Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 08/07/2011-08:38:00 AM
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2011 tỉnh Quảng Bình
Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2011 tỉnh Quảng Bình.
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
Triển khai KH năm 2011 trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống như: lạm phát, giá cả một số vật tư, hàng hóa thiết yếu tăng cao (điện, than, xăng dầu,...); lãi suất huy động và lãi suất tín dụng tăng, dư nợ tín dụng bị hạn chế; thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài và dịch bệnh gia súc xảy ra,… nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước 2011 và mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên tình hình KT - XH 6 tháng đầu năm 2011 có những chuyển biến tích cực.
Kinh tế ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp, vụ Đông Xuân được mùa hơn năm trước, dịch bệnh gia súc, gia cầm được khống chế, sản xuất lâm nghiệp, thủy sản, XDCB đều đạt khá; một số công trình trọng điểm được khánh thành và khởi công; thu ngân sách tăng so cùng kỳ; SXCN tuy có những khó khăn nhất định như thiếu nguồn vốn cho SXKD, một số yếu tố đầu vào tăng nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng so với cùng kỳ; nông nghiệp, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển; công tác quản lý thị trường, giá cả được tăng cường. Các hoạt động trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường có chuyển biến tiến bộ. Thực hiện có kết quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Kiểm tra, kiểm soát thị trường ngoại tệ, vàng bạc, đảm bảo chỉ tiêu tín dụng trên địa bàn; chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, phát triển SXKD đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý trong điều kiện có nhiều khó khăn. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng; quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quan tâm công tác an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời về đời sống cho nhân dân vùng nghèo, vùng khó khăn do thiên tai trong dịp Tết cổ truyền và kỳ giáp hạt. Đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 -2016.
Việc triển khai các Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT - XH, dự toán NSNN năm 2011 và thực hiện mục tiêu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã được UBND tỉnh chấp hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tuy vậy, tình hình KT-XH tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình lạm phát, giá cả, hàng hóa, lãi suất tín dụng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến SXKD của các thành phần kinh tế và đời sống của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt thấp so với cùng kỳ và kế hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, tổng đàn gia súc gia cầm giảm, nuôi trồng thủy sản phát triển chưa mạnh; công tác GPMB ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, có nơi diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công một số công trình; văn hóa xã hội có mặt chuyển biến còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; việc làm, đời sống của người nghèo, người thu nhập thấp còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả thực hiện một số chỉtiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5% (KHcả năm tăng 11-12 %, thực hiện cùng kỳ 10,3%). - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 2,6%,( KH cả năm tăng 4- 4,5%, thực hiện cùng kỳ 6,4%).
- Sản lượng lương thực vụ Đông Xuân đạt 179.787 tấn, tăng 7,6% kế hoạch vụ Đông Xuân, tăng 5,3% cùng kỳ (KH cả năm đạt 26,3 vạn tấn).
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,1% so cùng kỳ (KH cả năm tăng từ 20 -21%, thực hiện cùng kỳ 15%).
- Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 11,3%, (KH cả năm tăng 12,5 – 13%%, thực hiện cùng kỳ 11,2%).
- Thu ngân sách trên địa bàn 708,5 tỷ đồng (dự toán cả năm 1.478 tỷ đồng), bằng 48 % dự toán địa phương, tăng 25% so cùng kỳ.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,36% (theo chuẩn mới, đến đầu năm 2011, toàn tỉnh còn 25,17% hộ nghèo và 15,62% hộ cận nghèo; kế hoạch cả năm giảm 3 -3,5%).
- Giải quyết việc làm cho 17.364 người, đạt 56% KH (KH cả năm 3 – 3,2 vạn lao động; tăng 11,1% so với cùng kỳ).
- Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 99,4% xã, phường thị trấn (KH đạt 99,4%)
- Có 71 % xã phường thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (KH cả năm đạt 75-80%); 100% trạm y tế có bác sỹ (KH cả năm đạt 100%).
(Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội do mới triển khai thực hiện 6 tháng đầu năm nên chưa đủ điều kiện để tổng hợp, xin báo cáo với HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm).
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC LĨNH VỰC
1. Công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch đạt được nhiều kết quả tiến bộ, đáp ứng yêu cầu đầu tư ở thời kỳ phát triển tới. QH tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. QH tổng thể phát triển KT-XH của các huyện, thành phố đang được tích cực triển khai thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm UBND tỉnh đã phê duyệt QH phát triển ngành Nông nghiệp, QH phát triển ngành Thuỷ sản, QH phát triển ngành Y tế đến năm 2020. Đã thông qua QH phát triển một số ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng như: thông qua lần II QH chung xây dựng, điều chỉnh thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035, QH phát triển công nghiệp QB đến 2020; QH tổng thể cấp nước sạch và VSMT nông thôn đến năm 2020, QH chung xây dựng khu kinh tế Hòn La, QH chi tiết xây dựng KCN Hòn La 2, QH tổng thể phát triển Du lịch Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng QH trên các lĩnh vực như: QH tổng thể phát triển ngành văn hoá, ngành TDTT giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai lập QH xây dựng cho trên 100 xã để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy vậy, việc triển khai xây dựng QH tổng thể phát triển KT-XH các huyện, thành phố, QH các ngành đến năm 2020, QH xây dựng và các QH chi tiết còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu thu hút đầu tư và triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý thực hiện QH của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, chặt chẽ.
2. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Nông nghiệp; Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm, vụ Đông Xuân tuy gặp nhiều khó khăn, nhất là do thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều diện tích lúa bị chết phải gieo cấy lại (6.900 ha), một số cây trồng như khoai lang, lạc, ngô phải chuyển đổi do chậm thời vụ nhưng do các cấp, các ngành đã tập trung tăng cường chỉ đạo và bà con nông dân tích cực giao trồng, chăm bón, nên sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, ổn định . Vụ lúa Đông xuân năm nay được mùa. Sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân, các địa phương đã tập trung triển khai sản xuất vụ Hè Thu. Cây lâu năm đang có xu hướng phát triển khá, đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Các địa phương, đơn vị đang chuẩn bị các điều kiện cho vụ trồng cao su mới 2011, đến nay đã đăng ký diện tích trồng mới cao su là 1.296 ha. Đã phê duyệt QH phát triển trang trại, phát triển cây cao su đến năm 2015, tầm nhìn 2020.
Chăn nuôi: Tình hình phát triển chăn nuôi ở các địa phương những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do giá cả thức ăn, thuốc thú y tăng cao. Mặt khác do đầu năm thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài làm trên 2.700 con trâu, bò bị chết, dịch bệnh ở lợn diễn biến phức tạp và tin đồn thất thiệt, gây tâm lý lo lắng cho người nuôi và người tiêu dùng; vì vậy, người sản xuất hạn chế đầu tư và mở rộng quy mô đàn dẫn đến số lượng đàn gia súc, gia cầm sụt giảm mạnh SCK . Ngành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo tiêm phòng; tăng cường hoạt động của các chốt, trạm kiểm soát liên ngành nên khống chế được dịch bệnh nguy hiểm. Công tác quản lý giết mổ tập trung được tăng cường.
Lâm nghiệp: Các địa phương, đơn vị đang chỉ đạo tích cực trong khai thác, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, các doanh nghiệp đang tích cực triển khai kế hoạch trồng rừng và khai thác gỗ rừng trồng, gỗ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu. Công tác phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành triển khai ngay từ đầu năm, đến tận cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản, nhất là các địa bàn xung yếu. Đi đôi chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, khẩn trương xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, một số vụ lâm tặc chống người thi hành công vụ.
Thủy sản: Sản lượng thủy sản 6 tháng đạt trên 21.000 tấn, bằng 49,7% KH và tăng 0,4% SCK. Trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác đánh bắt, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi nên các tàu cá của bà con ngư dân vẫn chủ động bám ngư trường, tích cực đẩy mạnh khai thác. Mặt khác, nhiều địa phương, ngư dân tiếp tục đầu tư đóng mới tàu đánh bắt vùng biển xa để tập trung khai thác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuất khẩu. Về nuôi trồng, các đơn vị, các hộ gia đình tiếp tục chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng và nhân rộng mô hình nuôi cá - lúa cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lũ lụt nên giống thả trong vụ cuối năm 2010 phần lớn bị trôi nên sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm đạt thấp. Tích cực chỉ đạo và tạo điều kiện cho các cơ sở SX giống tôm có chất lượng, chăm sóc tốt tôm nuôi và các đối tượng thuỷ sản khác, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch bệnh. Hoạt động chế biến thuỷ sản truyền thống tiếp tục phát triển khá.
Về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Đã tập trung chỉ đạo triển khai theo KH và hướng dẫn của TW; thành lập Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, BQL cấp xã. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị các cấp, của các DN và nhân dân hoàn thành rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn; đang chỉ đạo xây dựng QH, lập đề án xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia. Chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới ở 2 xã điểm của tỉnh và 4 xã diện rộng của các huyện.
Tuy vậy, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm SCK; vụ Đông Xuân năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên làm chậm tiến độ gieo cấy và năng suất một số cây trồng giảm. Đàn gia súc, gia cầm sụt giảm SCK do chết vì rét, thức ăn tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp; đánh bắt thuỷ sản hiệu quả hạn chế... Các mô hình chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ còn khá phổ biến nên khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giảm chi phí SX. Tình hình vi phạm lâm luật, xâm hại rừng và đất rừng trái phép vẫn còn xảy ra. Hoạt động của các cơ sở chế biến đông lạnh vẫn khó khăn...
3. Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi do giá cả nguyên vật liệu, giá điện, than, xăng dầu đầu vào đều tăng cao, nguồn vốn tín dụng thắt chặt, lãi suất tăng cao... thực sự ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các DN; mặc dù vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành cùng với nổ lực, cố gắng của các DN, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã từng bước tháo gỡ khó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp là một cố gắng lớn. Giá trị SX công nghiệp 6 tháng đạt 1.872,3 tỷ đồng, tăng 15,1% SCK, đạt 43,8% kế hoạch. Một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ: Dăm giấy đạt 103 ngàn tấn, tăng 23,4%; giấy Kráp 9.992 tấn, tăng 4,4%; xi măng 786 ngàn tấn, tăng 14,4%; clinke 282 ngàn tấn, tăng 21,6%; phân NPK, vi sinh 51.898 tấn, tăng 9,1%; quần áo may sẵn 2.517 ngàn cái, tăng 15,7%; thanh nhôm định hình 1.076 tấn, tăng 20,4%; nhựa thông 1.363 tấn, tăng 14,4%; quặng titan 5.664 tấn, tăng 10,4%; gỗ xẻ 32.470 m3, tăng 18,1%... Một số sản phẩm như nước khoáng, thuốc viên, gạch xây giảm so cùng kỳ. Tích cực chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số dự án công trình trọng điểm để đi vào hoạt động như: Nhà máy xi măng Áng Sơn 2, Nhà máy sản xuất bột đá chất lượng cao Châu Hóa, Nhà máy xi măng Văn Hóa, đẩy nhanh công tác chuẩn bị để khởi công Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1,... Đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho các DN, ưu tiên cao nhất trong việc bảo đảm cung cấp điện cho các nhà máy sản xuất và xử lý về nguồn vốn lưu động cho SXKD để duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp theo mục tiêu kế hoạch.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN 6 tháng đầu năm đạt thấp so với KH đề ra (KH tăng 20-21%). Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn về vốn SX, lãi suất tín dụng cao, giá cả nguyên liệu đầu vào cao. Năng lực các cơ sở SXCN của tỉnh đã huy động hết công suất; một số nhà máy mới đi vào hoạt động (như Nhà máy KVK chế biến Cao lanh, Nhà máy Xi măng Áng Sơn 1, SX phân bón NPK... còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ chưa ổn định). Tình hình trên nếu thời gian đến không tập trung quyết liệt để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thì tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp cả năm sẽ đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
4. Các ngành dịch vụ
Thương mại nội địa: 6 tháng đầu năm hoạt động sôi động, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiếp tục tăng, đạt 5.668,5 tỷ đồng, tăng 25,3% SCK. Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển; các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi được cung ứng kịp thời. Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, quản lý giá cả được tăng cường; đặc biệt là kiểm soát phòng, chống tệ đầu cơ gây khan hiếm hàng hóa giả tạo và tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến SX, tiêu dùng.
Xuấtkhẩu: Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng khá cao so cùng kỳ, đạt 61,4 triệu USD, bằng 55,9% KH, tăng 73,7% SCK. (Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Cao su ước đạt 9,87 ngàn tấn, tăng 34,6%; gỗ các loại với 7,2 ngàn m3, tăng 118,1%; Dăm gỗ khô 66,6 ngàn tấn, tăng 11,3% SCK. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc; Nhật, Pakixtan, Lào…). Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đạt 12,7 triệu USD, tăng 48,3% SCK. Mặt hàng nhập khẩu trong các tháng đầu năm 2011 chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, hàng tạm nhập tái xuất, như: nhôm thanh, gỗ các loại, tân dược...
Dulịch: Công tác quản lý nhà nước, hoạt động du lịch ngày càng được đẩy mạnh; các hoạt động lễ hội sôi nổi diễn ra trên địa bàn tỉnh như khai trương mùa du lịch Quảng Bình 2011, đặc biệt, tạo được điểm nhấn thông qua Tổ chức “ Tuần văn hoá - du lịch Quảng Bình năm 2011”, nhất là sự kiện tổ chức cầu truyền hình trực tiếp trên VTV1 và VTV4 về “Hệ thống hang động kỳ vĩ - Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng” nhằm tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch của Quảng Bình với bầu bạn trong nước và Quốc tế, thu hút khách du lịch đến với Quảng Bình. Hoạt động kinh doanh du lịch tiếp tục chuyển biến tiến bộ về cơ sở khách sạn, nhà hàng, thái độ, chất lượng phục vụ và an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm... tiếp tục để lại cho du khách ấn tượng tốt đẹp về vùng đất, con người QuảngBình. Tuyến du lịch mới Động Thiên Đường, Sông Chày - Hang Tối đã được đưa vào khai thác, góp phần thu hút lượng khách đến tham quan đang không ngừng gia tăng, mở ra cơ hội và hướng phát triển cho du lịch hang động Di sản TNTG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Các loại hình dịch vụ khác: Hoạt động vận tải có nhiều tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, đặc biệt là vận tải biển, cảng biển và hàng không tiếp tục phát huy hiệu quả (Cảng Hòn La đạt tới 125% công suất khai thác, cảng hàng không Đồng Hới đến nay khai thác đường bay Hà Nội - Đồng Hới duy trì 7 chuyến/tuần và Đồng Hới - Thành phố Hồ Chí Minh 4 chuyến/tuần bằng máy bay A320; đạt công suất bình quân chung đạt 75 - 80%). Các loại hình dịch vụ khác như bưu chính, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, khám chữa bệnh, KH&CN, tư vấn pháp luật... tiếp tục phát triển đáp ứng tiến bộ hơn nhu cầu của nhân dân.
Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng cao so với đầu năm và SCK; cụ thể chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng 12,78% so đầu năm và tăng 22% SCK; bình quân 6 tháng 2011 tăng so bình quân 6 tháng đầu năm 2010 là 17,37%. Nhờ chính sách và giải pháp tăng cường quản lý chặt chẽ của nhà nước nên đã góp phần làm làm lành mạnh, ổn định thị trường kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Tuy vậy, giá cả hàng hoá tăng cao ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa; các mặt hàng xuất khẩu, khai thác tại địa phương tỷ trọng còn thấp và vẫn còn tình trạng xuất nguyên liệu hoặc sơ chế (dăm gỗ, quặng titan, cao su, gỗ...) nên giá trị gia tăng thấp; chất lượng phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, sản phẩm du lịch chưa đa dạng phong phú, mang tính thời vụ.
5. Xây dựng cơ bản: Do giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, cùng với thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đã tác động đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; nguồn vốn thiếu, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao, các doanh nghiệp không vay được vốn hoặc chỉ vay có hạn ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng; mặt khác, nhiều công trình phải dừng thi công để điều chỉnh dự toán, chờ vốn; vì vậy thực hiện vốn đầu tư XDCB 6 tháng đầu năm đạt thấp. Giải ngân vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh 6 tháng đầu năm thực hiện đạt 943 tỷ đồng, đạt 43% dự toán (bao gồm: vốn thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành 596 tỷ đồng chiếm 63%; tạm ứng 347 tỷ đồng, chiếm 37%), trong đó: vốn NSTW đạt 56,2% so với dự toán năm, vốn NSĐP đạt 38,1% so với dự toán; (cụ thể: NS tỉnh đạt 29,1%, vốn NS huyện, thành phố đạt 57,1% và vốn NS xã, phường đạt 62% dự toán năm).
Trong điều kiện khó khăn chung và ở địa phương, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trong việc tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng như: phân bổ các nguồn vốn đầu tư sớm, triển khai nhanh các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đồng bộ, quyết liệt công tác bồi thường, GPMB, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, chấn chỉnh việc quản lý tạm ứng vốn đầu tư XDCB; tổ chức kiểm tra, giao ban XDCB để thúc đẩy tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh như: Cầu và đường Văn Hoá, Cầu Trung Quán, Đường 60 m xã Bảo Ninh, Tỉnh lộ 16, Tỉnh lộ 20, Kè phía Đông sông Nhật lệ,các bệnh viện tuyến huyện,…Các công trình trọng điểm khác như: cầu Nhật Lệ 2, đường nối Khu kinh tế Hòn La với KCN xi măng tập trung Tiến – Châu – Văn Hóa, các tuyến đường chống ngập lụt, các công trình, dự án khắc phục hậu quả lũ lụt được hỗ trợ từ nguồn vượt thu của Chính phủ... đã được chỉ đạo quyết liệt để sớm khởi công xây dựng. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương tích cực làm việc với các Bộ ngành TW hỗ trợ vốn để triển khai các công trình, dự án, nhất là các công trình, dự án trọng điểm, công trình vượt lũ, công trình xử lý sạt lở các bờ sông..., tinh thần không để vốn chờ công trình.
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh KH phân bổ vốn đầu tư phát triển. Qua rà soát tỉnh đã đề nghị Chính phủ đình hoản, giãn tiến độ 55 công trình chưa khởi công và các công trình chậm tiến độ do vướng mắc GPMB với số vốn bố trí lại trong năm 2011 là 137,86 tỷ đồng. Số vốn trên sẽ bố trí lại cho công tác chuẩn bị đầu tư, bồi thường GPMB và bố trí cho các công trình đã có khối lượng nhưng thiếu vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Tuy vậy, công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn: giá cả thị trường tăng làm tăng chi phí đầu vào; các công trình mới (ngoài 55 công trình đề nghị cắt giảm) vẫn chưa và chậm được giải ngân, ảnh hưởng đến tiến độ chung thi công các công trình XDCB. Mặt khác, công tác bồi thường, GPMB thực hiện gặp không ít trở ngại, chậm; việc tạm ứng vốn XDCB mặc dù đã được chấn chỉnh, nhưng tỷ lệ tạm ứng vốn trên tổng số vốn giải ngân còn cao. Tiến độ thủ tục chuẩn bị đầu tư của một số công trình, dự án, nhất là các công trình được bố trí vốn xây dựng mới trong năm 2011 còn chậm. Năng lực tư vấn yếu, trách nhiệm một số chủ đầu tư, nhà thầu trong quản lý đầu tư xây dựng, thi công còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB chung của toàn tỉnh.
6. Tài chính - tín dụng, ngân hàng.
Tài chính: Trong tình hình có nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế nên SXKD vẫn duy trì được tăng trưởng, nhờ đó, thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá, hầu hết các khoản thu ngân sách 6 tháng đầu năm đều tăng SCK; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 708,5 tỷ đồng , bằng 48% dự toán địa phương giao và tăng 25% SCK; Tổng chi ngân sách Nhà nước 6 tháng ước đạt 2.009, 5 tỷ đồng, đạt 51,5% dự toán địa phương giao và tăng 17,5% SCK . Đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các đơn vị SXKD phấn đấu tăng thu NSNN 7- 8% so với dự toán ngân sách năm 2011. Tổng số kinh phí của tỉnh về tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo NQ 11/NQ-CP là 23.794 triệu đồng. Công tác quản lý, điều hành chi NSNN đã thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và đáp ứng các nhiệm vụ phát triển KT-XH, tăng cường QP-AN, những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất và góp phần tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng.
Tín dụng: Trong 6 tháng đầu năm 2011, hoạt động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tập trung triển khai thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP, đảm bảo yêu cầu, mục tiêu điều hành và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo quy định. Chú trọng công tác huy động vốn theo cơ chế lãi suất nhà nước quy định để tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển SXKD, trước hết là sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, xoá đói giảm nghèo. Tăng cường công tác quản lý ngoại hối, nhất là việc buôn bán ngoại tệ; kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng. Thực hiện tốt chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả .
Tuy vậy, tỷ trọng thu từ SXKD còn hạn chế, thiếu bền vững, nợ đọng thuế còn nhiều, việc quản lý lãi suất huy động chưa chặt chẽ, nhất là ở một số ngân hàng thương mại đã tự nâng mức lãi suất huy động cao hơn mức quy định; việc huy động nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển chưa nhiều; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng chưa thực sự bám sát tình hình thực tế của DN để cho vay hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nhất là một số DN mới đi vào hoạt động SXKD chưa ổn định.
7. Kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư: Các dự án ODA: Các dự án tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện theo kế hoạch đề ra và tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. Đồng thời, tỉnh cũng đang tiếp tục làm việc với các nhà tài trợ để tranh thủ, vận động thêm dự án như: Dự án phát triển hạ tầng thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp (Pháp), dự án phát triển hạ tầng, môi trường và biến đổi khí hậu (WB), dự án cấp nước sinh hoạt 5 xã thuộc huyện Quảng Ninh (Italia)... Các dự án NGO: Đã thu hút được 33 dự án của 19 tổ chức NGO cam kết tài trợ với tổng vốn đầu tư hơn 4,7 triệu USD; (trong đó đã giải ngân được 2,2 triệu USD) thuộc các lĩnh vực: hỗ trợ cộng đồng cho người nghèo, người khuyết tật, giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh và đặc biệt hỗ trợ khắc phục thiệt hại năm 2010 và phát triển nông thôn.
Công tác xúc tiến đầu tư: Đã tập trung chỉ đạo đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư từ chạy theo số lượng sang có chọn lựa bảo đảm xác định mời gọi cho được nhà đầu tư thực sự có quyết tâm cao, có năng lực tài chính và tổ chức thực hiện; tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, đi đôi rà soát điều chỉnh, bổ sung các QH phát triển ngành, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đã tiến hành lập Danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2011-2015 để phê duyệt, làm cơ sở cho kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Đã chỉ đạo chuẩn bị tốt nội dung cho cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Công tác XTĐT trong 6 tháng đầu năm tiếp tục đạt được kết quả tích cực, nhiều nhà đầu tư đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ở tỉnh .
Công tác ngoại vụ: Trong 6 tháng đầu năm đã giải quyết thủ tục cho 40 đoàn ra với 224 lượt người xuất cảnh ra các nước ngoài với mục đích để xúc tiến đầu tư, du lịch, dự hội nghị, trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tập, du lịch và đã có 66 đoàn vào với 329 lượt khách nước ngoài đến thăm, xúc tiến đầu tư và làm việc tại Quảng Bình. Việc quản lý đoàn vào, đoàn ra đã được thực hiện đúng quy định.
Tuy vậy, một số dự án ODA triển khai gặp khó khăn do thủ tục, cơ chế phía đối tác phức tạp; một số dự án tiến độ bồi thường GPMB triển khai còn chậm, nguồn vốn đối ứng cho các dự án còn thiếu...
8. Phát triển các thành phần kinh tế: Công tác đổi mới, sắp xếp DNNN: Đến nay, đã cơ bản sắp xếp các DNNN theo phương án Chính phủ phê duyệt. Toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý và đã chuyển đổi thành mô hình Công ty TNHH MTV. Đã tổng kết 10 năm sắp xếp doanh nghiệpvà xây dựng kế hoạch sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chỉ đạo các ngành liên quan đánh giá tình hình SXKD, tài chính và xếp loại, xếp hạng doanh nghiệp theo quy định của TW để tiếp tục chấn chỉnh tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đăng ký kinh doanh: Trong 6 tháng đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho 223 doanh nghiệp, giảm 6% SCK, với số vốn đăng ký 845,7 tỷ đồng; nâng tổng số DN hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.749 DN, với tổng số vốn đăng ký hơn 9.833,44 tỷ đồng. Kinh tế HTX, kinh tế hộ gia đình có bước phát triển, nhiều mô hình SXKD có hiệu quả như kinh tế trang trại, liên kết hộ trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…, đã góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Các HTX tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, người lao động.
Tuy vậy, số lượng DN của tỉnh tăng về số lượng, nhưng quy mô của các DN còn nhỏ, năng lực tài chính yếu (bình quân vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ đồng/DN), chất lượng, hiệu quả hoạt động còn thấp; các DN hoạt động trong nông nghiệp sản xuất, chế biến còn ít. Công tác hậu kiểm tuy đã được tăng cườngnhưng chưa được thực hiện thường xuyên và xử lý nghiêm túc; công tác QLNN về hoạt động SXKD của các DN, các HTX trên địa bàn đã quan tâm nhưng chưa đúng mức và thiếu giải pháp hỗ trợ đồng bộ, nhất là trong tình hình SXKD của hầu hết các DN đều gặp khó khăn.
9. Tài nguyên, môi trường: Công tác quản lý TN&MT tiếp tục được tăng cường. Đã tập trung triển khai thực hiện việc lập QH sử dụng đất đến năm 2020 và KH sử dụng đất 5 năm 2011-2015. QH sử dụng đất cấp huyện cơ bản hoàn thành 7/7 huyện thành phố và đang thẩm định để phê duyệt. QH sử dụng đất cấp xã đã triển khai tích cực. Việc giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất được triển khai đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư; Tiếp tục kiểm tra xử lý thu hồi đất các dự án đã cấp, cho thuê nhưng quá thời hạn quy định vẫn không triển khai xây dựng.... Đã tập trung đẩy mạnh phát triển quỹ đất. Thực hiện công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh năm 2010; đi đôi, đẩy mạnh việc đo đạc lập bản đồ địa chính để thực hiện cấp giấy CNQSD đất cho các tổ chức và cá nhân. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đã được tăng cường.Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện như: nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với các dự án, cơ sở SXKD. Tích cực thực hiện trích đo địa chính quy chủ để áp giá bồi thường, GPMB cho các dự án công trình trọng điểm theo yêu cầu.
Tuy vậy, do thiếu nguồn kinh phí nên công tác lập QHSĐ đất cấp xã giai đoạn 2011-2020 còn chậm so KH đề ra. Việc cấp giấy CN QSDĐ vẫn chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của người dân; công tác bồi thường GPMB còn chậm do thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ trong các khâu vận động tuyên truyền, trích đo, kiểm kê áp giá, công khai... ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Hoạt động quản lý và phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản ở một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc. Việc bảo vệ môi trường ở các chợ, bãi tắm ven biển, khu dân cư tập trung vẫn còn hạn chế.
10. Giáo dục đào tạo: Chất lượng giáo dục đã được nâng lên một bước. Đã có biện pháp để duy trì sĩ số các cấp học, nên số lượng học sinh bỏ học giảm so năm trước; công tác quản lý, dạy và học được thực hiện nghiêm túc. Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có tiến bộ . Kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT được tổ chức an toàn, đúng quy chế, có nhiều chuyển biến tích cực hơn kỳ thi năm học trước (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung đạt 99,28%). Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển sâu rộng, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các địa phương và xã hội quan tâm, thu hút và huy động được nguồn lực xã hội chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hoá trường lớp học, xây dựng phòng học bộ môn, mua sắm trang thiết bị dạy học được chú trọng. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 . Đến nay, có 210 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
Đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề. Các trường dạy nghề, dịch vụ việc làm hoạt động đa dạng, phương thức đào tạo nghề linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng tăng của người lao động.
Tuy vậy, Mạng lưới trường, lớp ở một số địa phương vẫn còn bất hợp lý, chậm sắp xếp, điều chỉnh quy hoạch gây trở ngại trong việc thực hiện một số mục tiêu cơ bản về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiên cố hoá trường lớp học. Công tác phổ cập giáo dục một số địa phương còn gặp khó khăn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học và trình độ đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đồng đều giữa các vùng miền và giữa các loại hình. Công tác xã hội hoá giáo dục tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế cụ thể để huy động tối đa nguồn lực trong xã hội trong phát triển giáo dục.Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi các trường bán công mầm non, THPT sang công lập và trường THPT bán công Đống Hới sàng tư thục còn chậm.
11. Khoa học và công nghệ: Các đề tài, dự án chủ yếu tập trung vào ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ quá trình phát triển CNH, HĐH sản xuất công, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công tác thông tin, phổ biến, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được chú trọng đúng mức. Việc quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã đi vào chiều sâu góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng sản phẩm hàng hóa và đo lường, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở SXKD và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công tác xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN được đẩy mạnh . Đã xây dựng KH triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2008 năm 2011ở các cơ quan hành chính. Hoạt động KH-CN cấp huyện chuyển biến tích cực, nhiều mô hình đã được triển khai đạt kết quả tốt. Đang tích cực chuẩn bị cho Hội thi sáng tạo kỹ thuật.
Tuy vậy, tiến độ thực hiện một số đề tài còn chậm, chất lượng chưa cao và đưa vào ứng dụng thực tế, nhất là ở các DN còn gặp khó khăn. Việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, chuyển giao ứng dụng công nghệ vào SXKD chưa theo kịp nhu cầu. Các hoạt động phục vụ SXKD, nâng cao giá trị sản xuất hàng hoá, thanh tra, giám sát xử lý sản phẩm có nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng chưa mạnh.
12. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng, chống dịch cúm A(H5N1) và các bệnh nguy hiểm khác nên từ đầu năm đến nay chưa để xảy ra các loại dịch bệnh trên. Ngành y tế đã thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, phát động phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhân dân. Hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ thuộc chương trình MTQG và các chương trình y tế khác đã được tổ chức thực hiện tích cực, bảo đảm tiến độ KH. Công tác khám chữa bệnh được duy trì và thực hiện tốt, nhất là cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Dự án hỗ trợ y tế cho người cận nghèo được triển khai đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn. Công tác xã hội hóa về y tế phát triển khá, góp phần phục vụ chẩn đoán và nâng cao chất lượng điều trị. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố ; các trạm y tế đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Công tác vệ sinh phòng dịch, y tế dự phòng và vệ sinh ATTP được chú trọng tăng cường.
Tuy vậy, chất lượng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Điều kiện trang thiết bị ở tất cả các tuyến còn thiếu thốn; đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Mức chi trả của Bảo hiểm Y tế cho khám, chữa bệnh ở tuyến xã còn thấp nên hiệu quả công tác KCB chưa cao.
13. Văn hoá, thể thao, thông tin, truyền thông: Các hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tập trung hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng trong năm và phục vụ Bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được duy trì và đạt nhiều kết quả tích cực, (đến nay, có 78% số hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá; 42% làng, bản, khu phố văn hoá), Phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức ngày càng phong phú, đa dạng. Thể thao thành tích cao ngày càng được chú trọng và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ .
Hoạt động quản lý báo chí, xuất bản, in và phát hành; bưu chính và viễn thông.... Đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo, đài và các địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh một cách trung thực các mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là phục vụ chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; công tác tuyên truyền và vận động bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư ngày đồng bộ, hiện đại bảo đảm phục vụ phát triển KT-XH, QP-AN, phòng chống bão lụt. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước (như hệ thống quản lý văn bản, hệ thống thư điện tử công vụ) đã được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh. Tăng cường QLNN về hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, thông tin và truyền thông, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở địa phương.
Tuy vậy, việc quản lý kiểm tra chất lượng các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, còn chưa thường xuyên. Việc quản lý xây dựng hạ tầng mạng (hệ thống cáp quang, các trạm BTS) của các DN bưu chính viễn thông còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Hoạt động xã hội hoá lĩnh vực văn hoá thông tin, TDTT chưa mạnh.
14. Lao động, Thương binh và xã hội: Đã đẩy mạnh Chương trình Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo trên cơ sở lồng ghép các chương trình KT-XH trọng điểm, các chương trình, dự án trên từng địa bàn, chú trọng đào tạo nghề để tăng cường việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn... Kết quả 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho 17.364 lao động, đạt 56% KH. Thu nhập và đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, nhất là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, khó khăn. Công tác bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm. Đã theo dõi, nắm sát tình hình đời sống nhân dân trên toàn tỉnh, nhất là đời sống đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đồng bào vùng bị thiệt hại nặng do thiên tai. Triển khai thực hiện chính sách của nhà nước về hỗ trợ bù tiền điện chiếu sáng cho hộ nghèo (52.403 hộ) và hỗ trợ phụ cấp cho CBNV các cơ quan nhà nước, đối tượng chính sách có thu nhập thấp (15.195 người), đúng đối tượng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được quan tâm. Tiếp tục triển khai có kết quả các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo kế hoạch.
Các cấp, các ngành, cộng đồng, DN và nhân dân quan tâm và đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ tại huyện Minh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. 6 tháng đầu năm tỷ lệ giảm nghèo được 2,36; đến cuối tháng 6/2011 ước tỷ lệ hộ nghèo còn 22,81%. Thực hiện chương trình về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo ở nông thôn, đến nay đã hỗ trợ xây dựng được 3.487 nhà trên tổng số 6.028 nhà đạt 57,8%. Thực hiện giải quyết các chế độ chính sách, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng; các hoạt động nhân đạo, từ thiện được tăng cường.
Tuy vậy, tỷ lệ hộ đói nghèo ở một số địa bàn còn cao, một số vùng có nguy cơ tái nghèo, lao động chưa có việc làm, chưa qua đào tạo nghề còn lớn, ý thức vượt khó đi lên của một bộ phận dân cư chưa cao, đặc biệt là một số vùng của huyện nghèo Minh Hóa.
15. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo: Sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc tiếp tục được quan tâm đầu tư và cải thiện hơn so với trước. Một số địa phương đã tiến hành giao đất, giao rừng; thực hiện hỗ trợ về tín dụng để các hộ gia đình dân tộc thiểu số phát triển sản xuất lâm nghiệp. Chất lượng các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá thông tin phục vụ đồng bào dân tộc ngày càng được nâng cao.
Hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản diễn ra bình thường. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức đúng quy định của pháp luật. Các ngành, các cấp quan tâm tạo điều kiện cho bà con giáo dân, tín đồ phật giáo tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, “sống tốt đời đẹp đạo”, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Công tác QLNN về tôn giáo được chú trọng. Việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo (như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng cơ sở thờ tự...) được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo vùng đồng bào dân tộc còn cao, một số vùng người dân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, thiếu tự lực, tự cường; một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được khắc phục. Hoạt động tôn giáo một số nơi vẫn còn vi phạm pháp luật, một số chức sắc tôn giáo làm trái quy định, nhất là trong việc xây dựng các cơ sở thờ tự và công trình tôn giáo.
16. Công tác xây dựng chính quyền: Tổ chức bộ máy: Công tác xây dựng chính quyền tiếp tục được tăng cường, tập trung chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, củng cố và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở; công nhận danh hiệu “Chính quyền cơ sở vững mạnh” năm 2010 cho 53/159 xã, phường, thị trấn. Triển khai tổ chức tuyển chọn trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật tham gia các tổ công tác tại các xã thuộc huyện Minh Hoá theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tiếp tục ban hành và triển khai thực hiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của một số sở, ngành cấp tỉnh; thành lập một số đơn vị sự nghiệp, kiện toàn sắp xếp các hội, ban chỉ đạo đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Tổ chức thành công tốt đẹp cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu DNNDN các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm. Sau bầu cử đã tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND và UBND các cấp theo đúng quy định, đảm bảo sự kế thừa và liên tục trong hoạt động của HĐND và UBND. Cải cách hành chính: Chỉ đạo các cấp, các ngành ban hành KH thực hiện CCHC năm 2011. Tiếp tục triển khai và cụ thể hoá các nội dung CCHC theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khoá X) về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động cơ chế một cửa và mở rộng thực hiện một cửa liên thông. Tích cực triển khai thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là kiểm soát việc thực hiện các thủ tục hành chính đã cắt giảm. Công tác thi đua khen thưởng: Chỉ đạo tổng kết phong trào thi đua và thực hiện khen thưởng thành tích công tác năm 2010. Tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các ngành trong khối thi đua, giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương. Phong trào thi đua tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng các ngày Lễ lớn, phấn đấu thi đua hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011, đặc biệt là phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Tuy vậy, một số cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ chưa thật sự đề cao trách nhiệm, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân; cơ chế "một cửa" hiệu quả chưa cao; chất lượng phong trào thi đua vàcông tác khen thưởng có lúc, cơ nơi thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng chất lượng.
17. Công tác thanh tra, tư pháp, thi hành án dân sự
- Công tác thẩm định, góp ý văn bản QPPL được triển khai thực hiện thường xuyên. Tiến độ, thời gian tham gia góp ý và thẩm dịnh văn bản được đảm bảo; chất lượng từng bước được nâng cao . Cơ quan tư pháp các cấp đã chủ động xây dựng và tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành văn bản QPPL đúng quy định và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật, Pháp lệnh và các văn bản QPPL khác theo quy định của Trung ương. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh và tăng cường, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Hoạt động hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và trợ giúp pháp lý đi vào nền nếp. Công tác thi hành án dân sự có chuyển biến tiến bộ.
Công tác thanh tra: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện theo KH và triển khai thanh tra chuyên đề. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế với số tiền gần 1,27 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 1,206 tỷ đồng, giảm trừ ngân sách 63,5 triệu đống. Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng tỉnh; triển khai có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 21 của Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Việc công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước ngày càng đi chiều sâu, sát với tình hình của từng cơ quan, đơn vị...; thực hiện việc tổng kết kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều chuyển biến tích cực. Lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã quan tâm rà soát đơn thư khiếu nại tố cáo; xem xét, giải quyết kịp thời, đảm bảo trình tự, thủ tục quy định. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, phức tạp đã được tập trung giải quyết.
18. Quốc phòng, an ninh: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác quân sự - quốc phòng 6 tháng đầu năm được chú trọng đẩy mạnh thực hiện toàn diện, lực lượng vũ trang duy trì nghiêm các chế độ sẵn sàng chiến đấu. Phối hợp các lực lượng nắm chắc tình hình trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành tốt các nội dung huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho các đối tượng theo quy định... Đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt của các sở, ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện. Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền biên giới, an ninh trật tự 2 tuyến biên giới; đã tích cực ngăn chặn xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm chủ quyền biên giới trên biển, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh, . Phối hợp với các ngành thực hiện dự án tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới Việt Nam - Lào, hoàn thành đoạn biên giới Quảng Bình với Savanakhet; đang tiếp tục triển khai đoạn biên giới Quảng Bình - Khăm Muộn; thực hiện công tác đối ngoại biên phòng để giải quyết các vấn đề liên quan về biên giới.
Lực lượng công an triển khai và thực hiện tốt các kế hoạch đảm bảo an toàn tuyệt đối cuộc bầu cử Đại biểu QH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động KT-XH trên địa bàn; thường xuyên nắm bắt tình hình, tổ chức nhiều đợt trấn áp tội phạm có hiệu quả; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm: ma túy, mại dâm, tàng trữ, vận chuyển và đốt chất nổ, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng.Tích cực triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, tạo được những chuyển biến tích cực; tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm so với cùng kỳ năm trước .
Tuy tội phạm trật tự xã hội được kiềm chế nhưng tình hình ma túy còn diễn biến phức tạp , có xu thế gia tăng, nhất là số người nghiện ma túy; tình trạng sử dụng chất nổ để đánh bắt hải sản vẫn còn xảy ra; người chết do tai tạn giao thông còn cao, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn yếu.
19. Công tác chỉ đạo, điều hành QLNN của chính quyền các cấp
Trên cơ sở các KH, chương trình hành động đề ra từ đầu năm, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách và giải pháp về kiềm chế lạm phất, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế; thực hiện nghiêm túc việc đình hoãn, giảm tiến độ các công trình đầu tư công và thực hiện tiết kiệm 10% chi tiêu thường xuyên; chú trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội. Tổ chức thực hiện thành công tốt đẹp cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và các đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 bảo đảm dân chủ, an toàn, đúng quy định của pháp luật. Quan tâm chỉ đạo những lĩnh vực trọng tâm, các dự án, công trình trọng điểm, chỉ đạo tích cực phấn đấu vượt qua khó khăn để thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH đã đề ra từ đầu năm; đặc biệt duy trì ổn định SX công nghiệp, tiếp tục khắc phục thiệt hại do thiên tai lũ lụt năm 2010 để khôi phục, ổn định sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo các ngành, lĩnh vực mà một số chỉ tiêu đạt thấp; chú trọng hơn trong chỉ đạo trên các lĩnh vực: Đẩy mạnh thu hút đầu tư; chỉ đạo "tuần văn hóa, du lịch" tạo điểm nhấn cho quảng bá, mời gọi đầu tư, du khách, đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, những dự án mới trọng điểm; tập trung cao nhất cho hoàn thành công tác bồi thường GPMB phục vụ lễ khởi công Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. Tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với sản xuất và đời sống. Tập trung chỉ đạo giải quyết tích cực các vấn đề nổi cộm, các đơn thu khiếu nại tố cáo. Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính. Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác QP - AN, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Triển khai tích cực việc xây dựng các chương trình hành động chuyên đề thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Những kết quả đạt được rất cơ bản, bên cạnh đó, vẫn còn một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa hoàn thành; đặc biệt là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển công nghiệp, việc ban hành các chương trình KT-XH trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV còn chậm; chưa thực sự đổi mới phong cách, lề lối làm việc... Ngoài lý do khách quan như đã nêu trên, có một phần trách nhiệm, năng lực điều hành của UBND tỉnh, của một số sở, ngành, địa phương còn có mặt hạn chế, yếu kém. Chỉ đạo, điều hành ở một số khâu, một số việc có lúc thiếu chủ động, kịp thời, đã làm ảnh hưởng không ít đến thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, những kết quả đã đạt được về ổn định, phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 là hết sức cơ bản và quan trọng, tạo điều kiện cho các cấp, các ngành, các DN và nhân dân nổ lực vượt qua mọi khó khăn, vươn lên phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra từ đầu năm.
PHẦN THỨ HAI
CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KT-XH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011
Nhiệm vụ của kế hoạch 6 tháng cuối năm rất nặng nề, đòi hỏi sự phấn đấu vượt bậc của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch năm 2011, tạo tiền đề thuận lợi cho việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã đề ra, ngoài việc phải tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp chủ yếu sau:
1. Tập trung kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh SXKD trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
1.1 Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tích cực chỉ đạo gieo cấy, chăm sóc lúa vụ Hè thu, đạt chỉ tiêu sản lượng đề ra. Triển khai thực hiện QH phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các địa phương, đơn vị trồng mới 1.000 ha cao su tiểu điền đảm bảo chất lượng và kịp thời vụ. Chỉ đạo chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ Đông, Đông Xuân 2011 - 2012... Tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và thủy sản, đặc biệt chính sách chăn nuôi, phấn đấu bù sụt giảm đầu năm để đạt và vượt kế hoạch. Tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm.
Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011 - 2015; gắn với tập trung chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt ở các cấp, các ngành về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục cũng cố, nâng cao chất lượng BCĐ tỉnh, huyện; chỉ đạo thành lập cũng cố BQL cấp xã, thành lập các tiểu ban cấp xã. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở cấp xã (Bí thư, Chủ tịch, Trưởng thôn). Tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, phấn đấu cuối năm 2011 hoàn thành QHít nhất 70% số xã. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, hoàn thành KH xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thành phố để tổng hợp KH chung của tỉnh. Triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới"... Tổ chức phát động phong trào giao ước thi đua trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường chỉ đạo 2 xã điểm tỉnh và 4 xã điểm cấp huyện.
- Chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện để ngư dân đẩy mạnh hoạt động khai thác vụ Nam; triển khai thục hiện kế hoạch hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ theo chính sách quy định của Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý hoạt động tàu cá. Tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích thành lập, duy trì và phát triển các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển bảo đảm hiệu quả cao; tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu chuyển đổi sản xuất nghề ven bờ. Đẩy mạnh sản xuất giống NTTS có chất lượng để chủ động cung cấp giống tại chỗ cho người nuôi, làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Tích cực chuẩn bị dự án hạ tầng vùng nuôi tôm Bắc - Nam sông Gianh để triển khai thực hiện. Phê duyệt QH khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản để triển khai thực hiện.
- Tập trung chỉ đạo để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng; chuyển đổi rừng tự nhiện nghèo kiệt, rừng trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su ở những nơi có điều kiện. Chỉ đạo các huyện, thành phố hoàn thành quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2020. Đẩy nhanh tiến độ khai thác gỗ rừng tự nhiện theo chỉ tiêu được giao và khai thác gỗ rừng trồng. Tập trung chỉ đạo công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy, nhất là vào các tháng cao điểm nắng nóng; ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất, nạn chặt phá rừng trái phép. Tăng cường công tác kiểm tra, kiếm soát khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép, đặc biệt là những địa bàn xung yếu, phức tạp.
- Theo dõi nguồn nước các hồ, điều tiết nước tưới đủ cho vụ Hè Thu. Tăng cường kiểm tra tình hình hạn hán để có phương án chống hạn kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục đầu tư dứt điểm các công trình dở dang, cải tạo, sữa chữa, nâng cấp mở rộng các công trình thủy lợi, đê kè, kênh mương, chống sạt lỡ bờ sông, ven biển, các khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, các công trình cấp nước sinh hoạt. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, hạng mục công trình như hồ Thác Chuối, Vực Nồi, hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng dự án hố chứa nước Sông Thai và các dự án trong ngành NN&PTNT. Triển khai bố trí, ổn định dân cư các xã biên giới Việt Lào tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 theo quy hoạch.
1.2 Chú trọng triển khai các biện pháp phòng chống lụt bão, sóng thần, động đất và các phương án cứu hộ, cứu nạn khi có lụt bão, sóng thần, động đất xảy ra đến tận các địa phương, cơ sở. Tiếp tục huy động các nguồn lực để sớm khắc phục hậu quả của 2 trận lũ lụt lịch sử năm 2010. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình vượt lũ. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tốt công tác PCLB theo phương châm “4 tại chỗ”. Đẩy mạnh công tác thông tin - tuyên truyền, diễn tập, tập huấn phòng chống lụt bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân trong công tác phòng chống lụt bão, khắc phục tình trạng chủ quan, lơ là cả trước, trong và sau mùa bão, lũ, và tập trung khắc phục khẩn trương và có hiệu quả khi có sự cố thiên tai xảy ra.
1.3 Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp SX công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất trọng điểm để sớm đưa vào hoạt động.
Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015. Tập trung quyết liệt tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở duy trì phát triển sản xuất; đặc biệt là tháo gỡ khó khăn trong giải quyết nguồn vốn cho vay, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm mới; quan tâm đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện, nhất là các dự án công nghiệp có quy mô và mới đi vào vận hành, có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng chung SXCN của cả tỉnh như: Nhà máy xi măng Sông Gianh, nhà máy Bia Hà Nội - Quảng Bình, Nhà máy giấy Kraft, Nhà máy chế biến cao lanh KVK, Nhà máy xi măng Áng Sơn 1... Đi đôi, chú ý đến công tác an toàn vận hành, vệ sinh công nghiệp và đảm bảo môi trường.
Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc tiến độ đầu tư xây dựng các dự án: Nhà máy Xi măng Áng Sơn 2, Xi măng Văn Hóa, Nhà máy Khai thác sản xuất bột đá chất lượng cao, Nhà máy Luyện gang và sản xuất phôi thép... để sớm đưa vào sản xuất. Phấn đấu trong quý IV/2011 đưa nhà máy xi măng Áng Sơn 2 vào sản xuất...., đặc biệt là tập trung hoàn thành công tác bồi thường, GPMB, bàn giao mặt bằng cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia tổ chức khởi công Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong thời gian đến. Chú trọng chỉ đạo sớm lấp đầy các dự án vào các cụm, điểm TTCN và ngành nghề nông thôn đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm phát triển những sản phẩm có thị trường và giải quyết lao động việc làm. Tăng cường QLNN để thu hút cá dự án đầu tư, phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu Chalo, Khu kinh tế Hòn La, Tây Bắc Đồng Hới, Quán Hàu.
1.4 Phát triển mạnh các ngành dịch vụ - du lịch
Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tiếp tục xúc tiến, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối và hệ thống chợ nông thôn. Bảo đảm phục vụ tốt các mặt hàng chính sách, trợ cước, trợ giá cho đồng bào ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn chặn gian lận thương mại, góp phầ bình ổn cung cầu, giá cả. Chú trọng chế biến sâu các sản phẩm để tăng giá trị xuất khẩu.
Quản lý, khai thác tốt để phát huy hiệu quả đầu tư khu du lịch động Thiên Đường, động Phong Nha, Tiên Sơn và tuyến du lịch mới sông Chày - Hang Tối. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch vào các khu du lịch trọng điểm, đặc biệt là phát huy tiềm năng, thế mạnh to lớn của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Đôn đốc tạo điều kiện để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án du lịch đã khởi công sớm đưa vào khai thác sử dụng..., chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đi đôi với nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với đảm bảo môi trường, an ninh trật tự, an toàn ở các khu du lịch.
Nâng cao năng lực và chất lượng trong phục vụ, an toàn trong vận chuyển hành khách, hàng hoá; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan để nạo vét do bồi lắng cảng Hòn La, cảng Gianh phục vụ hoạt động cảng biển. Tiếp tục phát huy hiệu quả tuyến bay Đồng Hới - Hà Nội; Đồng Hới - TP Hồ Chí Minh. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không quan tâm sớm triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống dẫn đường bay tự động tại sân bay Đồng Hới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các dịch vụ mới trong các lĩnh vực dịch vụ như bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ,… nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội.
1.5 Tiếp tục sắp xếp và đổi mới quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN. Tăng cường kiểm tra, rà soát để chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động của các DNNN. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, CPHDN nhà nước; sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh theo chủ trương của Chính phủ. Đi đôi, tập trung giải quyết các tồn đọng sau CPH của một số DNNN, tăng cường công tác hậu kiểm đối với các DN đang hoạt động, đảm bảo cho các tổ chức, DN SXKD có hiệu quả,phát triển và chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động của các thành phần kinh tế.
2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Tích cực huy động nguồn vốn để đáp ứng vốn cho vay đối với những lĩnh vực quan trọng, những dạ án trọng điểm. Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý và điều hành NSNN. Tạo điều kiện để ổn định và duy trì, phát triển SXKD tạo nguồn thu vững chắc, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN giao năm 2011 trên cơ sở tổ chức quản lý thu đúng, thu đủ; ngành thuế, hải quan, tập trung quản lý, thực hiện kiên quyết, có hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ thuế, hạn chế phát sinh nợ mới, giảm nợ xấu khó đòi. Quản lý tốt thị trường ngoại hối, bất động sản. Tiếp tục quản lý chặt chẽ chi NSNN theo Luật NSNN và theo tinh thần Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, góp phần tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, tham nhũng. Đảm bảo cung cầu hàng hóa trên thị trường, kiểm soát giá, phòng, chống đầu cơ tăng giá bất hợp pháp.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chương trình phát triển hạ tầng KT-XH. Thực hiện các giải pháp đồng bộ để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút thêm các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào thực hiện các chương trình KT-XH trọng điểm; các ngành nghề, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế. Đồng thời, có cơ chế xem xét, lựa chọn cho được nhà đầu tư, dự án đầu tư thực sự có năng lực tài chính, năng lực thực thi trước khi quyết định cấp chứng nhận đầu tư. Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt hơn việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nhân dân hiểu rõ hơn, đồng tình, ủng hộ triển khai các dự án thuận lợi. Rà soát phân loại nguyên nhân để kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư đối với các nhà đầu tư quá thời hạn quy định mà không triển khai dự án. Tiếp tục làm việc với các Bộ ngành Trung ương để xin bổ sung, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Trước mắt, tập trung vào việc xin bổ sung vốn cho các công trình, dự án cấp thiết như: đường chống ngập lụt, đê kè sông biển, di dân tái định cư...
Tranh thủ thời tiết thuận lợi để phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đề ra, nhất là các công trình trọng điểm của tỉnh, các công trình được Chính phủ bổ sung vốn trong năm, tránh tình trạng bị thu hồi lại vốn. Kiên quyết cắt giảm vốn các công trình, dự án triển khai chậm tiến độ, để điều chuyển vốn cho các công trình, dự án khác đã hoàn thành hoặc đang thi công nhưng còn thiếu vốn, đặc biệt là ưu tiên bổ sung vốn để thực hiện bồi thường GPMB, bổ sung vốn cho các công trình trọng điểm, công trình cấp bách, công trình vượt lũ và các công trình có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2011. Tiếp tục quan tâm huy động các nguồn để hỗ trợ đầu tư từng bước đồng bộ theo lộ trình nâng cấp thị trấn Ba Đồn lên thị xã và thành phố Đồng Hới trở thành đô thị loại II
Tăng cường QLNN của các cấp, các ngành, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các công trình, dự án để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Tiếp tục chỉ đạo để thực hiện tốt công tác giám sát đánh giá đầu tư. Chấn chỉnh và tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư XDCB. Tổ chức các đoàn liên ngành để kiểm tra tiến độ thi công, giải ngân và việc tạm ứng vốn. Tổ chức khởi công, khánh thành một số công trình trọng điểm, có ý nghĩa đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội
3.1 Giáo dục - đào tạo. Tổ chức tốt các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề an toàn, nghiêm túc, theo đúng quy định. Hoàn thành tốt tổng kết năm học 2010 - 2011. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học theo hướng chuẩn hoá. Ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý của nhà trường. Chuẩn bị các điều kiện để khai giảng năm học mới. Hoàn thành và duy trì phổ cập giáo dục THCS một cách vững chắc và đẩy mạnh phổ cập bậc trung học. Nâng cao hiệu quả và chất lượng đào quản lý tạo của trường Đại học Quảng Bình. Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015.
3.2 Khoa học công nghệ. Tiếp tục triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống để phục vụ phát triển KT-XH tỉnh nhà, nhất là triển khai thực hiện chương trình phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; triển khai chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Đẩy mạnh đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và bảo vệ môi trường. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực KTXH.Tăng cường công tác QLNN về khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Mở rộng và nâng cao năng lực kiểm định, kiểm nghiệm chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
3.3 Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh mùa hè, và phấn đấu thực hiện hoàn thành các chương trình MTQG về y tế và sức khoẻ nhân dân. Chú trọng nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnh, đề cao y đức của đội ngũ thầy thuốc ở các tuyến y tế, đặc biệt đối với đối tượng chính sách, khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện. Chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo nhu cầu thuốc phục vụ người bệnh, phục vụ phòng chống và khắc phục thiên tai. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, bình ổn giá thuốc. Thực hiện có hiệu quả việc quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bác sỹ, tiếp tục sắp xếp, bố trí bổ sung bác sỹ về tuyến xã; quan tâm đầu tư xây dựng xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới); nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh và các bệnh xã hội khác. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số- KHHGĐ, đặc biệt chú trọng công tác truyền thông, giáo dục về giới tính, dịch vụ về dân số đối với những vùng gặp nhiều khó khăn, nhằm giảm tỷ lệ phát triển dân số và đảm bảo chất lượng dân số theo mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.
3.4 Văn hóa, thể thao – Thông tin truyền thông. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Tích cực xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ việc xây dựng các thiết chế văn hoá. Phát triển mạnh phong trào văn hoá, thể thao trong quần chúng theo hướng đa dạng hoá loại hình hoạt động, xã hội hoá hình thức đầu tư. Tăng cường công tác QLNN, ngăn chặn văn hoá phẩm, dịch vụ văn hóa thiếu lành mạnh, độc hại. Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào tham gia rèn luyện thân thể. Phát triển hệ thống câu lạc bộ TDTT, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống sân bãi tại các địa bàn dân cư. Đẩy mạnh công tác đào tạo vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài phục vụ yêu cầu của các cuộc thi đấu thành tích cao.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính. Tăng cường công tác QLNN các lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo thông tin tuyên truyền, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các chủ trương chính sách về phát triển KT-XH, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
4. Đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững
Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, giải pháp tạo thêm nhiều việc làm mới, thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, sử dụng nhiều lao động. Tổ chức tốt việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo lại cho số lao động bị mất việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp lao động về nước trước hạn; đi đôi, chú trọng tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; bảo đảm tuyển dụng nguồn lao động có sức khỏe, trình độ tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật lao động... Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, cận nghèo, người thu nhập thấp theo quy định của Chính phủ, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng hỗ trợ; đi đôi công khai minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cộng đồng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về lao động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và vệ sinh an toàn lao động trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục chỉ đạo UBND huyện Minh Hóa thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả dự án Giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện Đề án thí điểm phát triển KT-XH, phòng chống thiên tai tại 32 xã vùng bãi ngang, cồn bãi ở tỉnh giai đoạn 2011-2015 theo đúng cơ chế, chính sách hỗ trợ của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt. Chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật để triển khai xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên và người có thu nhập thấp. Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở nông thôn năm 2011 theo mục tiêu của Chính phủ.
5. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
Tiếp tục thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm. Gắn chặt phát triển KT - XH với tăng cường khả năng QP - AN trong tình hình mới. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế biên giới đất liền và trên Biển Đông. Sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch và các thế lực phản động chống phá an ninh chính trị. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Chỉ đạo tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ huyện Tuyên Hóa. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Triển khai thực hiện tốt Luật Dân quân tự vệ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội một cách đồng bộ, tổ chức truy quét các loại tội phạm; đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm ma túy ở các địa bàn phức tạp. Tập trung xây dựng thôn, xóm, làng, bản, cụm dân cư vững mạnh, phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng thôn, công an viên và cán bộ xã đội để triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XHgắn với tăng cường công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở, nhất là chú trọng an ninh nông thôn trong tình hình mới.
Tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt là giảm số người chết; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và chính quyền các cấp và của từng gia đình trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. Thực hiện rà soát một số tuyến đường, điểm giao cắt giao thông không an toàn, hay xảy ra tai nạn để có biện pháp điều chỉnh vị trí giao cắt, phân luồng hợp lý.
Tập trung chỉ đạo đồng bộ để tổ chức thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm làm tốt công tác tiếp dân, phấn đấu tích cực giải quyết các vụ khiếu kiện tồn đọng, đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân, giảm tỷ lệ đơn thư tồn đọng chưa giải quyết; tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tái khiếu, tái tố và khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, nâng cao hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
6. Về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012
Chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 922/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về việc xây dựng, tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 ngay từ cơ sở. Triển khai thực hiện các chương trình hành động chuyên đề thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và gắn với mục tiêu, yêu cầu giảm nghèo nhanh, bền vững, lồng ghép với các chương trình, dự án, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian.
7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính
Các ngành, các cấp tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được của Đề án 30 trong cải tiến thủ tục hành chính năm 2010, đi đôi triển khai thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ, tập trung rà soát và sửa đổi những thủ tục hành chính, những quy định không phù hợp... Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” và “một cửa liên thông”. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, tăng cường cán bộ cho các địa bàn khó khăn, kiện toàn bộ máy, cán bộ sau bầu cử. Nghiêm khắc xử lý những cán bộ thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong thực hiện các thủ tục hành chính. Tiếp tục thực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan HCNN.
8. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước
Tăng cường kỷ luật hành chính, kỷ luật công vụ, đảm bảo sự chỉ đạo điều hành thống nhất, kịp thời, sâu sát, tập trung hướng về cơ sở để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển SXKD thuộc các thành phần kinh tế, nhất là các lĩnh vực trọng điểm, tạo ra sự phát triển đột phá của tỉnh. Tăng cường chỉ đạo quyết liệt hơn đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm đạt còn thấp, chưa vững chắc, còn yếu kém, phấn đấu hoàn thành tốt KH năm 2011; chỉ đạo điều hành có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phải tiếp tục tập trung sức cao nhất để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Nhưng mặt khác, phải đảm bảo yêu cầu và tạo điều kiện để duy trì tăng trưởng; không vì kiềm chế lạm phát mà ảnh hưởng đến sự phát triển KH-XH. Tổ chức xây dựng các đề án, chương trình hành động trọng điểm để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XV đề ra; nhất là triển khai thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực, chương trình phát triển công nghiệp, chương trình phát triển hạ tầng cơ sở KT-XH, chương trình phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hướng vào việc thực hiện các chính sách, chương trình KT-XH trọng điểm, các công trình, dự án có ý nghĩa quan trọng.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó chú trọng tuyên truyền sâu rộng việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ về phát triển KT-XH nhanh và bền vững; nhất là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân để mọi người dân và doanh nghiệp hiểu rõ và có cơ hội tiếp cận các chính sách; tăng cường công tác thông tin và truyền thôn, đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân cùng kiểm tra, giám sát. Phát động phong trào thi đua yêu nước rộng khắp ở tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Quyết tâm phấn đấu cao nhất nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách của tỉnh năm 2011, tạo đà phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
Nhiệm vụ còn lại của kế hoạch năm 2011 là hết sức nặng nề trong điều kiện có nhiều khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực cao của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh để hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH đã đề ra, nhất là đối với các chỉ tiêu còn đạt thấp, các lĩnh vực chuyển biến chậm. Tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng, tổng hợp kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, lạm phát tăng cao, biến động thị trường, phục hồi kinh tế chậm... tạo đà phát triển mạnh mẽ, vững chắc để hoàn thành thắng lợi mục tiêu đến năm 2011 và kế hoạch 5 năm 2011-2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra./.

File đính kèm:
Bao cao KTXH thang 6.2011 tinh Quang Binh.pdf

UBNN tỉnh Quảng Bình

    Tổng số lượt xem: 1454
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)