năm đối với từng nhóm hàng, để đẩy mạnh việc thâm nhập vào thị trường các nước.
Bộ cũng nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập trung tâm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, theo mô hình tập trung các cơ quan quản lý như hải quan, kiểm dịch, giám định và các tổ chức cung ứng dịch vụ xuất nhập khẩu như ngân hàng, bảo hiểm, giao nhận để tạo thànhmột trung tâm một cửa vớimục tiêu tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu./.
Quỳnh Hoa
Cổng thông tin điện tử Chính phủ